Thứ Hai, 19 tháng 2, 2018

Bản tin ngày 19 tháng 2 năm 2018




The Vietnam War’s Great Lie

(Song ngữ Việt Anh)

Làm sao những người cộng sản và Phạm Xuân Ẩn giành được chiến thắng trong cuộc chiến tranh tuyên truyền?

Trong những năm sau Tết Mậu Thân, một trong những chiến dịch quân sự lớn nhất trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, lễ kỷ niệm 50 năm được tổ chức vào cuối tháng 1 vừa qua, người Mỹ sẽ lại phải tự vấn. Làm sao họ có thể sai đến như vậy? Cuộc nổi dậy của Cộng sản trên toàn miền Nam Việt Nam đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người và điều được cho là thành công của họ đã xoay chuyển ý kiến công chúng, khoảng giữa năm 1968, theo hướng chống lại cuộc chiến tranh, một bài học trong lĩnh vực tuyên truyền và biểu hiện sau này của nó, “tin giả”.


Những bồi bút, văn nô của đảng trong thời gian qua xuất bản hàng loạt sách ca ngợi Đặng Tiểu Bình với những cái tựa đọc lên rất dễ bị tăng xông máu như “Con đường phi thường của Đặng Tiểu Bình”, “Đặng Tiểu Bình, một trí tuệ siêu việt” v.v…

Lẽ ra nên có một tác phẩm kể tội ác của y đối với dân tộc Việt Nam và đặt tựa là “Côn đồ Đặng Tiểu Bình” mới đúng. “Côn đồ” là chữ y dùng để chỉ Việt Nam.

Lý do vì “Côn đồ Đặng Tiểu Bình"  đã từng chủ trương xóa bỏ nước Việt Nam trong bản đồ thế giới bằng một cuộc chiến đánh phủ đầu (preemptive war). 

 “Đánh phủ đầu” theo chủ trương của “Côn đồ Đặng Tiểu Bình"  không phải là để dời vài cột mốc, đụng độ lẻ tẻ dọc biên giới mà là cuộc tấn công quyết định trước khi Việt Nam có khả năng chống trả.

“Côn đồ Đặng Tiểu Bình"  nói với Tổng thống Jimmy Carter trong chuyến viếng thăm Mỹ đầu năm 1979: “Bất cứ nơi nào, Liên Sô thò ngón tay tới, chúng ta phải chặt đứt ngón tay đó đi.”



Ngô Bắc dịch


       Gió O  bổ túc một số bài nghiên cứu quan trọng nhân dịp hồi tưởng 35 năm cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc diễn ra tại biên giới Trung-Việt hồi Tháng Hai/Tháng Ba năm 1979 như sau:



3. Đai Lược Cuộc Xung Đột Trung Quốc – Việt Nam, P. J. Bennett, Defense Force Journal, số 18, Tháng Chín/Tháng Mười 1979, Canberra, Australia.  Bài viết từ Tháng Tư 1979, đưa ra một cái nhìn sớm nhất về cuộc chiến từ Úc Đại Lợi

4. Cuộc Chiến Tranh Trung Quốc – Việt Nam năm 1979 – Mới Chỉ Là Hiệp Thứ Nhất?, Masashi Nishihara, Southeast Asian Affairs 1980, Singapore: Institute of Southeast Adian Studies Heinemann Asia, 1980, các trang 66-77, giới thiệu một quan điểm rất sớm từ Nhật Bản về cuộc chiến.

5. Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Ba, Carlyle A. Thayer, tham luận đọc tại Hội nghị về “An Ninh và Kiểm Soát Vũ Khí tại Bắc Thái Bình Dương” được tổ chức tại Canberra, Australia, khảo sát sáu vụ đụng độ lớn và sự pháo kích thường xuyên của Trung Quốc tại các tỉnh biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tuyên của Việt Nam, từ đầu năm 1980 đến đầu năm 1987.

6. Cuộc Chiến Tranh Trung-Việt năm 1979 Nhìn Từ Quan Điểm Các Quan Hệ Lịch Sử Giữa Hai Nước, Yu Insun, The Journal of Northeast Asian History, Volume 8, Number 1 (Summer 2011), các trang 75-121.  Đây là một cái nhìn trong trường kỳ từ Hàn Quốc, 32 năm sau cuộc chiến.
      

THÁNG 2, 1979

Ngô Bắc sưu tầm & chú giải

Đây là một số tài liệu quan trọng liên hệ đến cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979, xảy ra vào ngày này, 17 Tháng Hai, 35 năm trước đây. 

Tài Liệu 1: Bản Ghi Nhớ Cuộc Đàm Thoại Của Bộ Ngoại Giao Mông Cổ với Các Viên Chức Bộ Ngoại Giao Sô Viết tại Moscow hôm 9 Tháng Hai, 1979, trong đó có viên chức Sô Viết cho hay có biết Trung Cộng đang tập họp 18 Sư Đoàn dọc biên giới Việt.-Trung.  Đã trích dịch sang tiếng Việt các đoạn liên hệ.

Tài Liệu 2: Phiếu Chuyển đề ngày 10 Tháng Hai, 1979 của Hà văn Lâu, Đại Sứ Thường Trực Của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, thông điệp của Nguyễn Duy Trinh, Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Hà Nội, gửi ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Kurt Waldheim, báo tin khẩn cấp rằng Trung Cộng đang tập trung gần 20 sư đoàn tại biên giới Việt-Trung.  Nguyên bản bằng tiếng Pháp đề ngày 10 Tháng Hai, 1979, bản dịch sang tiếng Anh để ngày 11 Tháng Hai, 1979.  Chỉ trích dịch sang tiếng Việt  phần thông báo có gần 20 sư đoàn quân Trung Cộng tập trung tại biên giới Việt-Trung.


Tháng 2/18/2018

Tháng hai thường là tháng Giêng âm lịch, xuân đã về nhưng giá rét ngày đông chưa bớt. Trên vùng cao đào mận bắt đầu nhú lộc xanh non giữa sương mù bên những hàng rào đá dọc con đường cheo leo ngoằn nghèo dốc đứng. Năm nào cũng vậy, tháng hai đến những ký ức nóng bỏng của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 lại tràn về trong trái tim trong trí óc mỗi chúng ta...

Những năm 1977 - 1978 chúng tôi đang học đại học. Khi cả nước còn đang ngổn ngang khó khăn sau cuộc chiến 30 năm thì ở phía nam đã có nhiều đợt nhập ngũ cho chiến trường biên giới Tây Nam. Bất ngờ, ngày 17/2/1979 một “sự phản bội ghê tởm nhất lịch sử” đã xảy ra: Trung quốc tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. Mượn bày tay kẻ khác dùng dao rựa dùng cán cuốc gậy gộc giết người Việt chưa thỏa, TQ đã trực tiếp gây chiến giết hại hàng trăm ngàn thường dân Việt Nam, hàng chục ngàn người lính Việt đã ngã xuống trong cuộc chiến anh dũng bảo vệ biên cương... Máu đã đổ trong những ngày tháng hai 79 và kéo dài nhiều năm sau đó...


Không một chi tiết hay hình ảnh nào của cuộc chiến được bộ sử phát hành năm 2017 ghi lại.


Chiến tranh biên giới tháng 2 năm 1979 đã được đưa vào tập 14 trong bộ Lịch sử Việt Nam được Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phát hành.

Cuộc chiến ở biên giới phía Bắc được mô tả trong hơn 2.500 từ, trang 351 — 360 trong tập 14 của bộ Lịch sử Việt Nam.



Lo lắng về Trung Quốc khiến Ấn Độ ngày càng có những nỗ lực để đối phó với ảnh hưởng ngày càng lớn của nước này tại Ấn Độ Dương.

Hôm 14 tháng Hai, sau chuyến đi thăm Oman của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn và Oman đã hoàn tất một thỏa thuận, qua đó, Ấn Độ được phép sử dụng cảng Duqm, nằm ở trên bờ biển phía Nam của Oman. Cảng này nằm về phía Tây Bắc của Ấn Độ Dương và tạo điều kiện vào Biển Đỏ và Vịnh Aden một cách dễ dàng.
Cảng Duqm là một nút quan trọng cho mạng lưới các cơ sở đang được các nước trong vùng phát triển ở Ấn Độ Dương để duy trì hiện trạng, mong bảo vệ quyền lợi của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét