Không đánh đổi chủ
quyền lấy ngoại giao viển vông.
T.T. Nguyễn Tấn Dũng
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn
hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: "Chúng ta đã chia nhau độc giả của
toàn thể thế giới". Câu nói nghe tuy hơi cường
điệu (và cũng có phần hợm
hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và
số tiền tác quyền hậu hĩ dành cho hai tác giả này, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây
viết lừng lẫy cùng thời.
Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng điệp
viên James Bond vẫn 007 sống mãi trong sự nghiệp của ... giới làm phim và trong
... lòng khán giả. Tương
tự, nhiều nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung
sẽ tiếp tục là những "chiếc bóng đậm màu" trong tâm tư của vô số
người Việt, kể cả giới lãnh đạo cộng sản hiện nay.Ngôn ngữ hàng ngày
của họ (nghe)có “mùi” tiểu thuyết Kim
Dung thấy rõ:
-Sau nửa tháng im lặng,
ngày16 tháng 5 năm 2014: “Trong cuộc gặp cử tri Sài Gòn ... ông Sang nhìn nhận Việt Nam đang trong giai
đoạn khó khăn, cần phải bình tĩnh, có bình tĩnh mới sáng suốt. Bên cạnh sự
cương quyết phải hết sức kiên nhẫn, song không ‘thay
đổi mục tiêu’ là bảo vệ chủ quyền quốc gia, đồng thời chăm lo phát triển kinh
tế, nâng cao nội lực quốc gia.”
-Trước đó không lâu, T.T Nguyễn Tấn Dũng cũng kêu gọi “phải
phát huy nội lực để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài hay “phát huy nội lực để đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh
và bền vững.”
Đã đến lúc Đảng Cộng sản Việt Nam cần có những thay đổi từ bên trong
…Vì vậy những năm sau khi Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam 12 diễn ra, họ sẽ
lại cố gắng đưa ra cho người dân Việt Nam một lí do để tin rằng người dân được
sống tốt hơn khi có Đảng, hoặc ít nhất cũng khiến người dân không còn lí do gì
để mạo hiểm đứng lên chống đối Đảng.
Điều đó có nghĩa là
vấn đề tăng trưởng kinh tế sẽ được chú trọng với sự bảo đảm rằng lợi ích sẽ đến
với mọi tầng lớp trong xã hội. Những vấn đề chất lượng cuộc sống, giảm thiểu sự
xuống cấp trong môi trường cũng như chăm sóc sức khỏe cũng sẽ được quan tâm.
Tất nhiên rằng những
nhà lãnh đạo mới sẽ cố gắng dàn xếp thỏa thuận với Bắc Kinh. Nhưng năm 2016,
quyền lực thương lượng của Việt Nam có thể sẽ lại được dấy lên. Vào năm 2015,
Việt Nam đã đặt mình vào một vị thế quốc tế tốt hơn khi đối diện với Trung
Quốc. Giai đoạn sau Đại hội Đảng lần thứ 12 có lẽ sẽ giúp Hà Nội có cùng một
tiếng nói trong các cuộc đàm phán với Bắc Kinh, và việc này giúp Việt Nam có
nhiều lợi thế hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét