Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Lãnh Đạo và cầm quyền



Lãnh Đạo và cầm quyền

27.01.2016
Giáp Văn Dương


Với Việt Nam, câu chuyện về lãnh đạo và cầm quyền là câu chuyện thời sự. Chúng ta đã từng có nhà lãnh đạo, nhưng chưa bao giờ chúng ta thiếu các nhà lãnh đạo như hiện giờ. Nhìn đâu cũng chỉ thấy nhà cầm quyền, ở mọi cấp độ. Câu hỏi đặt ra là: Liệu chúng ta có tiếp tục cần các nhà cầm quyền? Hiển nhiên là không, chúng ta cần các nhà lãnh đạo chứ không cần các nhà cầm quyền. Nhưng bằng cách nào để có được các nhà lãnh đạo, và làm sao để tạo ra một môi trường để cho nhà lãnh đạo xuất hiện và thực hiện công việc của mình?
Câu trả lời xin bỏ ngỏ cho những ai đang suy tư và hành động để thúc đẩy sự phát triển đất nước, và đặc biệt cho những người trong cuộc chuyển giao quyền lực đang diễn ra những ngày đầu năm 2016 này.

‘Thái tử’ vào Trung ương – thỏa thuận nội bộ đảng?
27/01/2016


Con trai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, là một trong 200 ủy viên trung ương mới được Đại hội đảng 12 bầu vào Ban chấp hành Trung ương.
Trong số những gương mặt mới lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 được công bố hôm qua, nhiều người chú ý đến ông Nguyễn Thanh Nghị – con trai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Liệu đây có phải là câu chuyện ‘hy sinh đời bố, củng cố đời con’ như nhận xét của một số người hay không? Trong cuộc phóng vấn với Khánh An của Ban Việt ngữ VOA, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về chính trị và ngoại giao tại Đại học George Mason, cho rằng đây là một ‘sự thỏa thuận’ trong nội bộ Đảng.

Cuộc tranh giành quyền lực đã ngã ngũ

Người dịch: Phan Ba


Trọng và Dũng đã có xung đột với nhau lâu nay. Các cải cách chủ yếu do Dũng thúc đẩy, đặc biệt là trong kinh tế, trong lĩnh vực mà ví dụ như ông đã tích cực ủng hộ cho Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), bị nhiều người bảo thủ cho rằng là quá vội vã hay đi quá xa. Họ lo sợ rằng Việt Nam có thể rời bỏi con đường của chủ nghĩa xã hội và chê trách ví dụ như việc tham nhũng đã tăng lên rất nhiều dưới thời của Dũng, hay việc ông không có khả năng kiểm soát được nợ công.
Tuy vậy, giới bảo thủ đã nhiều lần thất bại trong nổ lực lật đổ Dũng. Đầu tiên là việc ông vướng vào vụ thiệt hại bạc tỉ của công ty đóng tàu nhà nước Vinashin. Năm 2012, ông qua được một vụ tương tự như bỏ phiếu bất tín nhiệm trong nội bộ Đảng. Thế nhưng lần này thì mạng lưới của ông đã không thể cứu ông khỏi thất bại được.

Nguyễn Xuân Nghĩa  Ông Ninh Uýnh Ông Nang


Thầy bói nói rằng: có hai chuyện nên tránh năm nay và tuần này.

Năm nay, ít ra cho đến Tháng Năm, là tránh dự đoán về cuộc tranh cử tổng thống tại Hoa Kỳ vì từ một năm qua mọi dự đoán đều trật lấc. Khi chính người Mỹ còn phân vân hay phẫn nộ và chưa biết mình muốn gì thì nói chi tới lá phiếu ngày tám Tháng 11 vào cuối năm?

Còn tuần này, ít ra cho đến ngày 28, thì tránh nói về Đại hội đảng Khóa XII tại Hà Nội. Vì có nói cũng khôn cùng - khó đi hết sự tận cùng của vô dụng. Sau đó, từ Tháng Năm cho đến năm tới thì may ra, sau khi Quốc hội của toàn dân thông báo quyết định của toàn đàng, và mở ra một trận báo thù kéo dài từ trên xuống….

DI SẢN NGUYỄN TẤN DŨNG

Nguyễn Quang Duy


Đừng mơ cách mạng Việt Nam sẽ xảy ra như Đông Âu hay Miến Điện.
Đừng mơ Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam sẽ thay đổi thái độ với Trung cộng như Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Lào đã và đang làm.

Mỗi đất nước có 1 sắc thái riêng một hoàn cảnh riêng. Muốn Việt Nam thoát cộng thoát Tàu cần hiểu rõ và dựa vào khả năng có được của chính dân mình. Việc tới sẽ tới Việt Nam rồi cũng có tự do dân chủ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét