Thứ Ba, 20 tháng 2, 2018

Bản tin ngày 20 tháng 2 năm 2018




15 Tháng Hai 2018



Biết rõ hay chưa hề nghe về thứ quan hệ “cha-con, giữ gìn nhau như môi với răng”, “thuận trời thì sống, nghịch trời thì diệt” phong kiến này, ít nhất trên phương diện ngoại giao, Linov Côn đã thiết lập tiền lệ “hai nước anh em” hay “bạn” thay cho thứ trật tự “thông hiếu cha-con” xa xưa. Hoàng Văn Hoan (1905-1991), đại sứ VNDCCH đầu tiên tại THNDCHQ—trong nỗ lực đả kích Lê Duẩn (1908-1986)—cũng kính cẩn dẫn lại những lời tri ân nồng nhiệt của Hồ và hơn một lần cung văn sự viện trợ “quốc tế vô tư” từ 1950 tới 1977. Năm 1984, khi được đãi tiệc nhân dịp năm năm đào tẩu qua Bắc Kinh, Hoan còn nhấn mạnh “Công ơn của TQ . . . sẽ mãi mãi in sâu trong lòng nhân dân Việt Nam, không bao giờ phai nhạt.” (79)


Những Bước Chân Không Mỏi

C
 
Giáo Già
(Đại Gia đình Nguyễn Ngọc Huy)



Ngày 13 tháng 2 năm 2018

H,

Tin được Tiến Thiện đưa lên đài RFA ngày 06‐2‐2018 cho biết Hai người phản đối Formosa gồm Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong bị kết án tù tại tòa án nhân dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Bên ngoài phiên tòa được gọi là “công khai” nhưng 12 thân nhân của ông Hoàng Đức Bình bị công an hành hung, ngăn cản không cho tham dự và bị bắt đưa  vào  đồn công an  thành phố  Vinh.
Ông  Hoàng  Đức  Nguyên  anh  trai  của ông Bình cũng là một nạn nhân bị hành hung khi đi tham dự phiên tòa của em trai mình. Ông Nguyên bị đánh vào mặt và đạp nhiều phát vào cạnh sườn và bị đưa vào đồn công an. Vợ ông Nguyễn Nam Phong còn cho biết trước khi phiên tòa diễn ra, công an địa phương đã đến yêu cầu ai có giấy mời thì mới được đi còn những người khác thì không được đi với cái cớ là gây ách tắc giao thông.



Kami

03/06/2015

Theo RFA Blog
(bài đăng cách đây 3 năm mà vẫn còn hay..)

Cách đây mấy bữa, có ông anh (bạn) nhà báo vừa nhắc tôi rằng, ông viết về thằng ĐBQH nào là y rằng thằng ấy mất nghề, anh ấy còn bảo thêm rằng, đến giờ tôi nhớ mãi câu ông viết về một tay ĐBQH Việt nam, mà ông bảo là nhìn cái mặt đã thấy ngu. Nói xong anh cười.

Nghĩ lại thì mới nhớ, thì ra đã có lần viết về ông "nghị IQ" Trần Tiến Cảnh, ĐBQH Hà Nam với phát ngôn để đời "Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc. Ra nước ngoài tôi đi thử rồi. Tốc độ nhanh, an toàn, trẻ em đi học, bà mẹ đi làm... Việt Nam không phải nước nghèo, với quyết tâm chính trị, tôi đề nghị phải xây". Được biết, ông này là ĐBQH chuyên trách, tức là Đảng bố trí cho ông sống bằng nghề ĐBQH, chứ chả cần dân bầu, vậy mà nửa đường đứt gánh. Không biết bây giờ ông đang làm nghề gì? Điều đó chứng tỏ Đảng cũng sáng suốt lắm, những đứa "ngu lâu, khó đào tạo" như thế thì cũng khó có chỗ là ĐBQH, vì để mấy ông ý ở lại thì mất uy tín quá.


Khi TQ vẫn còn ảo giác về “con đường tơ lụa vỡ nợ của thế kỷ 21”

20/2/2018

Trong hành động gần đây, giới chức VN hồ hởi sảng khi họ lạc quan tếu là VN khi tham gia các dự án vĩ cuồng như việc TQ làm chủ đầu tư và VN sát cạnh TQ khi tham dự án kinh tế “Nhất Đới Nhất Lộ”, rồi “Con Đường Tơ Lụa Mới”, gọi chung là sáng kiến One Belt One Road thì VN và TQ sẽ là hai ngôi sao sáng chói nhất khi tham gia dự án vĩ cuồng này.

Tôi thì phân tích thế này, đó là chứng bệnh vĩ cuồng của hai cấp lãnh đạo Việt-Trung khi mê sảng dự án kinh tế này, kể cả mặt chính trị. Tôi thì hay mỉa mai là dự án này có lẽ là dự án “con đường tơ lụa vỡ nợ của thế kỷ 21”. Vì rủi ro chính trị trải dài quá lớn lao vượt khả năng chịu đựng của TQ.




Lo lắng về Trung Quốc khiến Ấn Độ ngày càng có những nỗ lực để đối phó với ảnh hưởng ngày càng lớn của nước này tại Ấn Độ Dương.

Hôm 14 tháng Hai, sau chuyến đi thăm Oman của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn và Oman đã hoàn tất một thỏa thuận, qua đó, Ấn Độ được phép sử dụng cảng Duqm, nằm ở trên bờ biển phía Nam của Oman. Cảng này nằm về phía Tây Bắc của Ấn Độ Dương và tạo điều kiện vào Biển Đỏ và Vịnh Aden một cách dễ dàng.
Cảng Duqm là một nút quan trọng cho mạng lưới các cơ sở đang được các nước trong vùng phát triển ở Ấn Độ Dương để duy trì hiện trạng, mong bảo vệ quyền lợi của mình.


Đăng ngày 20-02-2018  

Hãng tin Reuters ngày 20/02/2018 dẫn nguồn tin từ báo chí Hoa lục cho biết chỉ riêng trong tháng này, đã có đến 11 chiến hạm Trung Quốc đi vào Ấn Độ Dương, vào lúc cuộc khủng hoảng ở quần đảo Maldives đang gay gắt. 

Theo trang web sina.com.cn, một đội khu trục hạm, một tàu đổ bộ 30.000 tấn và ba tàu dầu đã đi xuyên qua Ấn Độ Dương. Trang tin này khoe khoang : « Nếu nhìn vào các chiến hạm và những trang thiết bị khác, khoảng cách giữa hải quân Ấn Độ và Trung Quốc chẳng là bao ».

Trang Nikkei ngày 20/02 cho biết thêm, tại Maldives, Bắc Kinh đã biến một đảo hoang thành căn cứ hải quân, bằng cách cắt ngang các rạn san hô xung quanh, tạo thành đường cho các tàu chiến đi qua. Trung Quốc cũng có thể xây các đảo nhân tạo tại đây và quân sự hóa, như đã làm tại Biển Đông. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét