Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018

Bản tin ngày Thứ năm 6 tháng 9 năm 2018

Sách giáo khoa và chính trị

By Nguyễn Quốc Tấn Trung
04/09/2018


Sách giáo khoa luôn luôn gắn bó chặt chẽ với chính trị và do đó cần sự tham gia có tính chính trị của tất cả mọi người.
Là những quyển sách có khả năng định hình niềm tin, thế giới quan và kỹ năng, kiến thức của trẻ em, sách giáo khoa (SGK) từ lâu đã là đối tượng của các cuộc chiến tư tưởng.
Điều này càng quan trọng hơn người ta nhận ra rằng SGK sẽ là những quyển sách đầu tiên nhiều người dân thật sự đọc, nếu không muốn nói là những quyển sách duy nhất mà họ sẽ đọc, trong nhiều bối cảnh tôn giáo – chính trị – xã hội.
Một nghiên cứu tại Nam Phi cho thấy, dù sở hữu nền kinh tế rất mạnh mẽ, chỉ phân nửa số học sinh của quốc gia này có hơn mười quyển sách để đọc và tham khảo tại nhà. Một nghiên khác của chính phủ Ai Cập vào năm 2010 cũng phát hiện rằng, 88% gia đình tại Ai Cập không hề đọc bất kỳ loại sách vở nào khác, ngoại trừ SGK cho con cái và Kinh thánh Hồi giáo.

Nhất đới Nhất lộ hay Thoát Trung 

Nguyễn Quang Dy
Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018 


“Trí khôn của con người rất mạnh, nhưng chúng ta không nên coi thường sự ngu xuẩn của con người” (“Human wisdom is very powerful, but we should never underestimate human stupidity” - Yuval Noah Harari, “It takes just one fool to start a war”).
Ba cơn địa chấn
Ngày 9/5/2018 đi vào lịch sử đương đại Malaysia, như một “cơn địa chấn chính trị” (New York Times, May 17, 2018). Sự kiện ông Mahathir Mohamad (93 tuổi) thắng cử còn là một “bước ngoặt chiến lược” trong quan hệ giữa Malaysia với Trung Quốc và sáng kiến “Nhất đới Nhất lộ”, với những hệ quả “không định trước” (unintended consequences).

Chiến tranh thương mại – Việt Nam đứng bên nào?

18.08.2018
Hoàng Hoa


“Tăng trưởng kinh tế của không ít quốc gia sẽ bị ảnh hưởng, nhất là những quốc gia tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào thương mại, thậm chí có thể xảy ra khủng hoảng kinh tế - tài chính. Tình hình sẽ xấu hơn cho tất cả nếu chiến tranh thương mại lan rộng và kéo theo chiến tranh tiền tệ, thậm chí leo thang thành xung đột vũ trang”.
Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Việt Nam, tiến sĩ  Vũ Đình Ánh, trong cuộc trao đổi với phóng viên Sputnik.

Chiến tranh thương mại Mỹ Trung làm GDP Việt Nam hụt 6.000 tỷ mỗi năm

09.08.2018


Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc sẽ làm giảm GDP của Việt Nam trung bình 0,03-0,12% trong 5 năm tới, ước khoảng 6.000 tỷ đồng/năm, Zing đưa tin.
Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ — Trung Quốc đến Việt Nam là chủ đề được thảo luận nhiều tại cuộc tọa đàm của Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế — xã hội quốc gia (NCIF — thuộc Bộ KH&ĐT) ngày (8/8).
Theo TS Trần Toàn Thắng, Trưởng ban kinh tế thế giới của NCIF, chiến tranh thương mại Mỹ Trung đã hiện hữu và bắt đầu tác động đến Việt Nam từ năm 2018 và lên đến đỉnh điểm vào năm 2020-2021. Theo đó, năm 2018, chiến tranh thương mại của 2 cường quốc làm giảm 0,03% GDP của Việt Nam; đến năm 2019 tăng lên 0,09%; đến năm 2020-2021 là 0,12% và đến năm 2022 tác động 0,11%.

Hà Nội: Hiệu trưởng bất ngờ vắng mặt trong lễ khai giảng, cổng chính bị đóng chặt

Bảo Bình 
05/09/2018 


Vào chiều 4/9, trong buổi đối thoại với phụ huynh, bà Nguyễn Kim Oanh đã bỏ vào phòng mặc cho phụ huynh la hét, yêu cầu bà nán lại.
Hiệu trưởng vắng mặt trong ngày khai giảng
Ghi nhận của PV Dân Việt, ngay từ sáng sớm ngày 5/9, rất nhiều phụ huynh đã tập trung trước cổng trường Tiểu học Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) theo dõi lễ khai giảng năm học 2018 - 2019.

Điểm tin báo ngày Thứ năm 6 tháng 9 năm 2018


Những dấu hiệu phản ánh uy quyền đầy bất ổn của Tập Cận Bình

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018 


Cách đây chưa lâu đã bùng nổ làn sóng tin đồn quyền lực của Tổng Bí thư Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình, đang đối mặt với những thách thức lớn từ nội bộ. Bắt đầu từ tháng Bảy, hoạt động tuyên truyền sùng bái Tập Cận Bình trên các báo giấy của nhà nước Trung Quốc đã tạm lắng xuống. 

Bóng ma khủng hoảng Hàn Quốc 

04/09/2018  


Sau màu hồng...
Từ được giới làm chính sách, chuyên gia kinh tế và giới doanh nghiệp ở Seoul nhắc đến nhiều nhất những ngày qua là từ mà ít ai tưởng tượng đến: khủng hoảng. Bởi lẽ, nhìn từ bên ngoài, nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á không có vẻ gì đang rơi vào khủng hoảng mà hoàn toàn ngược lại: Tăng trưởng GDP năm nay dự kiến dưới 3%, trong khi xuất khẩu vẫn mạnh và tình trạng thất nghiệp chưa tới 4%.

Đòi phát biểu trước lãnh đạo nước nhỏ mà không được, đoàn TQ đùng đùng lao khỏi phòng họp

Hải Võ
05/09/2018 


Tổng thống đảo quốc Nauru chỉ trích ông Du Qiwen, nhà ngoại giao đứng đầu đoàn đại biểu Trung Quốc dự Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương (PIF), là có thái độ "xấc xược".
Tổng thống Nauru, ông Baron Waqa, cho rằng ông Du tìm cách lợi dụng sức mạnh và uy thế của Bắc Kinh để bắt nạt đảo quốc nhỏ bé ở Thái Bình Dương này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét