Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2018

Chuyên đề 50 năm sự kiện Tết Mậu Thân 1968



50 năm sự kiện Mậu Thân (1968-2018).


Doc file

( Trong trường hợp không mở ra được, xin quý Bạn xử dung PDF file)

Tổng lược các Chiến dịch quân sự, các diễn biến chính trị xảy ra trong 3 năm 1967, 1968, 1969.

Chi tiết về kế hoạch “tổng tiến công” Tết Mậu Thân 1968 và cuộc thãm sát thường dân trong dịp hưu chiến Tết Mậu Thân.

PDF file



Lym Ha

(Tổng hơp từ nhiều nguồn)

1- Sự tiến triển chiến tranh từ ngày 1-1 đến 30-6-1968 có thể được xem xét tốt nhất trong bối cảnh mục tiêu của kẻ địch trong chiến dịch đông xuân 1967-68. Vào giữa năm 1967, quân địch đã thay đổi lại chiến lược của mình để mở các cuộc tấn công rộng khắp, với hy vọng sẽ gây ra sự đào ngũ tràn lan trong các cấp Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, và sẽ tạo chỗ dựa cho một nỗ lực chánh trị, bao gồm đàm phán, cùng với nỗ lực quân sự để giành thắng lợi. Cộng sản hy vọng, khi Mỹ đối mặt với một đồng minh sụp đổ, sẽ mất đi quyết tâm theo đuổi chiến tranh.

Để thực hiện chiến lược mới này, một số lượng quân chủ lực Bắc Việt đông chưa từng có và một lượng lớn vật tư, thiết bị đã thâm nhập vào miền Nam Việt Nam.

Cộng quân cho rằng ngày Tết Nguyên đán là thời điểm tốt nhất để tấn công và chọn đúng ngày giao thừa của dịp Tết để mở cuộc tấn công. Trái với mong đợi của họ, người dân miền Nam đã không có ai hưởng ứng nổi dậy đi theo họ và cũng ít có binh sĩ Quân đội Việt Nam nào đào ngũ trong dịp này. Đối phó với cuộc tấn công vi phạm thỏa thuận ngừng bắn của Cộng sản, Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu anh dũng để đẩy lùi kẻ thù. Khi lộ mặt ra công khai chiến đấu, quân Việt Cộng dễ dàng bị hỏa lực áp đảo, cơ động và linh hoạt hơn hẳn của quân đồng minh đánh bại. Kết quả là tổn thất nhân mạng của cộng quân rất cao. Tuy nhiên, nhiệt độ của cuộc chiến cũng tăng vọt. Cộng quân sử dụng hỏa tiển loại mới của Liên Xô để tấn công vào các trung tâm đô thị, đặc biệt là những nơi chưa từng bị tấn công trước đây như Huế và Sài Gòn.


Bùi Anh Trinh

TÌNH HÌNH MỸ VÀ CSVN TRONG NĂM 1967

Tự truyện của ông Võ Văn Kiệt do Huy Đức ghi :

 “Mậu Thân quả là đã gây được những tiếng vang chính trị trong lòng nước Mỹ, nhưng những người trực tiếp ở chiến trường như ông (Kiệt) đã phải chứng kiến sự hy sinh quá lớn. Ông nói: “Lúc đó tôi đau đến mức nhiều lần bật khóc”. Hơn 11 vạn Quân Giải phóng đã hy sinh trên toàn chiến trường. Phần lớn căn cứ địa Quân Giải phóng ở nông thôn đã trở thành “đất trắng” ( Huy Đức, Hiện tượng Võ Văn Kiệt , chương 1 ).

Theo thống kê của quân đội VNCH căn cứ theo lời khai của các tù binh trên 34 mặt trận xảy ra trên toàn quốc vào Tết Mậu Thân thì toàn bộ quân CSVN trước khi tham gia trận chiến là 85.000 quân, không kể 1 sư đoàn ( 10.000 người ) chính quy Bắc Việt tại Tây Nguyên và 2 sư đoàn ( 20.000 người ) chính quy Bắc Việt tại Khe Sanh.  Như vậy con số hơn 11 vạn của ông Võ Văn Kiệt có nghĩa là quân CSVN đã hoàn toàn chết hết.


Chính Đạo

26 Tháng Chín 2008


Tác giả :

LTS: Với nhiều người dưới phố, chuyện đã qua, hãy coi như dĩ vãng, phải cố quên đi, sống cho thoải mái. Văn chương, lịch sử không quan trọng bằng miếng cơm, manh áo, nhà cao, cửa rộng. Điều này cũng dễ hiểu thôi. Nhưng thiết nghĩ để có thể vững mạnh đi vào đường sạn đạo hiện đại hóa xứ sở, tuổi trẻ Việt của thế kỷ XXI cần được trang bị bằng những kiến thức sử học nghiêm túc, khoa học; để có thể rút ra những bài học hữu dụng. Nhu cầu tìm hiểu sử học càng cấp thiết hơn khi cuộc cách mạng truyền thông của thế kỷ XX đã giúp phổ biến đủ loại “ngụy sử” qua các dạng thức tuyên truyền trắng, đen hoặc xám của các chính phủ, chế độ và phe nhóm, tôn giáo. TCHL hân hạnh giới thiệu bài viết mới nhất của Chính Đạo–bút hiệu của Tiến sĩ Sử học Vũ Ngự Chiêu – về chiến dịch Mậu Thân 1968, một trận đánh được coi như bước ngoặt quan trọng trong giai đoạn 2 của cuộc chiến 30 năm, 1945 -1975 tại Việt Nam.


BBC

30-1-2018




Chuỗi các bức ảnh của Eddie Adams cho thấy hành động đưa đến quyết định nổ súng đột ngột của tướng Loan. Ảnh: AP

Phóng viên ảnh Eddie Adams đã chụp được một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất của cuộc chiến Việt Nam – ngay thời khắc của một vụ hành quyết giữa tâm điểm hỗn loạn của chiến dịch Tết Mậu Thân 1968.

Bức ảnh này mang lại cho ông vinh quang và cả nỗi buồn, theo James Jeffrey.
Cảnh báo: Bài báo này đăng lại những bức ảnh của phóng viên ảnh Adams chụp lại khoảnh khắc bắn giết.

Khẩu súng ngắn giật mạnh trong cánh tay vươn thẳng của người đàn ông trong khi khuôn mặt của người tù binh biến dạng do lực từ viên đạn vừa ghim vào hộp sọ ông ta.

Tài liệu của nhà cầm quyền Hà Nội nói về  sự kiện Tết Mậu Thân 1968


Lym Ha 2018

Bộ sách Lịch sử Việt  Nam
Do Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam.
Viện Sử Học
Phát hành năm 2017.

Sự kiện Tết Mậu Thân 1968 được ghi lại trong Tập 13, từ trang 196 đến trang 213.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét