By Trịnh Hữu Long
25/02/2018
“Mệt mỏi quá em. Cứ thế này thì đến bao giờ. Hôm qua cắt điện.
Hôm nay cắt net”.
Đó là tin nhắn sau cùng tôi nhận được từ Đoan Trang vào chiều
mùng 9. Không đầy một tiếng sau tôi nhắn không thấy cô trả lời nữa, cho đến tận
nửa đêm.
Gia đình cho biết cô đã bị hai người lạ mặt tới nhà bắt đi
làm việc vì cuốn “Chính trị bình dân” mà cô là tác giả.
Khai phá những vùng cấm
Đoan Trang từng được coi là một trong những phóng viên xuất
sắc của làng báo “lề phải”.
26 tháng 2 2018
Việt Nam đang chứng kiến số lượng ngày càng tăng các ngân hàng
nước ngoài rút lui, dấu hiệu mới nhất cho thấy không phải tình hình như giới chức
Hà Nội khẳng định, theo một chuyên gia kinh tế.
Ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập vừa có bài
phân tích nguyên nhân của xu thế này trên tờ Asia Times.
Xu thế này bắt đầu từ năm 2015, và tăng tốc đang kể năm
2016, theo ông Dũng. Tháng 9/2016, HSBC Việt Nam thoái vốn khỏi Techcombank do
không thu được lãi từ nguồn vốn bỏ ra.Tháng 4/2017, ANZ đóng cửa, chuyển giao
chi nhánh, sáu văn phòng giao dịch và 125.000 khách hàng cá nhân sang Ngân hàng
Shinhan.
Tháng 7/2017, Ngân hàng Commonwealth Bank của Úc (CBA) bán
chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh cho Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (VIB), sau
khi duy trì kể từ năm 2008.
(Bài đã bị gỡ sau vài
giờ)
Tiểu Nhi
Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018
Trên mạng xã hội những ngày gần đây đưa thông tin Bộ trưởng
Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ “tự đạo văn” qua “Báo cáo phân tích sơ bộ về sự giả
khoa học của ông Phùng Xuân Nhạ”, thực hiện bởi GS Nguyễn Tiến Dũng và nhóm cộng
sự.
Nội dung chính của báo cáo chứng minh GS Nhạ "tự đạo
văn", "trích dẫn khống", một số nghiên cứu được cho là công bố
quốc tế nhưng thực ra là đăng trên một tạp chí "giả khoa học", cũng
như kém về tiếng Anh.
Thông tin trên lập tức gây sốt trên mạng, đặc biệt là trong
giới trí thức khoa bảng Việt Nam.
Báo cáo trên đã được GS Nguyễn Tiến Dũng gửi đến Hội đồng Chức
danh Giáo sư Nhà nước của Việt Nam (HĐCDGSNN) hôm 18-2. Theo GS Dũng, GS Trần
Văn Nhung, Tổng thư ký HĐCDGSNN, đã nhận được báo cáo này nhưng chưa hồi âm.
Vậy các vấn đề mà GS Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự nêu trong
báo cáo, nên hiểu như thế nào?
Nguyễn Quang Dy
“Nếu muốn hòa bình,
hãy chuẩn bị chiến tranh” – “If you want peace, prepare for war”. (Roman
general Vegetius).
Trong bài bình luận nhân dịp Tết Mậu Tuất: Mỹ-Trung điều chỉnh
chiến lược thế nào đăng trên Viet-studies (15-16/2/2018), tôi có một số nhận
xét sơ bộ và trích dịch để giới thiệu một báo cáo mới của RAND Corporation
nghiên cứu về điều chỉnh tư duy chiến lược của Trung Quốc. Trong báo cáo đó,
tác giả đã phân tích và nhấn mạnh tính hệ thống trong chiến tranh hiện đại:
Systems Confrontation and System Destruction Warfare: How the Chinese People’s
Liberation Army Seeks to Wage Modern Warfare, Jeffrey Engstrom, RAND, 2018.
Trong bài phân tích này, tôi tiếp tục bình luận và giới thiệu
thêm một số tài liệu tham khảo cùng chủ đề về điều chỉnh chiến lược Mỹ-Trung
như: The China Reckoning: How Beijing Defied American Expectations, Kurt
Campbell & Ely Ratner, Foreign Affairs, February 13, 2018; Rising to the
China Challenge, statement by Ely Ratner before the House Committee on Armed
Services, Hearing on Strategic Competition with China, CFR, February 15, 2018;
The Chinese Century, Hal Brands, National interest, February 19, 2018; Limiting
Chinese Aggression: A Strategy of Counter-Pressure, Charles Edel, American
Interest, February 9, 2018); Two Belts, Two Roads, Bruno Macaes, American
Interest, February 13, 2018.
Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018
Đó là hồ sơ bài báo mà tôi trích dẫn một đoạn: “Thu nhập
bình quân đầu người của Việt Nam mới chỉ đạt 2.385 USD, chúng ta đặt ra mục
tiêu năm 2035 thu nhập bình quân đầu người khoảng 10.000 USD”.
Dẫn nguồn: https://tuoitre.vn/tu-gdp-dau-nguoi-2-385-usd-khat-vong-quoc-gia-thinh-vuong-20180225084511959.htm
Trước hết toi nhắc lại là tham vọng của VN tới năm 2030 thì
thu nhập GDP bình quân đầu người sẽ ngăng bằng mặt bằng chung của thế giới năm
2016, tức GDP thu nhập bình quân đầu người của tất cả các nền kinh tế trên thế
giới cộng lại và tính ra mỗi công dân vào năm 2016 vừa qua là 10.190 tỷ USD
(trong khi GDP tính theo PPP là 16.215 $). Cái năm 1990 thì WB họ tính cho VN
là thu nhập bình quân đầu người chỉ có khoảng 94,88 $ thôi. Nó còn thấp hơn cái
mốc trước những năm 1985, đó là nghay cả cái năm 1985 thì mức thu nhập ấy của
người VN đã là 231 $ rồi, còn phóng vào quá khứ xa hơn thì VN còn khá hơn khi
chưa có chủ nghĩa cộng sản lãnh đạo đất nước này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét