Phiếm: Nàng Kim Ngân VC Đuợc VNCH Giáo Dục
Lê Minh Nguyên
13-9-2018
Tục ngữ Việt Nam có câu “Thấy người sang bắt quàng làm họ”. Hôm
nay tình cờ biết nàng Kim Ngân Việt Cộng học Đại Học Văn Khoa thời Việt Nam
Cộng Hoà, vào khoảng các năm 1973-1975 thì à há! Nàng và ta là bạn chung
trường, nhưng không phải bạn đồng song chung lớp, nên bài viết này không nhằm
than thở tình yêu như ai đó có làm hai câu thơ:
Nhớ chi cô gái đồng song ấy!
Khi biết rằng em đã có chồng
Khi biết rằng em đã có chồng
Tôi vốn thích triết học nên ghi danh học ban triết ở Đại Học Văn
Khoa các năm 1971-1974, lấy được cái dự bị và hai cái tín chỉ (nếu thêm được
hình như 2,3 cái nữa thì được cử nhân). Ban đầu tôi đi triết đông, học các ông
Lưu Khôn, Kim Định… Ông Lưu Khôn dạy chữ Hán nhanh quá! Ổng Hán rộng còn mình
Hán hẹp nên chạy theo không kịp, đâm ra nãn đổi qua triết tây, học các ông Nguyễn
Văn Trung, Lý Chánh Trung…
Ông Kim Định thì bảo sinh viên đọc 3 cuốn sách của ổng, tượng
trưng cho 3 cấp: nhập môn, trung và cao (Cửa Khổng, Nhân Bản, Chữ Thời). Tôi lo
nếu chỉ học triết thôi thì khi ra trường đâm ra gàn gàn (xin lỗi các vị học
triết) khó kiếm việc nên cùng lúc học Đại Học Luật Khoa ban công pháp, chọn
trường luật là chính, đậu cử nhân năm 1974, học cao học và đứt bóng ngày
30/4/1975, bỏ nước ra đi cùng ngày mà lòng buồn vô hạn. Lý tưởng xây thành tan
theo mây khói!
Tôi có người bạn Phan Kim Ngân học luật ban kinh tế, một
activist thật là năng nổ hoạt bát mà tôi rất quý mến, sinh hoạt chung trong
Tổng Đoàn Sinh Viên Cấp Tiến, nhưng sau 30/4/75 thì mất liên lạc, muốn tìm lại
bạn cũ nên hễ ai có tên Kim Ngân đều tạo cho tôi sự chú ý, dù đó là Việt Cộng
nằm vùng như nàng Nguyễn Thị Kim Ngân.
Đại Học Văn Khoa có rất nhiều sinh viên thiên tả “chống Mỹ cứu
nước”, những đêm cuối tuần hay dựng sân khấu giữa đại lộ trước cổng trường hát
ầm ầm các bài hát chống Mỹ và phản chiến mà ở xa cả cây số còn nghe, tôi nghe
đến thuộc bài Làm Thân Cỏ Cú, ước gì bây giờ nàng Kim Ngân VC cho sinh
viên hát bài đó um sùm giữa lộ thì hay biết bao nhiêu!
“Dân tôi vùng lên như bão tố
Dân tôi vùng lên như cuồng phong
Dân tôi hiên ngang tuy sống nhọc nhằn.
Dân tôi vùng lên như cuồng phong
Dân tôi hiên ngang tuy sống nhọc nhằn.
Dân tôi vùng lên như bão tố
Dân tôi vùng lên như cuồng phong
Không ai giết được đời dân tôi!
Không ai cướp được đời dân tôi!”
Dân tôi vùng lên như cuồng phong
Không ai giết được đời dân tôi!
Không ai cướp được đời dân tôi!”
Làm sao nàng dám cho hát vì
“Trời sinh anh (TQ) ra làm thân đại thụ”
“Trời sinh anh (TQ) ra làm thân đại thụ”
nên
“Nay anh vươn mình che lấp sương mai
Nay anh đâm chồi để gặp thân tôi!”
Nay anh đâm chồi để gặp thân tôi!”
và vì tôi (CS) hèn tôi phải xin anh từng giọt nước mưa, dù anh
đang xâm lược và diệt chủng dân tôi:
“Nay anh vương mình che lấp thân tôi
Nước mưa có đổ không được bao nhiêu”
Nước mưa có đổ không được bao nhiêu”
Sáng ngày 12/9/2018 nàng Kim Ngân VC chủ tọa buổi họp Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội để cho ý kiến về dự án Luật Giáo dục sửa đổi. Nàng nói:
“Giờ tôi thấy thương bọn trẻ con quá, sao học hành giờ khổ sở
quá vậy. Chúng tôi ngày xưa đi học đâu đến mức vậy mà từ tên núi, tên sông, tên
cao nguyên, thể hiện trên bản đồ sẽ ở đoạn nào giờ vẫn không thể quên được,
lịch sử các trận đánh, các triều đại từ Lý, Trần, Tiền Lê đến giờ cũng vẫn nhớ
nguyên. Còn giờ hỏi bọn trẻ những thứ đó hầu hết đều không biết”.
Nàng Kim Ngân VC dám nhắc lại “lịch sử các trận đánh” là nàng đã
vi phạm Hiệp Ước Thành Đô với quan thầy TQ mà theo Hồi Ký Trần Quang Cơ, CSVN
đã cam kết không được nhắc đến các trận đánh, cho nên hằng năm dân tưởng niệm
cũng không cho. Nàng dám ca ngợi nền giáo dục VNCH tức là chê chế độ mà nàng
đang lãnh đạo. Chiếu theo Điều Lệ Đảng là nàng phải bị KỶ LUẬT!
Nhớ hồi giữa tháng 4/2015 nàng dẫn phái đoàn đi Harvard một tuần
trong Chương trình Lãnh đạo Quản lý cao cấp Việt Nam do Chương trình Phát triển
Liên hiệp quốc (UNDP) tài trợ. Sau đó, ở nhà GS Trần Huy Bích nam California,
tôi nói chuyện qua phone với một ông thầy dạy luật đang ở Boston, tôi mượn lời
Trọng Lú trêu chọc ông “Thầy phải như thế nào thì người ta – nàng Kim Ngân –
mới mùi với thầy như vậy chứ! Nàng mãi mê nói chuyện với thầy cả tiếng đồng hồ
mà quên cả những khách khứa khác đang muốn đến với nàng!” Ông thầy tôi dẫy
nẫy “Ai nói? Ai nói với Nguyên như vậy?” Điều này cho thấy nàng bị chao đảo lập
trường, đáng bị kỷ luật vì nàng vẫn khoái VNCH dù đã “ăn cơm quốc gia thờ ma
cộng sản”, có lẽ trong tiềm thức nàng đã:
“Tiếc cho đứa con gái khôn lấy thằng chồng dại
Tiếc cho cái bông hoa lài cắm bãi cứt trâu (CS)
Tiếc cho cái bông hoa lài cắm bãi cứt trâu (CS)
Học một điều gì nó có 4 tầng thấm nhập, như học chạy xe đạp
chẳng hạn, ở tầng thứ nhất là tầng chưa biết (chạy) nên coi thường, ra vẻ ta
đây, cho rằng nó dễ ợt! Đây là tầng của người dốt nhưng cho là mình biết hết,
thuờng được gọi là “tôi không biết cái gì tôi không biết”, rồi cưỡi lên chạy
đại và bị té trầy đầu gối.
Lúc này sự hiểu biết, nhờ qua kinh nghiệm té, nên được nâng lên
tầng thứ hai “tôi biết cái gì tôi không biết” vì việc chạy xe đạp coi vậy mà
không phải dễ.
Cẩn thận hơn, leo lên tập chạy và đầu óc luôn tập trung vào việc
đang chạy xe, uốn mình và kềm lái để sao cho thăng bằng và không rồng rắn, lúc
này sự hiểu biết được nâng lên tầng thứ ba “tôi biết cái gì tôi biết” tức tôi
biết là tôi đang chạy được xe đạp.
Tiếp tục chạy sau một thời gian, vừa chạy vừa nghĩ tới người yêu
đang ngồi chờ ở ghế đá công viên, huýt sáo hay ca hát, quên mất là mình đang
chạy xe, lúc này sự hiểu biết được nâng lên tầng thứ tư “tôi không biết cái gì
tôi biết” tức là cái học đã đi vào tiềm thức và trở thành phản xạ tự nhiên, đầu
óc không còn phải lo nghĩ nữa.
Đó là trường hợp của nàng Kim Ngân VC đã được giáo dục trong chế
độ Việt Nam Cộng Hoà, nó đã đi vào tiềm thức của nàng và nàng tuôn ra theo phản
xạ tự nhiên về một nền giáo dục nhân bản, nhân văn, dân tộc, bao dung và khai
phóng. Một nền giáo dục có nền tảng văn hoá, văn minh và nhất quán, chứ không
khùng khùng điên điên, tẩu hoả nhập ma và mất gốc như hiện nay.
Ông Mai Thái Lĩnh, có gia đình là cán bộ CS đi tập kết viết “Chế
độ Việt Nam Cộng hòa lúc đó biết lý lịch của tôi, nhưng vẫn không phân biệt đối
xử, cho nên tôi vẫn có thể học hành đến nơi đến chốn. Tính chất tốt đẹp của nền
giáo dục cũ của miền Nam là điều tôi công khai thừa nhận… những ưu điểm của nền
giáo dục cũ cần phải học hỏi. Chính là do thừa hưởng nền giáo dục đó của miền
Nam mà tôi có được tính độc lập trong tư duy, không bao giờ chịu nô lệ về tư
tưởng…”
Với nền giáo dục như hiện nay, nếu tôi là Tập Cận Bình thì tôi
sẽ hoan nghênh lắm vì nó lục cục lòn hòn, dễ xâm nhập và dễ đồng hoá, chỉ cần
thay hai cục vuông tròn gì đó thì đám trẻ sẽ bị nhồi sọ:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Cận Bình
Việt Nam đẹp nhất có tên Cận Bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét