Thứ Bảy, 10 tháng 2, 2018

Kỷ niệm 88 năm cuộc khởi nghĩa Yên Báy








Cách nay 88 năm, vào ngày 10 tháng 2 năm 1930, cuộc Khởi nghĩa Yên Bái (chính tả cũ : Khởi-nghĩa Yên-Báy) do Việt Nam Quốc dân Đảng tổ chức và lãnh đạo quần chúng đã nổ ra tại tỉnh lỵ Yên Bái (nay là thành phố Yên Bái) rồi nhanh chóng lan ra toàn miền Bắc. Mục đích của cuộc khởi nghĩa là chấm dứt giai đoạn hoạt động nửa công khai của Việt Nam Quốc dân Đảng (thành lập ngày 25 tháng 12 năm 1927 tại Hà Nội), đánh đổ ách cai trị thực dân – phong kiến đã lỗi thời và tiến tới xây dựng chính thể Dân quốc Cộng hòa. Mặc dù cuộc khởi nghĩa gây được sức lan tỏa nhanh chóng và khiến chính quyền thực dân trở tay không kịp, nhưng do khâu tổ chức chưa hoàn bị và lực lượng chỉ huy quân sự còn thiếu kinh nghiệm tác chiến nên đến ngày 27 tháng 2 cùng năm thì các yếu nhân của Việt Nam Quốc dân Đảng lần lượt bị bắt và xử giảo, khởi nghĩa chấm dứt. Nhân ngày giỗ lần thứ 83 các nghĩa sĩ Yên Bái, thế hệ ngày hôm nay bày tỏ niềm tri ân tiền nhân, hy sinh vì Tổ quốc – vì nhân sinh luôn là cái chết cao đẹp. Tên tuổi của họ sống mãi với non sông Việt Nam, còn vang vọng như câu nói của lãnh tụ Nguyễn Thái Học : “Không thành công cũng thành nhân !“.



Trích trong “Lịch sử Việt Nam Quốc Dân Đảng” của Hoàng Văn Đào
Lời nói đầu: Cách đây đúng 88 năm, một cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp đã được Việt Quốc Dân Đảng thực hiện vào ngày 10-2-1930.
Xin mời quý vị theo dõi diễn biến cuộc khởi nghĩa này qua tác phẩm Việt Nam Quốc Dân Đảng của tác giả Hoàng Văn Đáo , xuất bản năm 1970 tại Sài Gòn.

Trần Gia Phụng

I. Hoàn Cảnh Chính Trị Vào đầu Thế Kỷ 20


Từ khi Pháp đặt nền đô hộ năm 1884 tại nước ta, dân chúng Việt Nam liên tiếp nổi lên tranh đấu chống Pháp giành độc lập. Lúc đầu, những cuộc khởi nghĩa bạo động nổ ra dữ dội khắp nơi trong nước, nhưng lực lượng quân sự Pháp được trang bị tối tân hơn, đã đàn áp mạnh mẽ và dẹp yên dần dần các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương và Văn thân. Không thể chiến đấu bằng quân sự, các sĩ phu vào đầu thế kỷ 20 kiếm cách tranh đấu khác, chuyển qua vận động duy tân để canh tân đất nước, và từ đó tiến lên đòi hỏi độc lập.

Nguyễn Thị Thanh Trinh
10 tháng 2 năm 2010
Tôi đã đọc “Cuộc khởi nghĩa Yên Bái” trong tủ sách lịch sử Việt Nam.



Image caption Nguyễn Thái Học (1902-1930) sáng lập Việt Nam Quốc Dân Đảng và làm khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 

Tôi đã đọc “Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng” của nhà sử học Bạch Diện.

Tôi đã đọc “Nhà yêu nước Nguyễn Khắc Nhu” của chính con trai ông viết.
Lần giở từng trang sử Việt, tôi thật sự đã gặp những anh hùng, những người con của đất Việt thân yêu từ gần trăm năm trước. Hình ảnh cuối cùng đọng lại trong tôi là vào một buổi sáng mờ sương, rét căm căm, 13 người anh hùng hiên ngang lên máy chém thực dân. Có anh thoáng nụ cười, anh gật đầu vĩnh biệt, anh lặng lẽ nhìn đất trời, mắt trừng sáng quắc, hiên ngang ngẩng đầu thách thức, thẳng bước ung dung và giơ tay vẫy tạm biệt. Người vang khúc hát, kẻ sang sảng đọc thơ, cùng tung hô câu “Việt Nam vạn tuế!” tiếng hát ấy vọng theo sông theo núi vang rền trên quê hương Việt Nam, lặn vào trong đất Việt Nam, thấm vào từng con tim, thớ thịt của những con người Việt Nam từ ngày ấy đến muôn đời sau.

 
Yên Báy hay Yên Bái trong “Tinh Thần Yên Báy Bất Diệt”

Ngày nay có người cho là TINH THẦN YÊN BÁI (i ngắn), vậy thì bài sau đây sẽ làm sáng tỏ TINH THẦN YÊN BÁY (Y DÀI) hay TINH THẦN YÊN BÁI (I NGẮN):

I. Mở đầu:

Cách đây một năm, vào tháng 6/2010 nhân dịp tưởng niệm 80 các nhà ái quốc Việt Nam Quốc Dân Đảng đền nợ nước ngày 17-6-1930, tình cờ tôi được đọc trên các trang mạng xã hội trên Internet, trên Diễn Đàn Thơ Văn Yahoo Groups, có thảo luận qua lại giữa các email các ý kiến về chữ viết Yên Báy hay Yên Bái, viết „ chuẩn I hay Y“, và đặc biệt với 1 email của một vị nay đã bước vào tuổi cao niên, xin mạn phép được trích nguyên văn email của vị ấy:

“ On Jul 10, 10:23 am, Khai Le <thuongvietn…@yahoo.com> wrote:
TVN, tôi giờ đây đang dần dần biến thành người cao niên nên xin đóng góp chút ý kiến về chữ Yên Bái hay Yên Báy.
Tôi sinh ra tại Đàlạt, nhưng chiến tranh Việt Pháp xảy ra. Gia đình tôi tản cư về quê ông nội tại Quảng Nam, sau cùng là biên Hòa ; nhờ vậy tôi đã sống qua 3 thời kỳ khác nhau: Việt Minh, VNCH, VNCS cũng như học sử Việt Nam ở T.H. và Cỗ Luật ở ĐHLK tôi đều dùng địa danh Yên Bái để nhắc về người anh hùng Nguyễn Thái Học bị hành quyết tại Yên Bái (chữ Bái có nguồn gốc từ ý nghĩa bái lạy, còn chữ Báy không có nghĩa này và người QN phát âm Bái khác với Báy( Bái= bơái, Báy= baáy).

Khởi nghĩa yên bái (10/2/1930) 

Tác giả: Trần Bảo Kim Thư 

"Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành"
Trai hùng há để mất thanh danh
Nước non chìm đắm vòng nô lệ
Chí lớn vùng lên độc lập giành
Yên Bái vang trời hô khởi nghĩa
Hà Thành đẫm lệ khóc hùng anh*
Mười ba tráng sĩ lòng như một
Vì nước xem thường chuyện tử sanh.

13.12. 2015
_____________
(*) Cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 thất bại lãnh tụ Nguyễn Thái Học và mười hai đồng chí của ông đều bị bọn Pháp xử quyết. 


Posted on 29.06.2013 by ngocbai
(Tham luận tại Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hà Nội, 2/11/2012)
Ngọc Bái

Đề tài lịch sử là nguồn cảm hứng sáng tạo vô cùng phong phú của văn học nghệ thuật nói chung và của âm nhạc nói riêng.Nguyễn Thái Học và Khởi nghĩa Yên Bái 10/2/1930 là một gợi ý lớn của lịch sử. Tuy cuộc khởi nghĩa thất bại, nhưng câu nói nổi tiếng của Nguyễn Thái Học “không thành công cũng thành nhân” là nỗi ám ảnh mãnh liệt đối với con người Việt Nam và dân tộc Việt Nam.
Nó cũng là nỗi ám ảnh đối với văn học nghệ thuật.Lịch sử luôn như một tấm gương phản chiếu, mà ở đấy ta có thể soi thấu những điều chiêm ngẫm sâu xa từ quá khứ đến hiện tại, oanh liệt hay bi thương, sáng láng hay tối tăm, hùng tráng hay u trầm, tươi vui hay buồn đau của đất nước và dân tộc. Ở đấy, con người và sự kiện được chung đúc thành hình tượng, trở thành bài học về nhân sinh thế sự, bài học về sự thành bại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét