Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Tưởng Năng Tiến Rùa Hồ Gươm & Người Hà Nội



Tưởng Năng Tiến  Rùa Hồ Gươm & Người Hà Nội


Chỉ đạo thông tin: trong không khí vui tươi, hân hoan chào đón đại hội đảng, báo chí tạm thời không đăng tin cụ ruà ở hồ gươm chết.
Tin nhắn văn bản
Sách Lam Sơn Thực Lục của Nguyễn Trãi có ghi:
Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Thủy Quân. Ra giữa hồ, có Rùa vàng nổi lên mặt nước, chắn trước thuyền của vua gọi to:
- Xin nhà vua hãy hoàn lại gươm thần cho Long Vương!
Lê Thái Tổ rút gươm trả, rùa vàng ngậm lấy gươm lặn xuống nước đi mất. Từ đó hồ Tả Vọng được đặt tên là hồ Hoàn Kiếm.
Câu chuyện về Cụ Rùa ở hồ Hoàn Kiếm, tất nhiên, không chỉ ngừng ngang đó. Gần 600 năm sau – nhà báo Hải Diệp, trong chuyên đề Nhật Ký Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long – có ghi: “... vào ngày khai mạc Đại lễ  (1/10) cụ đã nổi vào buổi sáng... với người dân Thủ đô, vào dịp Đại lễ sự xuất hiện của cụ Rùa luôn gợi lên một cảm thức linh thiêng bên hồ Gươm huyền thoại.

Freedom House: VN tiếp tục đàn áp tự do báo chí và các tổ chức XHDS


Việt Nam được xếp vào 1 trong số 50 nước bị coi là hoàn toàn không có tự do trong bản báo cáo về tự do toàn cầu 2016 được Freedom House công bố vào ngày 27 tháng 1.
Screen capture
Tổ chức Freedom House có trụ sở tại Washington DC, Hoa Kỳ, hôm 27 tháng 1 lên tiếng chỉ trích chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp tự do báo chí và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự, cũng như hạn chế việc truy cập internet để tìm kiếm thông tin. Đây là những thông tin được Freedom House đưa ra nhân dịp công bố báo cáo về tự do toàn cầu 2016 của tổ chức này, nhằm nhìn lại tình hình tự do ở các nước trong suốt năm 2015.
Báo cáo về tự do toàn cầu 2016


Tuấn Khanh - Tàu chiến Trung Quốc và hố thẳm phía trước
Thứ Năm, ngày 28 tháng 1 năm 2016 


Mới đây, tin tức báo chí Úc tường thuật về chuyến đi của chiếc tàu chiến 152 của Trung Quốc ghé cảng Brisbane, Úc, trong một chuyến hải hành ngoại giao quốc tế đã làm bùng lên nhiều tranh cãi. 

Lý do là ngay khi tàu cập cảng, người ta nhìn thấy hầu hết thuỷ thủ của tàu 152 vội vã đi mua gom loại sữa bột trẻ em hiệu Aptamil 3, một loại sữa Úc mà mọi người dân Trung Quốc tin dùng.

Liên tiếp trong nhiều năm, những vụ bê bối về sữa độc bị phát hiện ở đại lục đều khiến giới phụ huynh ai nấy đều hoảng kinh. Vì tham tiền, các nhà sản xuất sữa ở Trung Quốc đã trộn vào đó các hoá chất khiến sữa bột được quảng cáo là hấp dẫn hơn, bất chấp nguy hại.

Tác giả cuốn sách “Hổ rình mồi” cảnh báo có thể Trung Quốc sẽ mở đường cho một cuộc chiến tranh


Đối với hầu hết các quốc gia tại Châu Âu, chiến tranh dường như trở nên rất vô lý khi loài người đã bước vào giai đoạn của thế kỷ thứ 20. Các quốc gia này đang ở trong kỷ nguyên vừa chớm nở của sự toàn cầu hóa, và Châu Âu thì kiểm soát gần 2/3 thương mại toàn cầu. Họ đã không nhìn thấy một cuộc chiến trải khắp toàn châu lục này trong gần 100 năm, kể từ thời Napoleon.
Tuy nhiên, một trong những câu chuyện khôi hài nhất mà chúng ta thấy trong lịch sử đó là mọi thứ dường như rất rõ ràng khi ta nhìn lại quá khứ. Đằng sau quá trình công nghiệp hóa và sự trỗi dậy mạnh mẽ của một ngành công nghiệp toàn cầu, thì cơ cấu chuyển động của thể chế chính trị và sự cạnh tranh vẫn quay đều như chúng vẫn luôn diễn ra.

Lời nói của ông Tập Cận Bình sẽ cứu được dòng sông Dương Tử?


Khi Đập Tam Hiệp được hoàn thành vào năm 2006, nó đã được Chế độ Trung Quốc ca ngợi là một thành tựu kỹ thuật tuyệt vời. Nhưng các nhà phê bình nói rằng dự án thủy lợi lớn này đã gây ra nhiều vấn đề cho sông Dương Tử và các khu vực xung quanh của nó trong hơn một thập kỷ – hơn 1,5 triệu người dân sống gần sông Dương Tử bị buộc tái định cư; suy giảm chất lượng nước gây nguy hại cho thực vật và động vật; và chất thải xây dựng đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét