31/01/2016
Nêu cao, pháo đỏ, bánh chưng xanh
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ?
Còn nhớ năm tôi mới 8-9 tuổi, không hiểu sao có một Câu đối Tết tự nhiên cứ
in sâu vào đầu óc trẻ thơ của tôi mặc dù đến nay tôi chẳng thể nhớ câu ấy đã in
ở đâu, có thể trên báo Tia sáng hay báo Giang sơn gì đó…, nghĩa
là một tờ báo ở “trong thành” hồi ấy. Đối rằng:
* Tết chưa Độc lập ‘u-xà’ (Où ça) Tết!
* Xuân chửa thanh bình ‘mậu-xích’ Xuân!
Câu đối tiếng Việt có điểm hai chữ tiếng Pháp (Où ça) và tiếng Tàu Quảng
Đông (mậu xích) nghĩa là: Tết chưa độc lập thì đâu có Tết, Xuân chưa thanh bình
thì chẳng biết có Xuân! Trong lòng cái chế độ của “Quốc trưởng Bảo Đại bù nhìn”
có Thực dân Pháp bảo hộ mà không hiểu sao báo chí cứ công khai diễn tả nỗi bất
đồng, bất mãn với chế độ đương thời mà không sợ chi cả, bọn Thực dân chưa đến
nỗi “toàn trị Stalinisme”…
Đối thủ lâu năm: Sóng gió trong mối quan hệ Việt–Trung
Feb 1, 2016
Đặng Khương chuyển ngữ
Christopher Bodeen, theo AP
Christopher Bodeen, theo AP
BẮC KINH – Chủ đề có
nhiều ý kiến chia rẽ trong Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ với nước
láng giềng khổng lồ và đồng minh Trung Quốc là một trong những yếu tố quan
trọng trong đại hội lựa chọn lãnh đạo mới kéo dài tám ngày vừa qua. Sau đây là
một vài hướng nhìn vào lịch sử chung của hai nước và một số các diễn biến thăng
trầm trong quan hệ Việt–Trung trong những năm qua.
Lao động nhập cư Trung Quốc: Ăn tết xong làm gì để sống?
Hồng Thủy
The Wall Street Journal ngày 29/1 đưa tin, hàng triệu lao động nhập cư
trên toàn Trung Quốc đã lũ lượt lên đường trở về quê đón Tết cùng
với gia đình.
Lo lắng đã in hằn trên nét mặt họ khiến cái Tết cũng trở nên u
ám.
Nguồn cung việc làm đang ngày càng cạn kiệt ở các thành phố,
buộc những người lao động phải trở về quê trong khi tương lai ở nông
thôn còn ảm đạm hơn.
400.000 công nhân
Trung Quốc sẽ mất việc làm, cảnh báo ổn định xã hội đang bị đe dọa
Tác giả: Andrei Popescu | Dịch giả: Kim Xuân
31 Tháng Một , 2016
Vào cuối tháng 9 năm 2015, nhiều hãng truyền thông đã đưa tin về vụ sa thải
hàng loạt lao động có tính lịch sử của Trung Quốc. Hắc Long Giang Longmay
Mining Holding Group ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, hay gọi đơn giản là Tập đoàn
Longmay, công ty khai thác mỏ lớn nhất ở Đông Bắc Trung Quốc, đã công bố sa
thải 100.000 nhân viên, tương đương 40% trong tổng lực lượng lao động 240.000
người của công ty.
Đối với nhiều người, đó là một dấu hiệu cho thấy chính quyền Trung Quốc
đang đi đến hồi kết, nhất là khi tờ Nhân dân Nhật báo cho biết vào thời
điểm đó: “Bây giờ nhiều người lao động nhập cư phải vật lộn để tìm hỗ trợ trong
một nền kinh tế đang tuột dốc. Khi các nhà máy không còn tiền và các dự án xây
dựng trở thành vô dụng trên khắp Trung Quốc, và điều cuối cùng mà Bắc Kinh lo
sợ: tình hình bất ổn đã gia tăng”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét