Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

Bản tin ngày Thứ ba 11 tháng 9 năm 2018

Giáo dục, điều duy nhất phải làm: THAY ĐỔI

10/09/2018
Yuval Noah Harrari
Đặng Ngữ lược dịch
Theo FB Đặng Ngữ


Nhân loại đang phải đối diện với một thế giới đang thay đổi “khủng khiếp” mà không thể dự phóng. Tất cả những bài học lịch sử, những kinh nghiệm đều trở nên vô giá trị, vỡ vụn. Trong ánh sáng tù mù của tương lai, cái mới còn chưa định hình để thay thế cái cũ đã có. Làm thế nào để chúng ta chuẩn bị cho chính mình và con cái để thích nghi với một thế giới đang chuyển đổi một cách dữ dội. Một đứa trẻ học đánh vần ngày hôm nay sẽ ở vào tuổi 30 đến 40 vào năm 2050. Và nếu mọi việc diễn ra êm thấm, những đứa trẻ đó sẽ sống tiếp cho đến những năm 2100 và nếu may mắn, chúng có khả năng trở thành con người của thế kỷ 22. Vậy vấn đề đặt ra là, chúng ta sẽ trang bị những gì cho con cái để giúp chúng có thể tồn tại và phát triển trong thế giới của những năm 2050 và cho đến tận thế kỷ 22 ? Những kỹ năng gì cần thiết để giúp con cái chúng ta có được việc làm, nhận thức được thế giới xung quanh chúng và tồn tại được ở những mê-lộ trong thế giới tương lai ?

Quốc gia và Trại lính
Huy Đức
Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

 
Nếu Tướng Nguyễn Mạnh Hùng xây dựng được một “hệ sinh thái số VN” tôi sẽ lựa chọn ngay vì tất cả những gì tôi viết là bằng tiếng Việt và cho người Việt. Nhưng, 39% người sử dụng MXH ở VN là cho mục tiêu kinh doanh. Họ cần chảy trong không gian 2 tỷ người của Google, Facebook… chứ không cần ao tù, nước đọng.

Phác họa bức tranh mờ ảo nợ xấu
09/09/2018
Theo blog Phạm Minh Ngọc


Tổng kết một năm thực hiện Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố một số số liệu cập nhật liên quan đến tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu. Theo đó, nhìn chung nợ xấu dường như đã trở nên bớt... xấu. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ hơn thì có thể thấy còn nhiều điều đáng nói về vấn đề nợ xấu ở Việt Nam.
Những khoảng trống và sai lệch

Sách Công nghệ Giáo dục Mấy lời gan ruột
Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018 


Thời điểm 1978, năm mà Công nghệ giáo dục (CNGD) có mảnh đất thực nghiệm ở Giảng Võ, đất nước mình như thế nào? Thê thảm. Cả nước ăn bo bo, nỗi nhục mà dân miền Nam không quên là miền Tây Nam bộ mà cũng phải ăn bo bo. Cả nước bị dựng ngược với “thay trời đổi đất sắp xếp lại giang sơn”, với “trăm phần trăm phải hợp tác hóa tập đoàn hóa”, với “phát huy quyền làm chủ tập thể” ra rả trên loa phường loa xã và hệ thống truyền thông độc quyền

Điểm tin báo ngày thứ ba 11 tháng 9 năm 2018


Ban đêm quan lớn tần mần như ma 

Thứ Hai, 10 tháng Chín năm 2018 
Tác Giả: Hoàng Gia Viễn 


Khái Niệm về Đạo Đức

Từ cổ chí kim, từ phương Đông qua phương Tây người ta dễ có thể tìm thấy sự tương đồng trong quan niệm đạo đức và những giá trị căn bản của nó. Nói chung thì đạo đức được xem là khái niệm về luân lý, lương tâm, trách nhiệm và danh dự của con người. Trên phương diện tổng quát, đạo đức được định nghĩa là hệ thống các nguyên tắc, khuôn phép, chuẩn mực xã hội, theo khái niệm thiện và ác, hoặc tốt hay xấu. Đạo đức còn liên kết, gắn bó với nhiều yếu tố khác nữa chẳng hạn như tôn giáo, xã hội, nhân văn, truyền thống tập tục của từng địa phương, từng dân tộc. v.v… Trên căn bản nhân văn, đạo đức được phát sinh và xây dựng từ những hệ thống này để thiết lập những quy tắc nhằm thẩm định cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với gia đình và xã hội.

Lời ai điếu cho mô hình Trung Quốc?
R.I.P. Chinese Exceptionalism?
September 11, 2018
Arvind Subramanian và Josh Felman
Phạm Nguyên Trường dịch
Song ngữ Việt Anh


Sau mấy thập kỷ tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định, Trung Quốc đã nổi tiếng vì ổn định về kinh tế, ngay cả khi các khoản nợ ở trong nước đang gia tăng nhanh chóng. Nhưng triển vọng xuất khẩu giảm, cùng với việc đồng tiền đang ngày càng yếu đi, có thể làm cho nước này trật khỏi quỹ đạo phát triển bất chấp nợ nần của mình.
Từ Argentina đến Thổ Nhĩ Kỳ, từ Nam Phi đến Indonesia, các thị trường mới nổi lại bị những sự hỗn loạn trên thị trường tài chính làm cho bối rối. Nhưng xin hãy đừng quên nước lớn nhất và có thể là rắc rối nhất: Trung Quốc.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét