Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

Bản tin ngày 22 tháng 2 năm 2018




Ông Lê Nin ở nước Nga
Mà em lại thấy rất là Việt Nam
Cũng vầng trán rộng thênh thang
Y như trán Bác mênh mang đất trời

Trần Đăng Khoa

Những câu vè thượng dẫn xuất hiện vào cuối thập niên 60 (của thế kỷ trước) khi tác giả còn được vinh danh là thần đồng thơ, và là “người phát ngôn cho thế hệ trẻ em thời chiến.” Thời chiến rồi qua. Thời gian, cũng như thời thế – tiếc thay – lại không đứng về phía ông Trần Đăng Khoa và ông Lê Nin nên (dần dà) từ vỉa hè Hà Nội lại phát sinh ra những câu đồng dao mới:

Ông Lê Nin ở nước Nga
Cớ sao lại đứng vườn hoa nước này
Ông vênh mặt, ông chỉ tay:
Tự do hạnh phúc chúng mày còn xa
Kìa xem gương của nước Nga
Bảy mươi năm lẻ có ra đếch gì!


By Tô Di
Posted on 21/02/2018 

Việt Nam đã tụt chín bậc trên bảng xếp hạng chỉ số dân chủ 2017 của The Economist Intelligence (EIU), và được nhận định là ngày càng lún sâu vào chế độ độc tài.
EIU, một tổ chức nghiên cứu và phân tích về kinh tế và chính trị của tạp chí The Economist, đã chấm Việt Nam đạt 3,08/10 điểm, xếp thứ 140 trong 167 nước về mức độ dân chủ, thuộc nhóm các quốc gia độc tài cùng với Trung Quốc, Lào, Triều Tiên, Myanmar và Cambodia ở châu Á.
EIU đánh giá mức độ dân chủ ở mỗi nước dựa trên năm tiêu chí theo thang điểm 10, bao gồm: quy trình bầu cử và tính đa nguyên; các quyền tự do của công dân; hoạt động của nhà nước; sự tham gia chính trị; và văn hóa chính trị. Điểm trung bình của năm yếu tố này là chỉ số dân chủ của quốc gia đó.

 
GENEVA, Thụy Sĩ (NV) – “Con ơi, đừng lo lắng khi quay trở về và đừng tìm gặp bố, cứ tiếp tục công việc đấu tranh cho tự do cho Việt Nam.”
Nguyễn Trọng Trung Nghĩa, 22 tuổi, thuật lại lời của người cha nói với anh, khi anh phát biểu trong Hội Nghị Thượng Đỉnh về Nhân Quyền và Dân Chủ ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 20 Tháng Hai, 2018, trước khi có cuộc họp kiểm điểm tình hình nhân quyền thế giới của tổ chức Liên Hiệp Quốc.
Hội Nghị Thượng Đỉnh về Nhân Quyền và Dân Chủ năm nay quy tụ 25 tổ chức vận động nhân quyền trên thế giới, hình thành từ năm 2009, hàng năm vẫn tổ chức hội nghị để các nhân chứng, các tổ chức vận động, cổ võ nhân quyền trình bày sự thật về tình trạng nhân quyền tại các nước trên thế giới, nhất là tại các nước độc tài, đảng trị, quân phiệt hay tôn giáo cuồng tín.Cha anh là Mục Sư Nguyễn Trung Tôn hiện đang bị nhà cầm quyền của Việt Nam giam giữ vì bị vu cho tội “Âm mưu lật đổ” chế độ độc tài đảng trị ngày càng siết chặt hơn các quyền tự do của công dân dù bản Hiến Pháp công nhận có tất cả. Tất cả những ai không tự nguyện ngoan ngoãn vâng lệnh nhà cầm quyền đều bị trừng trị nặng nề.

 
Khi TQ vẫn còn ảo giác về “con đường tơ lụa vỡ nợ của thế kỷ 21”
20/2/2018

Trong hành động gần đây, giới chức VN hồ hởi sảng khi họ lạc quan tếu là VN khi tham gia các dự án vĩ cuồng như việc TQ làm chủ đầu tư và VN sát cạnh TQ khi tham dự án kinh tế “Nhất Đới Nhất Lộ”, rồi “Con Đường Tơ Lụa Mới”, gọi chung là sáng kiến One Belt One Road thì VN và TQ sẽ là hai ngôi sao sáng chói nhất khi tham gia dự án vĩ cuồng này.
Tôi thì phân tích thế này, đó là chứng bệnh vĩ cuồng của hai cấp lãnh đạo Việt-Trung khi mê sảng dự án kinh tế này, kể cả mặt chính trị. Tôi thì hay mỉa mai là dự án này có lẽ là dự án “con đường tơ lụa vỡ nợ của thế kỷ 21”. Vì rủi ro chính trị trải dài quá lớn lao vượt khả năng chịu đựng của TQ.
Hãy nhớ rằng, TQ vạch ra hai vành đai. Một là vành đai kinh tế con đường tơ lụa trên đất liền, hai là vành đai kinh tế trên biển. Trên đất liền thì chạy dài từ TQ sang Nga, Âu châu, Trung Á, rổi tới tận Trung Đông. Trên biển thì bao trùm các đại dương xuất phát từ các bờ biển của TQ đi qua vùng biển Đông Nam Á, Ấn Độ Dương, Âu châu, Châu phi, Địa Trung Hải,…hay họ thông qua cái Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á châu, gọi tắt là AIIB, hay Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực, gọi tắt là RCEP để chiêu dụ các nước tham gia để TQ tuồn hàng tồn kho ế ẩm của họ qua các dự án xây cất vĩ đại đó thì mâu thuẫn rất nặng về ngoại thương và chính trị giữa các nước.


Hình ảnh đầu tiên về nhà máy VINFAST - nơi làm nên giấc mơ ô tô của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
L.T | 21/02/2018 

Dự án được thi công bởi nhà thầu chính Coteccons, dưới dạng fast-track (thi công đồng thời với thiết kế) để đảm bảo được tiến độ và chất lượng công trình.
Nhà máy sản xuất xe máy điện & ô tô của VINFAST do chủ đầu tư là tập đoàn Vingroup thực hiện tại đảo Cát Hải, Hải Phòng được xây dựng bởi tổng thầu Coteccons đã bước vào giai đoạn đầu. Tổng diện tích các hạng mục chính trong công trình bao gồm nhà điều hành, nhà phụ trợ, bể ngầm, nhà xưởng sản xuất xe máy điện, nhà máy sản xuất ô tô lên tới 50 ha.
Theo thông tin từ Coteccons, giá trị hợp đồng của gói thầu lên tới 2.000 tỷ đồng, thi công theo mô hình fast-track (thi công đồng thời với thiết kế) để đảm bảo được tiến độ và chất lượng cho công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư. Tất cả các công tác thi công từ san lấp mặt bằng, ép cọc lẫn thi công bê tông cốt thép, kết cấu đều được triển khai cùng lúc và đồng bộ.



Hải Võ | 21/02/2018 13:18 

11 tàu chiến của Hải quân Trung Quốc được báo cáo đã tiến vào Đông Ấn Độ Dương trong tháng 2, giữa bối cảnh Maldives đặt trong tình trạng khẩn cấp.
Theo Sina, hạm đội gồm các tàu khu trục của Quân giải phóng nhân dân (PLA), cùng ít nhất 1 tàu hộ vệ, 1 tàu đổ bộ lưỡng cư 30.000 tấn và 3 tàu chở dầu hỗ trợ đã tiến vào Ấn Độ Dương. Hãng tin Trung Quốc không liên hệ động thái này với cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra tại Maldives, và cũng không nêu lý do việc triển khai tàu chiến.
Reuters cho hay, Trung Quốc và Ấn Độ đang trong cuộc cạnh tranh gay gắt để giành tầm ảnh hưởng đối với Maldives - quốc gia nằm trên chuỗi đảo nhiệt đới có vị trí chiến lược hết sức quan trọng.


Phạm Nghĩa |
22/02/2018  

Bộ Thống nhất Hàn Quốc vừa xác nhận Triều Tiên sẽ gửi phái đoàn tới tham dự lễ bế mạc Thế vận hội mùa đông Pyeongchang vào ngày 25-2 sắp tới.
Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, phái đoàn Triều Tiên - gồm 8 thành viên – do Phó Chủ tịch Đảng Lao động cầm quyền Triều Tiên Kim Yong-chol dẫn đầu sẽ tới Hàn Quốc bằng đường bộ thông qua Khu vực phi quân sự (DMZ) ở biên giới liên Triều.
Chủ tịch Ủy ban Thống nhất Hòa bình Ri Son-gwon, người lãnh đạo các cuộc đàm phán giữa Triều Tiên và Hàn Quốc hồi tháng trước, cũng sẽ góp mặt trong phái đoàn.


22/02/201

Trung tâm Luật và Tư pháp Mỹ (ACLJ) đã khởi kiện chống lại Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, FBI và Kho bạc Mỹ trong cuộc điều tra về bà Hillary Clinton và vụ bê bối Uranium One.

Các đơn kiện cho rằng các cơ quan trên đã không tuân thủ yêu cầu Đạo luật Tự do Thông tin (FOIA). Trung tâm yêu cầu một tòa án liên bang ra lệnh cho các cơ quan trên ban hành quyết định và công bố các tài liệu đáp ứng yêu cầu FOIA của ACLJ.
Trong đơn kiện đầu tiên, ACLJ đã giải thích trong một thông cáo báo chí rằng họ “đang tìm kiếm các tài liệu liên quan đến quyết định của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) trong việc chuyển quyền kiểm soát của Mỹ đối với Uranium One cho ARMZ thuộc sở hữu nhà nước Nga – một chi nhánh của tập đoàn hạt nhân Nga Rosatom”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét