Người Buôn Gió
Thái Thượng Hoàng là tên gọi của các tứ trụ về hưu những vẫn
đầy quyền lực, ảnh hưởng với đám đàn em thế hệ sau. Những kẻ trong tứ trụ về
hưu không có quyền lực như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết không liệt kê vào
hàng Thái Thượng Hoàng.
Các Thái Thượng Hoàng một thời đầy quyền lực hiện đang còn sống
là Lê Đức Anh, Đỗ Mười. Đây là cặp đôi Thái Thượng Hoàng nhiều quyền lực nhất, mặc
dù người kế vị Đỗ Mười là Lê Khả Phiêu đã tước bỏ vai trò ban cố vấn của các
Thái Thượng Hoàng, nhưng ảnh hưởng cá nhân của Anh và Mười vẫn dư sức tác động
lên chính trường Việt Nam nhiều năm sau đó.
Vì sự ảnh hưởng của các Thái Thượng Hoàng, các lãnh đạo kế
nhiệm thường tìm cách lôi kéo họ để tăng sức mạnh cho cá nhân mình. Các Thái
Thượng Hoàng khi về cũng lựa chọn những kẻ mình thích để đưa vào vị trí kế nhiệm.
Nhiều cuộc họp trung ương, quốc hội các Thái Thượng Hoàng được dự trên hàng ghế
đầu, những phát biểu của họ giữa hội nghị có thể làm thay đổi chiều hướng thảo
luận của hội nghị một cách đột ngột. Ví dụ đương kim tổng bí thư muốn thảo luận
về vấn đề về tổ chức, nhằm muốn gạt bỏ đối thủ nào đó. Thái Thượng Hoàng nếu ý
kiến tán đồng thì mọi việc dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng nếu Thái Thượng Hoàng ý
kiến việc đó chưa cần gấp trong thời gian này, cần tập trung cho vấn đề khác
thì mọi việc sẽ khó khăn có khi phải hoãn lại để hội nghị sau bàn đến.
Hàng loạt các ông bà Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội,
Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn
Văn Túc, Trần Thị Xuân đều được cho là thành viên Hội Anh em dân chủ, và đều bị
khởi tố về hành vi vi phạm vào Điều 79 Bộ luật Hình sự 1999, tội “Hoạt động nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân”. Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra trong thời gian ngắn
sắp tới đây.
Câu hỏi đặt ra: chính quyền Việt Nam hiện nay có dễ dàng bị
lật đổ?
Điều đáng nói là Bộ luật Hình sự tu chính 2017 bổ sung thêm
sự chế tài trong cả trường hợp “chuẩn bị phạm tội” mà luật hình sự cũ chưa từng
quy định. Cụ thể, tội danh “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” thuộc
Điều 79 Bộ luật Hình sự 1999, nay là Điều 109 Bộ luật Hình sự tu chính, bổ sung
thêm Khoản 3: “Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm
tù”.
Thảo nào mà giới lãnh đạo CSVN hay bị mắng mỏ là
cái đám chuyên… “ăn mày dĩ vãng!” Khi mà tương lai rất mịt mờ, và
hiện tại đang vô cùng rất bấp bênh thì xoay ra đi ăn mày dĩ vãng –
theo thiển kiến – cũng là một cách mưu sinh có thể thông hiểu và
thông cảm được.
Chỉ có điều đáng nói là họ đã đi quá xa khi giong
cờ, nổi trống, linh đình kỷ niệm chiến thắng 50 năm tổng tiến công
xuân Mậu Thân, vào ngày 31 tháng 1 năm 2018 vừa qua. Cái thói quen “ăn
mày” khiến họ có khả năng “ăn mừng” ngay giữa lúc quốc tang.
Dư luận, trong cũng như ngoài nước, cứ tha hồ mà dậy
sóng. Sóng gió trong những tách nước trà nào có ảnh hưởng chi đâu.
Giới lãnh đạo CSVN (chắc chắn) sẽ còn tạo ra nhiều thách thức ngang
ngược và bạo ngược khác nữa, trong những ngày tháng tới, như họ đã
từng làm từ hơn hai phần ba thế kỷ qua. Câu hỏi đặt ra là dân tộc
này sẽ còn cam chịu để cứ bị tiếp tục “thách thức” thêm bao lâu
nữa?
( Tưởng Năng Tiến – Câu hỏi đầu năm )
Đã từ rất lâu, anh chức việc già VNCH cũng tự hỏi và cố gắng…
tự trả lời:
VÌ SAO CHƯA CÓ CÁCH MẠNG VIỆT NAM?
Cambodia and China:
Rewriting (and Repeating) History
Alex Willemyns
Phạm Nguyên Trường dịch
Phạm Nguyên Trường dịch
(Song ngữ Việt Anh)
Coi Trung Quốc là người bảo trợ chính, Hun Sen đã quên rằng
nước này từng là trụ cột của chế độ khát máu Pol Pot.
Bây giờ, bước sang năm cầm quyền thứ 34, Thủ tướng
Campuchia, Hun Sen, 65 tuổi đã dành hơn một nửa cuộc để gọt giũa và cập nhật
câu chuyện về việc ông ta và đám lính Khmer Đỏ đào ngũ tìm cách lật đổ Pol Pot
vào tháng 1 năm 1979 .
Nhiều yếu tố vẫn giữ nguyên, trong khi những yếu tố khác đã thay đổi dần cùng với thời gian. Lúc đó, cũng như bây giờ, người ta kể rằng Hun Sen đã chạy trốn sang Việt Nam vào tháng 6 năm 1977 để tránh vụ thanh trừng của Pol Pot; nhưng lúc đó, chứ không phải bây giờ, người ta cho rằng Trung Quốc phải chịu phần lớn trách nhiệm về những tội ác của chế độ Pol Pot.
Nhiều yếu tố vẫn giữ nguyên, trong khi những yếu tố khác đã thay đổi dần cùng với thời gian. Lúc đó, cũng như bây giờ, người ta kể rằng Hun Sen đã chạy trốn sang Việt Nam vào tháng 6 năm 1977 để tránh vụ thanh trừng của Pol Pot; nhưng lúc đó, chứ không phải bây giờ, người ta cho rằng Trung Quốc phải chịu phần lớn trách nhiệm về những tội ác của chế độ Pol Pot.
Trọng Thành
23-02-2018
Ít năm gần đây, Ấn Độ cường quốc châu Á, cũng là quốc gia
đông dân thứ hai thế giới, đang có nhiều nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của mình,
thoát khỏi cái bóng của người khổng lồ Trung Quốc. Trong lúc ý tưởng chiến lược
về một vùng "Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở cửa", đang còn được Bộ
Tứ Mỹ-Nhật-Úc-Ấn bàn thảo, thì tuyến đường từ Ấn Độ vươn tới châu Âu, đối trọng
với dự án Con Đường Tơ Lụa trên bộ của Trung Quốc, đang thành hình, đặc biệt với
việc New Delhi và Iran hợp tác xây dựng cảng biển Chabahar.
Vũ Linh
Saturday, February 24, 2018
Tin thời sự mấy ngày qua hoàn toàn bị chuyện tranh cãi về
súng đạn chi phối.
Xuất phát từ câu chuyện một anh khùng vác súng bắn loạn đả
vào học sinh một trường trung học tại Parkland, một thành phố nhỏ cách Miami
khoảng 50 dặm về phía bắc.
Anh Nikolas Cruz, 19 tuổi, là cựu học sinh trường này, đã bị
đuổi học vì vi phạm kỷ luật. Anh là người có tâm thần ‘bất bình thường’, chuyên
gây gỗ kiếm chuyện, đánh lộn, bị trường phạt liên tục, và từng công khai huyênh
hoang dọa sẽ vác súng đi bắn thiên hạ. Tuần qua, anh làm thật. Tới trường, kéo
chuông báo động khiến học sinh ùa ra hành lang để anh đứng tại đó, bắn ào ào,
khiến 17 người chết, 14 bị thương. Anh Cruz bị truy tố về tội cố sát 17 lần. Chờ
ngày ra tòa. Khó tránh án tử hình.
Trong vụ án này, có nhiều vấn đề đang được tranh cãi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét