Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Việt Nam: Cuộc chiến tại Cornell

Việt Nam: Cuộc chiến tại Cornell

Nhã Ca - Việt Báo Xuân Bính Thân 2016

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzeFVQYjN0THRfLVdLRzRiNzY3b3pxT2JxQVhJ/view?usp=sharing

Không phải Tổng Thống Mỹ hay vua Tầu. Chính cái gọi là “cuộc chiến tại Cornell” đã đẩy nước Mỹ tới chỗ phải bỏ rơi miền Nam Việt Nam cho cộng sản thôn tính.

Nhưng, đã tới lúc lịch sử được nghiêm túc nhìn lại. Sự thật về chiến tranh Việt Nam, sau nhiều năm bị khuất lấp, đang được nói lên. Và “Giải Khăn Sô Cho Huế” là cuốn sách đầu tiên từ phía miền Nam đã đến được với người đọc anh ngữ: “Mourning Headband for Hue,” công trình nghiên cứu, dịch thuật của Giáo sư Olga Dror, xuất bản bởi Indiana University Press, được đón nhận rộng rãi.

Với sự khích lệ từ các đại học hàng đầu, Mourning Headband for Hue đã trở thành sách tham khảo cho các lớp học về lịch sử chiến tranh Việt Nam và vừa thắng giải Sách Trong Năm (2014 INDIEF Book of the Year Awards Winner) do Hiệp hội thư viện và nhà sách tại Hoa Kỳ trao tặng.

LỄ TRUY ĐIỆU TỬ SĨ HOÀNG SA

Lúc 7 giờ chiều Thứ Bảy 23 tháng 1 năm 2016
Tại: Trung Tâm Văn Hóa và Sinh Hoạt Cộng Đồng
6-8 Bibbys Place, Bonnyrigg NSW 2177

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzemVDODNydnhOUjdTMi1PVnk3aFJidDVOSkxZ/view?usp=sharing

HUYNH ĐỆ CHI BINH LÀ GÌ ĐÓ ANH HAI ?

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbURDUTJZYXU5cmM2dzBZVjQyTElkcXU0NGUw/view?usp=sharing

Quân lực VNCH vốn lấy Nhân Bản làm cốt lỏi trong việc xây dựng tác phong đối xử giửa con người với con người, với đồng đội phong cách đó được thể hiện bằng tình "Huynh đệ chi binh", với những người bên kia chiến chiến tuyến thì phải xem như "những con người đang lầm lạc" cần đưa họ về đường ngay nẻo chánh, đúng với truyền thống của quân đội Đại Việt " lấy chí nhân thay cường bạo", đối xử bao dung, tôn trọng nhân phẩm đã được ghi trong các qui chế về tù binh và hàng binh được quốc tế công nhận.

Ban Kích Động Nhạc AVT Hát Huynh Đệ Chi Binh của Anh Bằng, Sóng Nhạc Phát Hành Trước 1975
Năm 1958, trong danh sách của Đoàn Chiến Tranh Tâm Lý có 3 anh Tân Binh tên là Anh Linh, Vân Sơn, và Tuấn Đăng chuyên trình diễn những bản nhạc vui nhộn trong các buổi văn nghệ ủy lạo anh em chiến sĩ. Họ dùng 3 chữ đầu trong tên của họ để đặt tên cho ban nhạc. Từ đó, danh xưng AVT ra đời. Khi trình diễn, Ban AVT luôn mặc quốc phục, áo dài khăn đóng, dùng các nhạc khí Tây Phương và hát những bản nhạc trào phúng, vui tươi, đầy nghệ thuật do Lữ Liên biên soạn. Giọng ca của họ có khi lên cao chót vót, nhưng xuống cũng trầm đều. Họ từng được mệnh danh là Ban Kích Động Nhạc AVT.

Đến năm 1960 thì ca sĩ Hoàng Hải thay thế Anh Linh. Sau khi Hoàng Hải giải ngũ thì Lữ Liên được mời vào thay thế.

Sau năm 1975 Lữ Liên may mắn được tầu Mỹ cứu thoát sang định cư tại Mỹ. Vân Sơn và Tuấn Đăng bị kẹt lại. Vân Sơn đã tự vẫn trên giòng sông Thị Nghè. Còn Tuấn Đăng vì nặng nợ gia đình nên vẫn còn sống ở Sài Gòn

Tại hải ngoại, ban AVT Hải Ngoại với Lữ Liên, Vũ Huyến, Ngọc Bích (năm 1977, Trương Duy thay thế Ngọc Bích) tiếp tục truyền thống trào phúng, vui nhộn của AVT chính tông và bắt đầu cùng các anh chị em nghệ sĩ trình diễn khắp nơi từ năm 1976 cho đến năm 1987... Ca Khúc Yêu Nước được hãng dĩa Sóng Nhạc ghi âm và phát hành trước năm 1975 tại sài Gòn.



Huy Phương - Trùng tu Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa - Cuộc vận động kiên trì và lâu dài 

Thứ Bảy, ngày 23 tháng 1 năm 2016

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzY3hWby1qUEZ5a2RZb2Y3NzJ5VmNYZi0xUHFN/view?usp=sharing

'LTS - Trong một thời gian dài, một số đoàn thể, cá nhân gốc Việt tại hải ngoại đã có những nỗ lực liên lạc với chính quyền Cộng Sản Hà Nội, tìm cách sửa sang và trùng tu các ngôi mộ hoang phế, đổ nát tại Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa. Các nỗ lực đều bất thành. Ðến năm 2007, tổ chức Vietnamese American Foundation - VAF, tham gia vận động từ nhiều phía. Tiến trình vận động mang lại một số kết quả. Cho đến nay, 2,667 ngôi mộ trong tổng số 12,800 mộ đang còn ở Nghĩa Trang đã được trùng tu. Tuy nhiên, diện tích đất của Nghĩa Trang, từ 125 mẫu, nay chỉ còn chưa đầy 29 mẫu. Người Việt, thông qua lời của người trong cuộc cùng các thông tin trao đổi giữa các giới chức Hoa Kỳ có liên quan, kể lại tiến trình vận động và kết quả trùng tu cho đến thời điểm hiện nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét