Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018

Bản tin ngày Thứ hai 3 tháng 9 năm 2018


Tưởng Năng Tiến – Đồng Bào Thượng & Đồng Bào Thiệt


Sáng 28/8, 181 người tỵ nạn đến từ Việt Nam và Campuchia bị bắt giữ bắt giữ trong một đợt truy quét của Bộ Nội vụ, cảnh sát, binh lính quận Bang Yai, Thái Lan. Số phận những người Thượng mới bị bắt sẽ được định đoạt tại tòa án, những gì họ có thể làm bây giờ chỉ là cầu nguyện để được ở lại.

BBC (March 9th 2018)

Vào cuối thế kỷ trước, tôi có viết cái truyện ngắn (dự tưởng) về chuyến bay hồi hương của một chàng thanh niên, đang hăm hở trở lại Việt Nam, ngay sau khi đất nước này vừa thoát khỏi hiểm hoạ cộng sản.
Tựa tuy đã quên nhưng tôi vẫn còn nhớ (loáng thoáng) đôi câu:

Phi cơ chao cánh, nhìn qua khung cửa sổ là một dòng sông yêu kiều lượn khúc, đang lấp lánh dưới ánh nắng chiều: Sông Sài Gòn. Tôi kêu khẽ và không ngăn được đôi dòng nước mắt!

1945-1975: Tính chính thống và chủ quyền quốc gia

Quốc Phương BBC Tiếng Việt
2 tháng 9 2018


Nhân đánh dấu 73 năm cuộc Cách mạng Tháng Tám và ngày 2/9 ở Việt Nam năm nay, BBC Tiếng Việt giới thiệu thêm các ý kiến về một số mốc lịch sử và vấn đề tính chính thống của nhà nước đang cầm quyền, cũng như vấn đề chủ quyền ở Việt Nam.

Nhà biên khảo Trương Nhân Tuấn từ Bordeaux, Pháp hôm 01/9/2018 cho rằng nếu không có vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa thì ngày nay 'không có gì bàn lại'. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia "mới", chính quyền có được do "chinh phục bằng vũ lực" và "ngay cả ngày 30/4/1975 cũng vậy".

Ngày 2 tháng 9

Phạm Đình Trọng

2-9-2018

Ngày 2 tháng chín, 2018, công an bủa vây bịt bùng trước nhà nhiều người dân trên khắp mọi miền đất nước. Hai trung tâm chính trị văn hóa, xã hội, hai không gian tiêu biểu cho đời sống dân sự đất nước, tiêu biểu cho bộ mặt xã hội Việt Nam là Hà Nội và Sài Gòn không những là hai nơi số người dân bị công an nhà nước cộng sản bủa vây, ngăn chặn không cho ra khỏi nhà nhiều nhất mà trên khắp đường phố Hà Nội, Sài Gòn còn rải đầy sắc áo công an, dân phòng trang bị roi điện, dùi cui, trang bị cả bộ mặt thú săn hầm hầm sát khí. Khắp các ngả đường trung tâm hai thành phố lớn nhất nước giăng trùng trùng lớp lớp rào sắt, kẽm gai.

Nối vòng tay lớn, kiến tạo các mối quan hệ chiến lược dài hạn…

TS Đnh Hoàng Thắng



Bản gốc của bài đăng trên báo Văn Nghệ

Phiên bản trên báo Văn Nghệ bị cắt hai câu quan trọng:

(1) “Ba đặc khu” là OBOR trá hình (2) “Ta càng nhân nhượng, kẻ muốn ăn thịt ta càng lấn tới” (lấy ý từ lời kêu gọi của Hồ Chí Minh). Sau cách mạng Tháng Tám là như vậy, từ sau Hội nghị Thành Đô đến nay lại càng như vậy!

Điều này chứng tỏ: (1) Chính quyền rất ngại người dân biết “Ba đặc khu” nằm trong “Sáng kiến Vành đai, Con đường” (BRI) của Trung Quốc, nên báo Văn Nghệ phải đổi subtitle này! (2) “Hội nghị Thành Đô” vẫn là một “từ khoá” đầy huý kỵ trong từ điển chính trị đương đại ở Việt Nam. Lộ ra câu chuyện Thành Đô thì đến trích lời từ Hồ Chí Minh cũng bị xoá! 

“Rừng núi giang tay nối lại biển xa…” Ban nhạc Hạm đội 7 Hoa Kỳ “phiêu” cùng người dân Đà Nẵng dưới chân cầu Rồng. Một đêm nhạc không thể nào xúc động hơn… được tổ chức trong không gian mở là khu vực hoạt động văn hóa đã thu hút hàng trăm người dân cỗ võ cho một tương lai mới mẻ đang hé chào. Những giọt nước mắt tràn đầy hạnh phúc nhưng cũng thật cay đắng… Không biết khi sáng tác ca từ này, “người hát rong” họ Trịnh thuở ấy có nghĩ rằng, rồi một ngày… “Nối vòng tay lớn” sẽ được những người bạn từ bên kia Thái Bình Dương, trình diễn ngay tại thành phố Đà Nẵng “có cứng mới đứng đầu gió” này — một biểu tượng cho cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ quyền, vì sự hội nhập toàn diện của Việt Nam bung ra với thế giới?

Việt Nam: Lịch sử một dân tộc ‘dễ bị tổn thương’

02/09/2018
The Observer 


Tác giả: Vũ Đức Liêm

Mùa hè năm 1371, Thăng Long thêm một lần nữa bị đốt cháy bởi bàn tay của những người từ bên ngoài. Cuộc tập kích của người Chăm làm vua Trần phải bỏ chạy lánh nạn về phía Bắc. Trong kinh thành bỏ ngỏ, những kẻ xâm lược “đốt phá cung điện, cướp lấy con gái , ngọc lụa đem về.” Đây không phải là lần đầu tiên kinh đô của Đại Việt bị hủy hoại. Và đó chưa phải là lần cuối cùng. Hoàng Thành đã in “dấu giày” của không chỉ một đạo quân nước ngoài. Người Hán đã ở đấy, và cả người Nam Chiếu, người Champa, người Mông Cổ, người Pháp, người Nhật. Thăng Long còn bốc cháy bởi chính bàn tay của người Việt với tần suất nhiều không kém, từ những nhà sư nổi dậy, các hào trưởng chống lại triều đình, các thủ lĩnh nông dân, kiêu binh, các vị tướng nổi loạn, và tranh chấp triều đại. Mồi lửa của những thăng trầm biến động đó không chỉ chôn vùi Cửu Trùng Đài, mà còn cuốn theo vận mệnh của quốc gia trong nhiều cuộc khủng hoảng và sụp đổ.

Điểm tin báo ngày Thứ hai 3 tháng 9 năm 2018


Tin vắn Hoa Kỳ

Vũ Linh tóm lược


Ba kịch bản cho tương lai thể chế của Trung Quốc

By Anh Khoa
03/09/2018 


Không chỉ có người Việt Nam mới thấp thỏm về tương lai chính trị của Trung Quốc. Đất nước đông dân, rộng lớn và ngày càng giàu có này đang trở thành tâm điểm của cả thế giới khi ai cũng phải tính đến họ trong chiến lược phát triển của mình.
Vậy điều gì sẽ xảy ra ở Trung Quốc trong những thập niên tới? Một số học giả trên thế giới đưa ra ba kịch bản.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét