Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018

Bản tin ngày Thứ tư 5 tháng 9 năm 2018


Tưởng Năng Tiến –Bình Luận Bóng Đá & Lãnh Đạo Quốc Gia


Trung Quốc đang ở vào một “thời cơ lịch sử”, bước vào một “kỷ nguyên mới” sẽ được đánh dấu bằng sự kiện đất nước đang trở thành một “lực vĩ đại” [mighty force] trên thế giới và đóng một vai trò gương mẫu [role model] cho việc phát triển chính trị và kinh tế.
Tập Cận Bình
Cơn suyễn đến bất ngờ khiến tôi phải nằm bẹp (dí) trong một cái nhà trọ tồi tàn, ở ngoại ô Bangkok. Thái Lan lại đang ở giữa mùa mưa, mưa nhiệt đới: tơi tả, xối xả, và tá lả ...
Trời buồn, lòng buồn, cả vũ trụ – tất nhiên – cũng buồn luôn và buồn thê thảm! Rượu không dám nhấp môi, đã đành; bia cũng khỏi dám đụng tới luôn. Thuốc lá chỉ cần nhìn cái bao thôi ... đã muốn ho hen rồi.
Phen này chắc chết, chết chắc. Adieu, nhân loại. Vĩnh biệt cuộc đời!
Nằm chờ vài ngày mà Thần Chết vẫn chưa chịu đến nên đâm ra chán. Tôi bèn bật TV coi chơi chút xíu. Màn hình bất ngờ hiện ra cảnh trận bóng U 23 Việt Nam vs U 23 Nam Hàn, trên sân cỏ Indonesia. Dù hoàn toàn không mặn mà gì lắm với thể dục thể thao, tôi cũng ráng xem cho đến giây phút cuối. Để lỡ mà qua đời (thiệt) còn có chuyện mà “tám” với mấy con ma, ở thế giới bên kia.

Đồng bào Trần Huỳnh Duy Thức

Đỗ Thành Nhân
4-9-2018


Đồng bào để chỉ những người cùng một giống nòi, một dân tộc, một tổ quốc với mình, hàm ý có quan hệ thân thiết như ruột thịt.
Theo nghĩa đen, “đồng bào” có nghĩa là “cùng một bọc” hay là “cùng một bào thai” và chỉ anh em ruột thịt cùng cha cùng mẹ. Ở Việt Nam có truyền thuyết “trăm trứng trăm con” với mục đích giáo dục tất cả các dân tộc Việt, nguyên thủy đều là anh em được sinh ra từ trong một bọc. Với người cha là Lạc Long Quân là cốt nhục của Rồng và mẹ là Âu Cơ là huyết thống của tiên nữ; “con Rồng cháu Tiên” cũng từ sự tích này.

Quốc ngữ và nỗ lực ‘thoát Hán’ của các Vua nhà Nguyễn

Nguyễn Quang Duy
4-9-2018


Tìm hiểu lịch sử là công việc vô cùng thiết yếu vì có hiểu người xưa, có hiểu được lịch sử mới hiểu được vận mệnh nước nhà mà khôi phục lại. Trên Diễn đàn BBC nhà báo Nguyễn Giang đưa ra một cách nhìn khá mới lạ để ghi công và đánh giá những nhân vật lịch sử đã đóng góp cho việc truyền bá chữ Quốc ngữ. “Các vị truyền giáo có công tạo ra bộ mẫu chữ, nhưng việc này không có gì quá độc đáo hay quá khó khăn và giả sử nếu không có họ thì việc đó cũng có thể làm được sau này.”

GIÁO XỨ SONG NGỌC HÀNH ĐỘNG VÌ TƯƠNG LAI


TNCG – Sáng 2 tháng 9, 2018 sau thánh lễ Chúa nhật, toàn thể bà con Giáo xứ Song Ngọc đã ra trước tháp nhà thờ để cùng nhau phản đối Bộ giáo dục phá nát tiếng Việt. Cùng hiệp ý đồng lòng với các tù nhân lương tâm đang bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bách hại và giam cầm cũng như phản đối Formosa xả thải chất độc ra môi trường biển miền Trung.

Sài Gòn: Miền đất hứa 


Trần Nhật Kim ( Danlambao) - Trong lịch sử cận đại, Việt Nam có hai biến cố quan trọng: Cuộc di cư của hàng triệu người từ Bắc vào Nam năm 1954 và cuộc xâm chiếm miền Nam của CS miền Bắc ngày 30-4-1975, khiến hàng triệu người miền Nam vượt thoát tìm tự do. Một thảm cảnh kéo dài nhiều thập niên.

Cả hai biến cố đều kết thúc bằng một Hiệp Định dưới danh nghĩa “Đình chiến đem lại hoà bình”, nhưng thực tế, đã khởi đầu một cuộc chiến mới thảm khốc hơn, mà hậu quả mang lại chết chóc và chia rẽ trầm trọng cho một dân tộc. 

Mặc dù dưới hình thức “Nam tiến”, nhưng cả hai hành động có bản chất khác biệt. Khởi đầu bằng chiêu bài “Bài Phong - Đả Thực” để thực hiện cuộc “Đấu tranh giai cấp” đẫm máu, kết thúc bằng Hiệp Định Genève, nhưng hậu quả đã đưa người dân Việt tới hận thù, khiến hàng triệu người phải bỏ miền Bắc di cư vào Nam năm 1954. 

Điểm tin báo ngày Thứ tư 5 tháng 9 năm 2018


Kim Jong-un vật lộn với nền kinh tế vòng kim cô Donald Trump phát huy sức mạnh

Hồng Thủy
04/09/18 


 (GDVN) - Donald Trump chưa gật đầu, Tập Cận Bình cũng khó dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế, bất chấp sự cải thiện quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng.
Nikkei Asian Review ngày 2/9 đưa tin, trong 2 tháng rưỡi kể từ hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều ở Singapore hôm 12/6, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tạm hoãn các cuộc đàm phán về hạt nhân, để tập trung vào cải thiện nền kinh tế trong bối cảnh bị trừng phạt.
Ngày 21/8, thông tấn xã trung ương Triều Tiên KCNA đưa tin, ông Kim Jong-un đã thị sát nhà máy thiết bị y tế Myohyangsan và phê phán đội ngũ quản lý đơn vị này đã "ngủ đông" quá nhiều năm.

Nhiều nhà máy Trung Quốc bắt đầu nếm mùi chiến tranh thương mại


Bình Minh
04/09/2018 

Nhiều nhà máy Trung Quốc đang mất đơn hàng xuất khẩu và phải sa thải công nhân, trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung gia tăng sức ép đối với nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới vốn dĩ đã giảm tốc từ đầu năm.
Trang CNN Money dẫn kết quả một cuộc khảo sát do công ty truyền thông Caixin phối hợp với công ty nghiên cứu thị trường Markit thực hiện cho biết, tăng trưởng sản lượng trong ngành sản xuất và chế tạo có quy mô khổng lồ của Trung Quốc trong tháng 8 đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 1 năm.

Tạp ghi của David Văn


Hiện nay dịch cúm heo của TQ đang đe dọa bất ổn quốc gia này mà thống kê nạn lạm phát của TQ đang rất giả tạo, vì thực tế nạn lạm phát của TQ có thể ở mức 4%. Trong lịch sử nạn lạm phát thì TQ từng có nạn dịch cúm heo vào những năm 90 của thế kỷ trước và có lúc nạn lạm phát leo lên gần 30% vào tháng 2/1989 và kéo dài và những năm 1993-1994 thì TQ cũng xẩy ra bùng phát nạn dịch cúm gia cầm và thổi bùng nạn lạm phát khá cao lên tới bình quân 27%. Và những năm 2007-2008 thì ở TQ cũng bùng phát lạm phát khá nặng leo lên tới mức có lúc gần 9%.

Việt Nam mượn của Trung Quốc bao nhiêu? 

Vũ Quang Việt
3/9/2018


(TBKTSG) - Việt Nam hiện nợ Trung Quốc bao nhiêu là câu hỏi đáng hỏi, bởi vì chính Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đã cảnh báo về các điều kiện không ưu đãi khi vay “tín dụng ưu đãi” của Trung Quốc.
Báo cáo “Cập nhật định hướng thu hút, và sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi giai đoạn 2018-2020 và tầm nhìn 2021-2025” (3-8-2018) đã viết như sau (trích nguyên văn): “...tín dụng ưu đãi của Trung Quốc tương tự như các khoản tín dụng xuất khẩu, là các khoản vay có điều kiện (chỉ định thầu cho các doanh nghiệp Trung Quốc) và có điều kiện vay kém ưu đãi hơn so với vốn ODA của các nhà tài trợ khác tại Việt Nam. Lãi suất khoảng 3%/năm, phí cam kết 0.5%, phí quản lý 0,5%, thời hạn vay 15 năm, thời gian ân hạn năm năm... Tuy nhiên, một số dự án sử dụng vốn vay, nhà thầu, thiết bị Trung Quốc cũng thường xuyên chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng, tăng tổng mức đầu tư... ảnh hưởng hiệu quả đầu tư. Do đó, định hướng trong thời gian tới đối với việc vay nguồn tín dụng ưu đãi của Trung Quốc cần được xem xét, cân nhắc”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét