Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Tưởng Năng Tiến Những Mái Chèo Lơi



Tưởng Năng Tiến  Những Mái Chèo Lơi


Đàn cá sẽ chết khi dòng sông nghẽn mạch giữa hàng lớp thủy điện dàn trận từ Lan Thương về Lào, Campuchia rồi kiệt sức ở Cửu Long xa xôi
Lan Phương – BBC
Khác với Sài Gòn và Phnom Penh, và tựa như Bangkok, Vientiane gần như vắng bóng hành khất. Trong suốt thời gian long nhong ở thủ đô Vạn Tượng, chỉ duy nhất mỗi lần tôi thấy một người khiếm thị vịn vai cô con gái nhỏ đang lần dò băng ngang qua đường Lane Xang – trước khu Chợ Sáng.

 VĂN HOÁ TỪ CHỨC NGÀY XƯA VÀ NAY?

Văn hóa từ chức là một văn hoá thường thấy xuất hiện trong phạm trù chính trị, đây là loại văn hoá ứng xử dựa trên lòng tự trọng, lương tri và trách nhiệm của người có chức quyền, người lãnh đạo - khi thấy mình bị thiếu sót, khuyết điểm, hay nói một cách khác là không còn xứng đáng đảm nhận được trách vụ của mình thì họ sẽ từ chức, ngày xưa thì gọi là từ quan về ẩn dật hoặc đi dạy học. Văn hóa từ chức cho thấy sự hiểu biết cao về bổn phận, và trách nhiệm của người nắm giữ chức vụ.

Martin Luther King: Lá thư từ ngục Birmingham


Trong một lần biểu tình ôn hòa chống chính sách phân biệt chủng tộc, mục sư Martin Luther King – nhà lãnh đạo nổi tiếng của phong trào đấu tranh đòi quyền của người da đen ở Mỹ – bị cảnh sát bắt giam với tội danh “gây rối trật tự công cộng” (12/4/1963). 11 ngày ở tù, ông đã viết nên một trong những tác phẩm gây cảm hứng nhất trong lịch sử nước Mỹ, chỉ ra rõ vì sao người ta phải đấu tranh chống những đạo luật bất công, và phải đấu tranh với tinh thần như thế nào. Luật Khoa tạp chí xin trích dịch một phần “Lá thư từ ngục Birmingham”.

Đấu tranh vì lương tâm: Phương pháp của Gandhi


Joan V. Bondurant
Ngun: Conquest of Violence – the Gandhian Philosophy of Conflict, tác giả Joan Bondurant, NXB Đại học Princeton, Mỹ, phát hành năm 1952, bản hiệu đính năm 1988

Phan Trinh dịch
Giới thiệu của người dịch

Tuy âm thầm nhưng có thật, tuy quy mô nhỏ nhưng tác dụng sâu, xã hội dân sự tại Việt Nam trong thời gian qua có thể nói đang thực sự chuyển mình. Chuyển từ “0” thành “1”. Chuyển từ không thành có. Chuyển từ nhận thức, đến hoạt động hỗ trợ người trong cuộc, đến vận động dư luận rộng rãi bên ngoài. Một phương pháp hành động vì nhân quyền và sự thật dường như đang định hình. Và, lạ thay, nó rất gần với những gì Gandhi đã nghĩ và đã làm cách đây trên dưới 100 năm.
Thực vậy, gần đây đã có một số cách nhìn khác về “bạo lực” và “bạo động”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét