Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

Bản tin ngày Thứ tư 31 tháng 3 năm 2021

Việt Nam chính quy hóa lực lượng chống “diễn biến hòa bình” trên mạng xã hội

Diễm Thi, RFA
2021-03-30

https://drive.google.com/file/d/1wYNR_ewYVPpiOn28inz5VjoRKQAbjk6w/view?usp=sharing

Xây dựng đội ngũ để tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, chống “diễn biến hòa bình” trên mạng xã hội. Đó là kế hoạch của Ban tổ chức Trung ương về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị năm 2021.

Việt Nam mấy năm qua chính thức có lực lượng đấu tranh trên không gian mạng với tên gọi Lực lượng 47. Đây là một lực lượng do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam lãnh đạo, chỉ đạo và được thành lập vào đầu năm 2016. Tính đến tháng 12 năm 2017, lực lượng này có quân số hơn 10.000 người, có mặt ở tất cả các đơn vị cơ sở, mọi miền, mọi lĩnh vực của quân đội.

Chính Luận Trần Trung Đạo – Ai là lính đánh thuê?

30/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1OGFcITYT8dsxoyVpSSDvQt3FN4f8Og6Y/view?usp=sharing

Nhưng nếu đem câu “người lính miền bắc có đánh thuê hay không?” để hỏi một cựu cán binh CS đã từng chiến đấu ở miền Nam trước 1975, chắc chúng ta sẽ nhận câu trả lời “không phải.”

Nếu ai đó tiến bộ về nhận thức chính trị thì nhiều lắm chỉ thừa nhận họ bị gạt, bị lừa nhưng vẫn cho khẩu hiệu “đánh bại chính sách thực dân mới của đế quốc Mỹ” là đúng và “thống nhất đất nước” là tình cảm tự nhiên. Tuy nhiên, cho tới nay, chắc không bao nhiêu người hiểu “chủ nghĩa thực dân mới” là gì và tình cảm “thống nhất đất nước” kia từ đâu mà có.

Một số khác cũng trả lời “không”, không có nghĩa là họ không thấy, không biết, không nhận ra sự thật sau nhiều nghìn đêm mất ngủ, nhưng chỉ vì không đủ can đảm để từ chối một phần đời trai trẻ của mình và nhất là mất đi những gì họ đang có hôm nay.

 

Trúc Giang - Cụm Tình Báo A.22 Trong Dinh Độc Lập

Thứ Sáu, tháng 11 29, 2019

https://drive.google.com/file/d/1ivCmFVRNlbZd7cMcy8PSiIoWtp4nXTpM/view?usp=sharing

1-ĐỊNH NGHĨA:

Tình báo, gián điệp là người hoạt động bí mật của phe địch để dọ thám lấy tin tức về tình hình quân sự, chính trị, kinh tế hoặc tác động, phá hoại.

2- GIÁN ĐIỆP TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM

Trong chiến tranh, ở miền Nam, có những điệp viên thuộc tình báo chiến lược như Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Lê Hữu Thuý và Phạm Ngọc Thảo.

2.1. VŨ NGỌC NHẠ

Vũ Ngọc Nhạ là nhân vật then chốt trong vụ án Cụm Tình Báo A.22 làm rung động chính quyền miền Nam năm 1969.

Tên thật là Vũ Xuân Nhã, sinh ngày 30-3-1928 tại tỉnh Thái Bình. Được kết nạp vào đảng CSVN năm 1947. Vũ Ngọc Nhạ còn nhiều cái tên khác nữa như Pière Vũ Ngọc Nhạ (tên Thánh), Vũ Đình Long (Hai Long) bí danh Lê Quang Kép, Thầy Bốn, “Ông Cố Vấn”.

Lê Văn Ngọc - Xuyên tạc lịch sử và tha hoá giáo dục

30/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1DEsHiwwDjOz4GEInTZDhv-U6SxALuilT/view?usp=sharing

Miền Nam quan niệm sử học là một khoa học nhân văn. Việc tiếp cận với lịch sử nếu có liên can đến giáo dục là muốn hiểu biết công nghiệp cũng như lịch sử của tổ tiên trong công việc dựng nước và giữ nước. Việc giáo dục lịch sử là để truyền đạt những công nghiệp của tổ tiên cùng những bài học lịch sử như là một kinh nghiệm cho con cháu hun đúc tinh thần yêu nước cùng vẹn nghĩa đồng bào. Giáo dục lịch sử ở Miền Nam lúc ấy đã trình bày cho người dân xuyên qua các người đi học, kẻ thù truyền kiếp là người Tầu phương Bắc và sau này là Thực dân Pháp đã cướp nước ta vào thời nhà Nguyễn để khai thác thuộc địa. Học đường VNCH thời ấy không dạy lịch sử hiện đại. Quyển sách mà nhiều nhà dạy sử VN dựa vào để dạy là quyển “Việt Nam Sử Lược” của Trần Trọng Kim (được Trung tâm Học liệu tái bản tại Saigon thập niên 60) cũng dừng lại ở năm Nhâm Dần (1902) Cụ Trần đã có ý kiến về giai đoạn hiện đại của sử VN như sau: “Sách VNSL này chép đến đây hãy tạm ngừng, để sau có tài liệu đầy đủ và các việc biến đổi ở nước VN này được rõ rệt hơn, sẽ làm tiếp thêm”. (Cụ Trần chú thích thêm): “Trước kia tôi đã dự bị viết một quyển sử nối theo sách này, Tôi đã thu nhặt được rất nhiều tài liệu. Chẳng may đến cuối năm Bính Tuất (1946) có cuộc chiến tranh ở Hanoi, nhà tôi bị đốt cháy, sách vở mất sạch, thành ra đành bỏ quyển sử ấy, không làm được nữa.”

Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 31 tháng 3 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1ffVOyYkSuVYzhCbj-BNp5wBpgkprKUW3/view?usp=sharing

Ngô Nhân Dụng  - Where are you from?’

31/03/2021

https://drive.google.com/file/d/1rRd59Ed0jATrIaEamebtQGV_PzH9KhVb/view?usp=sharing

Bữa đó chúng tôi bàn nhau phải “dọn nhà,” dù đồ đạc chưa sẵn sàng. Vì cuốn lịch tử vi Tam Tông Miếu bảo nên “Nhập Trạch” và “An Môn,” thay đổi chỗ ở rất tốt. Đó là ngôi nhà đầu tiên tôi mua ở nước Mỹ.

Tôi sang nhà mới ngủ, mang theo đủ đồ dùng cá nhân, cái ấm đun nước để lúc thức dậy pha bình trà. Sáng sớm, có người bấm chuông. Mở cửa ra, một người đàn ông tươi cười tự giới thiệu: Tôi là John, hàng xóm của ông. Tôi biết ông mới đến đây ở.

Đằng sau vụ thử thành công bom khinh khí lần đầu của Trung Quốc

Tác giả: Bành Kế Siêu (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

29/3/2021

https://drive.google.com/file/d/14lW9yiNNhTzXjTTaqGGIyd4YGZplPgi2/view?usp=sharing

8h20 sáng ngày 17/06/1967, Trung Quốc thử thành công trái bom khinh khí đầu tiên. Bầu trời La Bố Bạc [Lop Nor, một vùng có nhiều hố, hồ muối nhỏ nằm giữa sa mạc Taklamakan và sa mạc Kuruktag ở phía Đông Khu Tự trị Uigur Tân Cương] đồng thời xuất hiện hai vừng “Mặt Trời”, một trong đó còn sáng hơn cả ánh sáng của 1000 Mặt Trời. Nửa đêm hôm ấy, đông đảo dân Bắc Kinh ùa ra đường phố diễu hành chúc mừng vụ thử thành công.

Một tờ  báo Anh bình luận: Lại một lần nữa, Trung Quốc làm phương Tây sửng sốt: thời gian thực hiện vụ nổ bom khinh khí đầu tiên rút ngắn được từ 6 đến 12 tháng so với dự kiến, thời gian cần dùng để từ bom nguyên tử tiến đến bom khinh khí ngắn hơn bất cứ cường quốc hạt nhân nào.

Đại Ký Sự Biển đông - Diễn biến bãi Ba Đầu

Cập nhật ngày 30/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1Llp5EfnRP78UNLjO4UtyN1S2JD1TYNmB/view?usp=sharing

Theo thông tin từ The Philippine Inquirer, hình ảnh từ không quân Philippines cho thấy vẫn có hơn 200 tàu Trung Quốc hiện diện ở Bãi Ba Đầu. Đáng chú ý, khi máy bay tuần tra của không quân Philippines bay qua khu vực, phía Trung Quốc đã yêu cầu phía Philippines rời khỏi khu vực ngay lập tức “để tránh bất kỳ động thái nào có thể gây ra hiểu lầm.” 

Đây là bằng chứng rõ ràng rằng Trung Quốc đang thực hiện quyền kiểm soát thực tế với Bãi Ba Đầu, chứ không đơn thuần nơi đây là một bãi đá không người chỉ có ngư dân đánh cá. Đây là kịch bản tương tự với kịch bản Trung Quốc chiếm Đá Vành Khăn năm 1995.

Thứ Ba, 30 tháng 3, 2021

Bản tin ngày Thứ ba 30 tháng 3 năm 2021

Cánh Cò - Những tấm gương

29/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1HmIR7UKAPvpnOYAPaS1bL1s4tE1GYcup/view?usp=sharing

Có những tấm gương phù thủy khi soi vào người xấu bỗng nhiên hóa thành đẹp và ngược lại. Tuy nhiên tấm gương tốt nhất dành cho người lương thiện và tử tế là tấm gương nói lên sự thật về khuôn mặt người soi nó.

Những tấm gương hôm nay đang hiện diện tại hai quốc gia: Miến Điện và Việt Nam.

Tại Miến, chính quyền quân phiệt đang thảm sát đồng bào mình nhưng khi nhìn vào gương phù thủy bọn cầm súng thấy đây là biện pháp giữ gìn an ninh cho quốc gia phù hợp nhất.

Tại Việt Nam chính quyền hùa theo Trung Quốc, Nga và Ấn Độ hưởng ứng chế độ quân phiệt Miến và phủ nhận tuyên bố chung của Liên Hiệp Quốc. Hà Nội nhìn vào gương phù thủy và tự mãn: Không can thiệp vào nội bộ của nước khác là hành vi đúng đắn. Trong khi đó tấm gương của người tử tế thì lại xác định nhà nước Việt Nam tàn ác không kém chính quyền Miến khi làm ngơ cho những kẻ giết người không gớm tay.

Một số nhân sự chủ chốt của Chính phủ Hà Nội mới

Phóng viên RFA  phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer

2021-03-27

https://drive.google.com/file/d/1MgC5WP_dhLvsfn80fbj72oH1ukBrLQIE/view?usp=sharing

Cùng với việc bầu thông qua lãnh đạo Nhà nước và Quốc hội, tại kỳ họp thứ 11 đang diễn ra ở Hà Nội, Quốc hội Việt Nam sẽ tiến hành công tác tương tự đối với các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Chính phủ. Tuy chưa bỏ phiếu thông qua nhưng một danh sách với đầy đủ thông tin về nhân sự mới của Chính phủ đã được chia sẻ trong những tuần gần đây. Phóng viên RFA có cuộc phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam, liên quan chủ đề những nhân sự đang được bàn đến này.

RFA: Danh sách nhân sự không chính thức mà ông hiện có cho hay ông Phạm Minh Chính, tới đây, sẽ trở thành Thủ tướng mới của Việt Nam. Theo ông, với kinh nghiệm làm việc đa dạng trên nhiều lĩnh vực từ ngoại giao, luật pháp cho đến an ninh và phát triển kinh tế-xã hội, liệu ông Chính có thể trở thành một Thủ tướng thành công hay không và đâu là những ưu tiên trong chương trình nghị sự của ông ấy?

Trung Quốc bao vây đá Ba Đầu đặt ra mối đe doạ mới đối với Việt Nam

Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)

30/03/2021

https://drive.google.com/file/d/1dupewHsspZKkzjYMfjrF3uoM_byuV5rp/view?usp=sharing

Mới đây, Philippines đã lên tiếng chỉ trích hành động mang tính “gây hấn” của Trung Quốc sau khi Bắc Kinh điều hơn 200 tàu thuyền đến Biển Đông.

Manila đồng thời yêu cầu Bắc Kinh rút đội tàu này ra khỏi vùng biển tranh chấp.

Cụ thể, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Lorenzana đã yêu cầu hơn 200 tàu thuyền của Trung Quốc mà ông khẳng định là thuộc lực lượng dân quân biển của Trung Quốc phải rời khỏi rạn san hô có tên là Đá Ba Đầu (Manila gọi là Julian Felipe) thuộc quần đảo Trường Sa.

Y Chan  - Túm tùm tụp về bầu cử: Bạn luôn có lựa chọn, kể cả khi không được chọn lựa

Vì sao cần tìm hiểu về bầu cử, kể cả khi không muốn bầu và không có ai để cử.

30/03/2021

https://drive.google.com/file/d/1VyUYGHyu50YzN1NPgHZ47KCpy_5qHW0W/view?usp=sharing

Bạn có biết vào kỳ bầu cử Quốc hội đầu tiên năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong tổng số đại biểu được bầu, có đến 43% là ứng cử viên tự do không thuộc đảng phái nào? Đúng 70 năm sau, vào kỳ bầu cử Quốc hội khóa 14 năm 2016, số đại biểu không phải đảng viên chỉ còn chiếm 4,2%.

Con số này, ngoài tác dụng phản ánh bức tranh quyền lực tuyệt đối mà một đảng đang nắm giữ ở Việt Nam, còn thể hiện mức độ quan tâm của người dân đối với chuyện bầu cử của đất nước: từ 10 phần ngày trước tụt còn chưa được một phần ngày nay.

Chân Văn Đỗ Quý Toàn (Đứng vững ngàn năm): Sức đề kháng của dân tộc Việt

28/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1Bz1u6IQqPr7bSheAyIPvr_CqDodOzoet/view?usp=sharing

Dân tộc Việt càng ngày càng thuần nhất hơn trong một ngàn năm Bắc thuộc, nhờ thế ý thức tự chủ lên cao. Tính chất riêng (cá tính) của dân tộc Việt được vun bồi mạnh hơn. Đời sống đã văn minh tốt đẹp để có thể tự hào về nền văn hiến của mình, không đến nỗi phải cắm đầu bắt chước người nước khác. Nhờ thế Việt Nam không biến thành một tỉnh hay một quận của Trung Quốc. Điều quan trọng nhất là tổ tiên của người Việt Nam, không cần ai bảo ai, đã quyết định mình phải là một dân tộc riêng, không chịu hùa theo ngoại tộc. Quyết định tập thể này là một diễn trình kéo dài nhiều thế kỷ, có khi mạnh, khi yếu. Tổ tiên người Việt dần dần đi tới quyết định xác định mình là một tập thể riêng, nhờ các yếu tố về ngôn ngữ, tín ngưỡng; lại nhờ nền kinh tế đủ phong phú làm căn bản để đứng một mình. Trong các đặc tính này, dễ nhận ra nhất là tiếng nói người Việt khác tiếng Hán. Hầu hết các sử gia coi ngôn ngữ là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ dân tộc Việt. Chúng ta sẽ coi tiếng nói của người Việt Nam có những đặc tính nào để có thể đóng vai trò bảo vệ hồn tính dân tộc.

Phan Đức Minh - Không bao giờ quên những người CHIẾN-SĨ QLVNCH

April 30, 2013 by Lê Thy

https://drive.google.com/file/d/1i7vcFcCe2GgHZlCHioWIABbJFwbZX-Ff/view?usp=sharing

Bây giờ, nếu đặt người chiến binh của các cường quốc Âu-Mỹ vào vị trí, hoàn cảnh chiến đấu khó khăn, thiếu thốn, khắc nghiệt của người chiến binh Việt Nam Cộng Hòa, thử hỏi liệu những người chiến binh ấy có thể chiến đấu được như người chiến binh Việt Nam Cộng Hòa hay không? Chịu được bao lâu? Chính Phủ, Quốc Hội và Nhân Dân các quốc gia đó chịu được mấy tháng, mấy năm?

Câu trả lời xin dành cho những nhà viết sử chân chính, cho những Sĩ Quan và Quân Nhân Hoa Kỳ từng chiến đấu anh dũng, can trường bên cạnh những người bạn chiến binh Việt Nam Cộng Hòa của họ từ các chiến trường Khe Sanh, Ðác-Tô, Pleiku, Kontum, Ðồng Xoài, Bình Giả, Củ Chi, cho đến các chiến trường vùng đồng bằng sông Cửu Long, điểm tận cùng của Ðất Nước Việt Nam… Nếu muốn, quý vị có thể đọc thêm đoạn tài liệu mới đây thôi để thấy rõ thêm sự thật.

ThaiNC - Kỷ niệm đạo luật “Người cày có ruộng”

30/3/2021

https://drive.google.com/file/d/12oVgdW-xB7sBP_T5-ciUmg5FWWhMw8F5/view?usp=sharing

Ngày 26 tháng 3 năm 1970, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã ký tại Cần Thơ sắc lệnh số 003/60 ban hành luật “Người Cày Có Ruộng”. Ông nói: “Hôm nay là ngày vui sướng nhất của đời tôi”. Báo chí Hoa Kỳ thời bấy giờ cũng hết lời ca ngợi. Tờ New York Times cho rằng “Có lẽ đây là cuộc cải cách ruộng đất không cộng sản mang nhiều tham vọng và tiến bộ nhất của thế kỷ 20”.

Người Cày Có Ruộng là gì?

Là đạo luật có kế hoạch và mục tiêu cấp miễn phí 1.5 triệu hecta ruộng lúa cho 80 vạn hộ nông dân, đồng thời cấp giấy chứng nhận sở hữu ruộng đất đó cho họ.

Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 29 tháng 3 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/11OBRXBYN08prPiRh06fpvUDGF5xXv4QI/view?usp=sharing

Đỗ Văn Phúc – Chuyện nước Mỹ: phúc lợi xã hội

29/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1QFIv1eSD2NA6Y1hvi5PQxjK3vkPUiw1g/view?usp=sharing

TRỢ CẤP PHÚC LỢI XÃ HỘI.

Trước tiên, xin nêu ra một vài con số thống kê mới nhất, tính đến lúc viết bài này.

Dân số Hoa Kỳ hiện nay là 328,516,241 người, trong đó số người làm việc là 156,741,895 nhưng chỉ có 122,362,482 người đóng thuế. Lý do những người không đóng thuế có thể vì thu nhập thấp…

Hoa Kỳ có 94,995,989 không lao động (vì lý do hưu trí 52,884,551; cựu chiến binh 20,889,341; tàn phế 10,161,784; học sinh, sinh viên …).

Thu nhập trung bình tính theo đầu nguời là 30,475 đô la mỗi năm. Dân số được xem ở mức nghèo khó là 38,072,087 (12.3% dân số).

Số người nhận phiếu thực phẩm là 37,174, 033; nhận trợ cấp y tế miễn phí là 75,387,813; tổng cộng số người nhận các loại trợ cấp là 168,913,450.

Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

Bản tin ngày Thứ hai 29 tháng 3 năm 2021

Họp mặt Du Ca Mùa Xuân 2021, tưởng nhớ nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang

Mar 28, 2021

Văn Lan/Người Việt

https://drive.google.com/file/d/1EoYH3ayTEH1h4SggpaHfS3AbfAq7SQ7n/view?usp=sharing

GARDEN GROVE, California (NV) – Buổi họp mặt thân hữu Du Ca Mùa Xuân 2021 vào chiều Thứ Bảy, 27 Tháng Ba, tại Quán Hội Ngộ, thành phố Garden Grove, để tưởng nhớ nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang nhân ngày giỗ thứ 10 của ông (27 Tháng Ba, 2011 – 27 Tháng Ba, 2021), cùng gặp gỡ và ôn lại kỷ niệm một thời du ca sôi nổi.

Buổi hội ngộ gồm những gương mặt bạn bè du ca, nhớ về một thuở với cây đàn guitar thùng gỗ cùng những trái tim cháy bỏng đi xây dựng quê hương, nhớ về nhạc sĩ Du Ca Nguyễn Đức Quang, một trong những người sáng lập phong trào Du Ca Việt Nam hồi thập niên 1960 ở miền Nam Việt Nam.

Nguyễn Quang  - Tuyển tập Dân Chủ cho Việt Nam

28/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1nQaOGYCc97urCVcI0Ut7lxX-wgRLGHGn/view?usp=sharing

Lý do sự ra đời của tác phẩm

Dân chủ trở thành vô nghĩa nếu người dân không được phổ biến rộng rãi các kiến thức về việc làm thế nào để thực hiện được dân chủ! Cũng không thể có được nền dân chủ phổ quát nếu nhà cầm quyền mỵ dân chỉ truyền bá dối trá thứ dân chủ giả hiệu!

Nhân quyền gắn liền với dân chủ, thật vậy nếu các công dân bị bịt kín thông tin, không có tự do ngôn luận, hội họp… không có đối thoại sẽ không biết rõ được đâu là những quyền con người!

Ts. Chương Thâu - Vị trí quan trọng của phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam

17/08/2009

https://drive.google.com/file/d/1j4finPmYUQukjIKyr2A5AfBo6A9L1cvl/view?usp=sharing

Mở các trường học: Các nhà Duy Tân ở Quảng Nam (Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp) đi đầu trong việc đề xướng khai dân tự với việc mở hàng loạt trường ở hầu khắp các làng quê của xứ Quảng. Đó là các ngôi trường kiểu mới của dân tộc đầu thế kỷ trước. Nhưng tiêu biểu hơn cả là trường Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội (đã có nhiều tài liệu viết về trường này). Nhà trường có chương trình đường lối như Văn minh tân học sách, có tổ chức quy mô thu nhận hàng nghìn học sinh, có nhiều hình thức hấp dẫn: “Buổi diễn thuyết người đông như hội/ Kỳ bình văn khách tới như mưa" - Nhà trường có nhiều tác phẩm xuất sắc được lưu hành, phổ biến ra cả ngoài trường như những tài liệu tuyên truyền cứu nước. Nhiều địa phương khác trong Nam ngoài Bắc đã cố gắng phỏng theo mô hình này, dù ở quy mô nhỏ hẹp hơn.

Ts. Vũ Quang Việt  - Quan hệ thương mại Trung Mỹ và một số nước châu Á

Trung tâm Nghiên cứu Việt - Mỹ, Đại học Oregon

28/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1I0qoHvRJqWdd-Un9SU6V5gCtA3tTbsJw/view?usp=sharing

Việc coi thu hút FDI cũng là vấn đề cần đặt lại, vì mục đích của Việt Nam hình như không phải nhằm vào phát triển nền kinh tế có lợi cho đa số dân chúng mà là nhằm làm lợi cho thiểu số, để cho doanh nghiệp nước ngoài mượn đất, dùng điện và lao động rẻ, tha hồ thải ô nhiễm, thay vì gia công nguyên liệu nội địa lại đưa nguyên liệu từ nước ngoài vào để làm hàng xuất khẩu. Những năm gần đây, đầu tư trực tiếp của nước ngoài chiếm khoảng 22-24% tổng tích lũy của Việt Nam nhưng chiếm tới 70% tổng xuất khẩu của Việt Nam và trên 90% hàng xuất khẩu hàng đầu như máy tính, hàng điện thoại, điện tử, máy móc là của doanh nghiệp nước ngoài (theo số liệu của Hải quan và Tổng cục Thống kê Việt Nam). Ngay cả đến dệt may, 63% xuất khẩu cũng là của doanh nghiệp nước ngoài. Đây cũng là lý do dù thu nhập đầu người thấp nhưng tỷ lệ xuất nhập khẩu so với GDP của Việt Nam thuộc loại cao nhất thế giới.

Trọng Đạt  - Tháng Ba Di Tản

2017

https://drive.google.com/file/d/1tZW9mS7mtHVHh-kYcubEeDD_ChdPTAty/view?usp=sharing

Bối cảnh lịch sử

Đề tài này tôi đã viết vài lần trước đây nên sẽ không đề cập nhiều về chi tiết, trong phần nhận xét sẽ đánh giá lại hậu quả của di tản, xin được trình bầy lại trong dịp 42 năm biến cố bi thảm này.

Đầu tháng 2 năm 1968, trận đánh Tết Mậu Thân nổ ra ngay giữa mấy chục tỉnh và thị xã lớn tại miền nam VN, người ta cho là chiến tranh đã tới giai đoạn tàn khốc nhất và sẽ phải có hòa bình. Nhưng mấy năm sau đó dưới thời tân Tổng thống Nixon, cuộc chiến lại khốc liệt hơn gấp bội lần, những trận đánh lớn qui ước cấp sư đoàn, quân đoàn diễn ra liên tiếp. Mặc dù Mỹ-Việt Nam Cộng Hòa thắng lợi về quân sự nhưng nó không đóng vai trò quyết định mà thực ra trận Mậu Thân tuy cường độ khiêm tốn hơn nhưng đã thay đổi khúc quành cuộc chiến. Miền Nam đánh thắng một trận lớn nhưng thua trận, số phận bi thảm của Đông Dương đã được quyết định từ đây. Người Mỹ quá chán nản mệt mỏi cuộc chiến, họ chống đối dữ dội đòi chính phủ phải rút ra khỏi Đông Dương.

LỜI KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG CẤP BÁCH NHÂN NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI

CẦN TÁI THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA NƯỚC ĐỂ BIẾN ĐỔI CÁC HỆ THỐNG TOÀN CẦU

(An urgent World Water Day call to action)

Amanda Bielawski and Jamison Ervin – Bình Yên Đông lược dịch

United Nations Development Program – March 19, 2021

https://drive.google.com/file/d/1i5zwzt89hvYgQ3kMMBeNWytzW4i8NSUW/view?usp=sharing

Trong lưu vực sông Ing ở bắc Thái Lan, việc bảo tồn 483 hectares Rừng Ngập nước Boon Rueang đã bảo vệ khoảng 4 triệu USD dịch vụ sinh thái hàng năm, gồm có quy định cho nước uống và nông nghiệp, bổ sung nước ngầm và ngừa lụt. [Ảnh: Kynan Tegar]

Trong Ngày Nước Thế giới 2021 nầy, chủ đề ‘quý trọng nước’ đặc biệt xác nhận vai trò thiết yếu của hệ sinh thái lành mạnh trong việc duy trì nguồn cung cấp nước trên khắp thế giới.  Giữa khủng hoảng khí hậu và thiên nhiên, mối quan hệ hổ tương giữa nước và các hệ sinh thái là một khái niệm mà chúng ta phải giữ lấy đầy đủ hơn – và tài trợ.

An ninh nước “đang lạc hướng báo động”

Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 29 tháng 3 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1w1TOEoUSyp9rd8kcjsnCI4sdkaFOrXbJ/view?usp=sharing

Nguyễn Quang Dy - Tuần trăng mật của Biden: Vai trò Bộ Tứ và Xoay trục 2.0

28/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1w0DMHQNnDPLfhJhZErK2rRhwB4_A4SFU/view?usp=sharing

 “Quan hệ của chúng ta với Trung Quốc sẽ là cạnh tranh khi cần, hợp tác khi có thể, và đối đầu khi bắt buộc”- Our relationship with China will be competitive when it should be, collaborative when it can be, and adversarial when it must be. (Antony Blinken).

Tôi đã viết loạt bài “Dự báo Chính sách Đối ngoại của Chính quyền Biden” đăng trên trang Nghiên cứu Quốc tế (31/12-3/1/2021). Bài này cập nhật một số đặc điểm hình thành và triển khai chính sách của Biden, liên quan đến Trung Quốc và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific).

Tuy còn quá sớm để bình luận về chính sách của Chính quyền Biden trong nhiệm kỳ đầu (bốn năm), nhưng có đủ cơ sở để đánh giá những gì đang diễn ra trong “tuần trăng mật” (100 ngày). Cơ sở đó chủ yếu dựa trên một số nguồn dữ liệu đề cập dưới đây.

Lee Nguyen  - Người Myanmar: “Ở đây không bán thẻ nạp tiền cho SIM Mytel”

Liên doanh của tập đoàn Viettel và quân đội Myanmar đang bị tẩy chay trên khắp Miến Điện.

29/03/2021

https://drive.google.com/file/d/11N6CkfwWniL6355bbMKr4B7pUNDbEvjc/view?usp=sharing

Trong bối cảnh căng thẳng ngày một leo thang, nhiều cửa hàng ở Myanmar đồng loạt treo biển hiệu “Chúng tôi không bán thẻ nạp tiền cho SIM của Mytel”.

Trên Facebook, nhiều người đăng ảnh họ bẻ gãy thẻ SIM Mytel. Một số cửa hàng tuyên bố ngừng sử dụng mạng Internet mà Mytel cung cấp. Những bài đăng kêu gọi tẩy chay Mytel nhận được hàng chục nghìn lượt tương tác.

Các cuộc tẩy chay đang lan rộng khắp đất nước, từ các thành phố lớn như Yangon và Mandalay cho đến những vùng nông thôn như khu du lịch Bagan và các ngôi làng hẻo lánh ở bang Mon, phía Đông Nam Myanmar.

Phản kháng bằng cách tẩy chay hàng hóa

Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2021

Bản tin ngày Chủ nhật 28 tháng 3 năm 2021

Ông Lê Trọng Hùng – ứng cử viên tự do thứ 2 bị bắt

28/3/2021

https://drive.google.com/file/d/19K3T44VLgjK_RoyANBI0rhQVOtVIhbHu/view?usp=sharing

Tin ông Lê Trọng Hùng bị bắt với gia cảnh éo le đã khiến cho có người phải thốt lên rằng: “ Ra ứng cử làm gì cho khổ thân thế không biết”.

Ông Lê Trọng Hùng bị bắt ra sao?

Theo tin từ bà Đỗ Lê Na vợ ông Lê Trọng Hùng, sáng nay, 27/03/2021 vào lúc 10 giờ, khi ông Hùng đang chở con đi trên đường về nhà thì bị an ninh bắt giữ dùng vũ lực dẫn về nhà. Họ đã lấy chìa khoá và tự vào mỏ cửa nhà lục lọi, khám xét nhà từ 10:00 hơn đến 12:00 giờ trưa.

“Nổ” lần cuối, Nguyễn Xuân Phúc sa bẫy Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

26/03/2021

https://drive.google.com/file/d/16ODIy9aAZ3zXbmFDwAh-tbsDswn2KqKT/view?usp=sharing

Đây là “tiếng nổ” cuối cùng của ông thủ tướng Phúc chăng?

Chức vụ thủ tướng của Nguyễn Xuân Phúc giờ đây chỉ được tính bằng ngày. Qua 5 năm trên cương vị thủ tướng, người ta thấy điểm nổi bật nhất của ông Nguyễn Xuân Phúc là nói khoác mà ngôn ngữ dân gian thường hay gọi là “nổ”.

Được biết, vào năm 2018 có một nhà báo có ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc về những phát biểu dậy sóng của ông Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, và ông đã đã bỏ công sưu tập những câu nói của ông Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong những lần ông Thủ tướng vi hành các tỉnh thành trong cả nước.

Jason Nguyen  - Thẻ căn cước gắn chip: Sự cố của Estonia và bài học cho Việt Nam

Bất chấp khủng hoảng, người Estonia vẫn tin vào chính phủ điện tử. Họ đã làm điều đó thế nào?

26/03/2021

https://drive.google.com/file/d/1N7bjv2XtU50SuaYiPG8RHdHzgd7ZgitE/view?usp=sharing

Bộ Công an Việt Nam đang dốc toàn lực để tiến hành việc cấp thẻ căn cước điện tử có gắn chip cho người dân. 

Theo thông tin từ bộ này, thẻ căn cước gắn chip mới hiện đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng “vì tính ưu việt cũng như tạo sự thuận lợi khi sử dụng cho công dân”, bên cạnh những ưu điểm khác như “độ bảo mật cao hơn”, “lưu trữ lượng thông tin lớn hơn”, và “thuận lợi cho công dân khi thực hiện các giao dịch trực tuyến”.

Tuy nhiên, những chiếc thẻ có gắn chip này có thể mang lại nhiều rủi ro nghiêm trọng về bảo mật dữ liệu cá nhân hơn bạn nghĩ. Trong khi đó, dự thảo nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong đó có những dữ liệu được lưu trữ trong thẻ căn cước mới, vẫn đang được Bộ Công an lấy ý kiến.

Tháng Tư Nghiệt Ngã Oliver Todd

Dương Hiếu Nghĩa dịch

https://drive.google.com/file/d/1J6EdqdqeWPtm0_otOQipDw1ZuJa18AJ2/view?usp=sharing

Lời giới thiệu của người dịch

Đối với người dân Miền Nam Việt Nam, ngày 30/4 là một ngày dài, bi thảm! Tuy quân dân Miền Nam đã chiến đấu rất anh dũng để bảo vệ đất nước đến giờ phút cuối cùng, nhưng hầu hết Quân Dân Cán Chính Miền Nam vẫn chưa hiểu được

Tại sao TA mất nước ?

Dĩ nhiên phải có những nguyên nhân xa, nguyên nhân gần với những hậu quả chánh trị và quân sự của nó, phải có những lý do chủ quan và khách quan dẫn tới ngày 30/4/75.

Cho dù may mắn chạy thoát được nanh vuốt của bọn quỷ đỏ trước hay sau ngày bộ đội Miền Bắc dùng chiến xa T.54 của Liên Xô ủi sập hai chữ “Độc Lập” của Miền Nam Việt Nam , hay không may mắn hơn phải bị cộng sản lùa đi lao động khổ sai hằng chục năm dài đau khổ từ biên giới Trung Quốc đến mũi Cà Mau, gần như hầu hết quân dân cán chính chúng ta sau giây phút bàng hoàng ngơ ngác chiếu ngày 30/4 với sự có mặt của anh bộ đội Miền Bắc ngay tại Saigon, tất cả đều đã giải đoán sai hết về câu hỏi

Tại sao chúng TA mất nước ?

Có hơn “một ngàn lẻ một” câu trả lời: “Tại, Bị, Song le, Vì bởi, Lẽ ra “ … v.v. và v.v.. nhưng tôi nghĩ là chúng ta mỗi người ở mỗi vị trí khác nhau, như người mù chỉ được người ta cho sờ có mỗi một bộ phận nào đó của con voi thôi thì làm sao người đó tả lại đúng hình dáng và kích thước của con voi được ?

Do đó lần lượt chúng tôi xin được giới thiệu với độc giả một vài tác phẩm mà hôm nay là quyển “Tháng Tư Nghiệt Ngã” (nguyên tác: “CRUEL AVRIL”) của tác giả người Pháp: Olivier Todd.

Tác phẩm nầy được xuất bản vào tháng 11 năm 1987 tại Pháp.

Điệp Mỹ Linh – Chiều trên sông Nile

Ðể nhớ Nguyễn AnhTuấn

Tùy bút

https://drive.google.com/file/d/1ScLHeeiz_hxK84B2zV1A4GJOPYc-ui_k/view?usp=sharing

Má tôi kinh ngạc, hỏi. Giọng Tuấn buồn buồn:

-Những người vượt biên đường bộ, nhỡ bị bắt họ thường bị ghép vào tội theo thế lực thù nghịch để chống lại nhà nước. Vì vậy, con chặt bỏ lóng tay trỏ để, nhỡ bị bắt, họ biết con không có khả năng xử dụng súng, họ sẽ không ghép con vào tội chống phá “cách mạng”, thì tội của con sẽ nhẹ và con sẽ không ở tù lâu.

Ước tính của Tuấn là như vậy. Nhưng khi bị bắt tại Nât-Luông, họ nhốt Tuấn vào nhà tù ở núi Sam, bốn năm!

Suốt bốn năm tù, không biết bao nhiêu lần Tuấn hối tiếc vì nhớ lại buổi chiều cuối cùng, tháng Tư-1975, tôi gặp Tuấn tại nhà Thọ -- người bạn thân của Tuấn, cùng học tại đại học Khoa-Học. Tôi bảo Tuấn về nhà tôi, nhỡ có gì thì đi trốn pháo kích với gia đình tôi. Tuấn có vẻ suy nghĩ. Thọ khuyên tôi đừng đi đâu cả. Tôi thuyết phục Tuấn. Tuấn hơi xiêu lòng thì Thọ lại  lên tiếng:

-Chị về trước đi. Em chở nó theo chị ngay.

Nguyễn Quốc Tấn Trung  - Công nghiệp ô tô, chủ nghĩa dân tộc và “Vinfast-ism”: Mối lương duyên dài lâu nhưng vô định

Ngành công nghiệp ô tô có thể định hình danh tính dân tộc. Nhưng ra sao thì chưa ai biết.

27/03/2021

https://drive.google.com/file/d/1EiZ609SWI3JEGPE23u71MslI1JD-a7Ko/view?usp=sharing

Người Mỹ theo đuổi tự do cá nhân và bình quân hóa. Người Anh theo đuổi sự sang trọng, sự hoàn hảo và những trải nghiệm thượng hạng. Người Đức theo đuổi sự vượt trội kỹ nghệ khó ai bì. Người Nhật nhấn mạnh sự ổn định, sự đáng tin cậy. Trong khi đó, người Hàn tăng cường “bám trend”, theo đuổi tích hợp những công nghệ mới nhất.

Người Việt sẽ theo đuổi gì trong sản xuất ô tô của “chủ nghĩa Vinfast” để biến nó trở thành độc nhất, thật sự trở thành niềm tự hào dân tộc mà phần đông cộng đồng mong mỏi?

Vinfast sẽ còn ở lại, và sẽ tiếp tục phát triển trong phong trào dân tộc chủ nghĩa Việt Nam. Nhưng thiếu vắng một niềm tin, một nền triết học dân tộc, một tư duy sản xuất dân tộc, chúng ta vẫn chỉ là những kẻ cơ hội lướt sóng chủ nghĩa tư bản trong vỏ bọc xã hội chủ nghĩa mà thôi.

Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 28 tháng 3 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1vKaSqrsE7SzhbboPe3--VMZiBd4Co-_Z/view?usp=sharing

Gs. Nguyễn văn Tuấn - Điểm Sách “Silent Invasion”

March 26, 2021

https://drive.google.com/file/d/1hc65QvpoiWwS1ktofA3_FZrfDrIhNOmi/view?usp=sharing

Nhờ một bạn giới thiệu mà tôi biết đến cuốn sách “Silent Invasion” (1) của tác giả Clive Hamilton (2). Phải nói rằng đây là một cuốn sách, nói như Giáo sư John Fitzgerald, là rất đáng đọc. Đáng đọc để biết một cuộc xâm lăng âm thầm vào chính trường nước Úc được điều phối từ Bắc Kinh. Đáng đọc để hiểu hơn những chiến lược mà Tàu cộng đã và đang áp dụng, cùng với sự tiếp tay của những Hoa kiều, để mua chuộc ảnh hưởng và qua đó bành trướng chính trị đến các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Đây là một cuốn sách cũng như câu chuyện đằng sau (3) đã và đang gây chấn động ở Úc. Đi đâu cũng nghe giới trí thức nói về nó. Hôm kia, trong một buổi giải lao, một giáo sư người Úc thuộc đại học UTS cũng nói với tôi về cuốn sách này, và những gì tác giả cảnh báo. Người Việt chúng ta, dù ở Úc hay ở Việt Nam, cũng nên đọc quyển sách này. Đọc để thấy sách lược của Tàu nhằm gây ảnh hưởng và xâm nhập vào hệ thống chính trị từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất.

MH370 rơi trong vùng biển Việt Nam, kịch bản khả dĩ nhất ?

Minh Anh. RFI

Đăng ngày: 28/03/2021

https://drive.google.com/file/d/1UJ-qXWQrzKp-3Gf6X4HnQGOpKOq0-siL/view?usp=sharing

« Chuyến bay MH370 không thể nào biến mất », là điều nhà báo Florence de Changy, sau 7 năm điều tra, muốn khẳng định trong tập sách vừa xuất bản có tựa đề « MH370. Sự mất tích ». Vậy, chiếc MH370 đó đã ở đâu ? Một kịch bản mà phóng viên tờ Le Monde và đài RFI, thường trú tại Hồng Kông cho là khả dĩ nhất : MH370 có nhiều khả năng đã rơi trên Biển Đông, trong vùng lãnh hải Việt Nam.

Để có thể đưa ra kịch bản này, trong tập sách, nhà báo nêu lên rất nhiều điểm đáng ngờ, mà bà vẫn chưa thể nào giải đáp hoặc không được giải thích. Tại sao tín hiệu ACAR biến mất qua hai bước mà không mất hoàn toàn ngay khi rời cọc tiêu Igari như chính quyền Malaysia thông báo ?

Làm thế nào mà tại một khu vực có mật độ radar dân sự và quân sự dày đặc, (ít nhất là có 13 chiếc radar quân sự), không một trạm quan sát nào có thể dò thấy tín hiệu chiếc Boeing 777 ?

 

 

Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2021

Bản tin ngày Thứ bảy 27 tháng 3 năm 2021

Chính Luận  Trần Trung Đạo : Khi bài hát trở về

25/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1KkONMfVgTaF-7MrNerzGBoESS-Z7xZ2j/view?usp=sharing

Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ như giọt nước mắt bi tráng của tuổi trẻ Việt Nam ngày nào nhỏ xuống trên quê hương chiến tranh khốn khổ, đã bốc thành hơi, tụ thành mây và sau bao năm vần vũ khắp góc bể chân trời đã trở về quê hương qua ánh mắt của em, qua nụ cười của chị, qua tiếng hát của anh, hồn nhiên và trong sáng.

Từ “vết thương rỉ máu” của một dân tộc đã từng bị nhiều đế quốc thay phiên bóc lột, lợi dụng và hôm nay còn đang chịu đựng trong áp bức của độc tài đảng trị, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ cất lên như một lời khuyên, hãy sống và hãy vững tin vào lịch sử. Sẽ có một ngày, sẽ có một ngày.

Phạm Quỳnh – Đi tìm một chủ nghĩa Quốc Gia

Người dịch: Lại Như Bằng

Nguyên tác chữ Pháp "Vers une doctrine nationale"

https://drive.google.com/file/d/1LZfU4j6jLqTrKRJIuY8LtxOlcoK6lm1c/view?usp=sharing

Chúng tôi muốn khôi phục giá trị của cụm từ này bằng cách trả lại cho nó ý nghĩa đáng lẽ nó phải có.

Đối với chúng tôi, một người theo chủ nghĩa quốc gia là một người hết lòng gắn bó với đất nước và nòi giống mình, có một ý thức cao về tình đoàn kết quốc gia và truyền thống lịch sử; là một người yêu nước, nhưng yêu nước không chỉ bằng tình cảm mà còn bằng lý trí, một người muốn nâng mức độ yêu nước của mình lên thành một chủ thuyết đạo đức và chính trị. Từ một tình cảm tự nhiên, tiềm ẩn trong thâm tâm của mỗi con người, người này muốn xây dựng thành luật sống hay một thái độ hoàn toàn có ý thức và có suy luận. Trong một thế giới mà mọi tôn giáo đã hoàn toàn sụp đổ, mọi triết lý bị lay động ngả nghiêng, chính trị từ từ bị kinh tế lấn áp hoàn toàn, đạo đức không còn dựa trên một nền tảng vững chắc nào và con người mỗi lúc phải tự hỏi sống để làm gì, người này thấy rằng chỉ còn một thực tế tồn tại giữa tất cả cái hỗn loạn này, đó là tập thể xã hội và dân tộc từ đó mình sinh ra, với những người giống mình, được nhào nặn bằng cùng chất liệu nhân cách, với những nỗi nhọc nhằn, đau xót, hy vọng như mình, gắn bó với mình bằng cả ngàn sợi giây vô hình, và cùng chung với mình một vận mệnh.

Những Ngày Cuối Cùng ở Tổng Y Viện Duy Tân, Đà Nẵng: 03/1975

April 12, 2018 by dongsongcu

Bạch Thế Thức

https://drive.google.com/file/d/1y6V1YxCACyMJ08Jq8jhrmiIZdo60ZKgN/view?usp=sharing

Hiệp định đình chiến Paris có hiệu lực từ ngày 27 tháng Giêng năm 1973 với niềm hân hoan và phấn khởi của mọi người mọi giới nhất là những người đang mặc quân phục với suy nghĩ về một cơ hội sớm giã từ vũ khí để xây dựng lại đất nước sau bao nhiêu năm tang thương đổ vỡ do chiến cuộc điêu tàn; nhưng rồi: chỉ là một nỗi thất vọng ê chề. Vỏn vẹn 2 ngày sau cái ngày hòa bình ma quái này, Trung Tâm Tiếp Huyết báo động đang thiếu máu trầm trọng và Y sĩ Đại tá Chỉ Huy Trưởng Trường Quân Y kêu gọi Sinh Viên Quân Y hiến máu ngay chính dưới cột cờ ở Vũ Đình Trường, nơi mà 2 ngày trước đây họ đã làm lễ chào mừng ngày hòa bình và tưởng niệm các chiến sĩ vị quốc vong thân thật cảm động.

Trần Trung Chính: Mát Xa, Mát Gần

27/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1OPzQSX2MVRsteQOXS5-rHjW_KLp4pEBX/view?usp=sharing

Một người lao công làm việc trên 15 năm trong Phòng Côn Trùng của Sở Bảo Vệ Mùa Màng được Đảng Bộ Cơ Sở đề cử đi học Đại Học Tại Chức để nâng đỡ cho giai cấp công nhân của chế độ XHCN. Trong khi theo học tại Đại Học Tại Chức, người công nhân này phải học Bổ Túc Văn Hóa. Lãnh được văn bằng Đại Học Tại Chức, người công nhân nhân này bước lên học Đại Học Chuyên Tu để lấy văn bằng Tiến Sĩ Côn Trùng. Anh chọn khảo sát và nghiên cứu về con “cào cào” (grass hopper”).

Anh đặt con cào cào trên bàn và lấy thanh gỗ đập xuống bàn, anh thấy con cào cào nhảy lên. Rồi anh cắt chân con cào cào và đập thanh gỗ xuống bàn, anh không thấy con cào cào nhảy lên nữa. Rồi anh kết luận: “Khi ta cắt 2 chân của con cào cào thì nó trở nên điếc”

Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 27 tháng 3 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1nhMRkX4DWvPSU2p4sd9gUnPMAiZvsyZm/view?usp=sharing

TT Thái Anh Văn, Người Phụ Nữ Khiến Bắc Kinh Lo Sợ Nhất

Ban Tu Thư. TVVN

26/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1VmGfwya1E3seLg7KOqvZYxv3f5xQM-iv/view?usp=sharing

Truyền thông Mỹ “GZERO Media” đã có một bài viết, nói về tổng thống Đài Loan, Bà Thái Anh Văn như sau: Mặc dù chỉ có quan hệ ngoại giao chính thức với 15 quốc gia, và luôn phải đối mặt ĐCSTQ “sói chiến” với một hàm răng đầy móng vuốt sắc nhọn, nhưng bà Thái đã khéo léo áp dụng một chiến lược ngoại giao kiểu mèo vờn để đối phó một cách linh hoạt trước sự chèn ép của ĐCSTQ đối với Đài Loan trên trường quốc tế. Bài báo còn nhấn mạnh rằng bà Thái Anh Văn có thể là người phụ nữ đáng sợ nhất đối với chính quyền Bắc Kinh.

Trung Quốc: Phát huy ngoại giao láng giềng trước cục diện trăm năm có một

Tác giả: La Chiếu Huy | Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

26/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1JvJLCVuKCG9zg8xSEy-tsxE8Q3AWdoBw/view?usp=sharing

Các quốc gia láng giềng là nơi đặt nền móng cho sự phát triển thịnh vượng của Trung Quốc. Trung Quốc luôn đặt các quốc gia láng giềng ở vị trị ưu tiên trong tổng thể nền ngoại giao, kiên định giữ vững mối quan hệ láng giềng hữu nghị, thực hành lý luận “thân, thành, huệ, dung”, làm sâu sắc thêm quan hệ láng giềng hợp tác đôi bên cùng có lợi, đồng thời tiếp tục cải thiện môi trường láng giềng. Năm 2020 chứng kiến một thế cục chưa từng có, dưới tác động của đại dịch và cục diện Trung – Mỹ, các yếu tố phức tạp trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ngày càng gia tăng.

Tác động từ thử nghiệm tiền điện tử của các ngân hàng trung ương

Nguồn: Gillian Tett, “Central bankers’ crypto experiments should put investors on alert”, Financial Times, 26/03/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

25/3/2021

https://drive.google.com/file/d/18ERVoE5MzZXHQN_wAE9pZDzr2syumm6R/view?usp=sharing

Năm nay, bitcoin đã mê hoặc nhiều nhà đầu tư. Bitcoin đã tăng giá gấp đôi, sau khi tăng gấp ba lần trong năm 2020; và những nhân vật như Elon Musk đã ủng hộ nó – tuần này, ông tweet rằng người dùng có thể mua xe Tesla bằng bitcoin. Điều đáng chú ý hơn nữa là một số ngân hàng chính thống như Citigroup hiện cho rằng bitcoin “có thể được định vị tối ưu để trở thành loại tiền tệ toàn cầu ưa thích cho thương mại” trong tương lai, một vai trò hiện đang được đồng đô la nắm giữ.

Nhưng trong khi những điều này đang gây chú ý thì có một câu chuyện tiền mã hóa thứ hai đang diễn ra mà hầu hết mọi người ít chú ý hơn: các thử nghiệm của các ngân hàng trung ương. Tuần này, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã tổ chức một hội nghị “đổi mới”, tại đó Jay Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed), giải thích rằng các quan chức Fed đang làm việc với Viện Công nghệ Massachusetts để tìm hiểu tính khả thi của tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành (CBDC) dựa trên đồng đô la.

Mỹ không thể là « sen đầm quốc tế » bằng giấy trước Trung Quốc

Thụy My. RFI

26/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1qy4OkpqX5YkoiMIH2goGuVLOOLt8ftN7/view?usp=sharing

Tác giả Alain Frachon bắt đầu bài bình luận trên Le Monde bằng từ « ngạo mạn » : Trung Quốc nay chính thức bị bệnh dịch mãn tính này. Le Figaro cho rằng để đối phó với Bắc Kinh, « Nước Mỹ không nên trở thành sen đầm bằng giấy ».

Trang nhất các báo Pháp hôm nay rất đa dạng, từ việc chính khách cánh hữu Pháp Xavier Bertrand ra ứng cử tổng thống, bệnh nhân Covid nặng ngày càng trẻ, kênh đào Suez bị tắc nghẽn cho đến vụ diệt chủng Rwanda.

Bắc Kinh mắc bệnh ngạo mạn mãn tính

Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

Bản tin ngày Thứ sáu 26 tháng 3 năm 2021

Tưởng Năng Tiến - Mặt Sau Của Vài Tấm Ảnh

https://drive.google.com/file/d/1QBMy8SzMMFHDsIcWpWSryKjsvzs4SE0k/view?usp=sharing

Nhà văn Võ Đắc Danh vừa gửi đến độc giả và thân hữu một bức ảnh khá lạ mắt, cùng với đôi lời phân giải:

“Nhà báo Đoàn Khắc Xuyên cho rằng bức ảnh xứng đáng được trao giải thưởng… thư ký tòa soạn một tờ báo lớn ở SG hiểu lầm tưởng tôi là tác giả nên nhắn tin xin file gốc để đăng báo. Và sau đó, một người bạn đang làm việc ở một trường đại học bắc Cali gọi điện cho tôi, anh vừa khóc vừa nói: ‘Anh có cách nào tìm ra người phụ nữ trong bức ảnh, tôi muốn giúp đỡ cô ấy, biết rằng những mảnh đời như cô ấy ở VN không ít, nhưng bức ảnh làm tôi nghẹn ngào rơi nước mắt, tôi muốn giúp cô ấy cũng chính là giúp tôi vơi bớt nỗi đau…”

Nguyễn Kiến Tạo - Việt Nam âm mưu gì khi bỏ tù các nhà bất đồng chính kiến trong nhà thương tâm thần

26/3/2021

https://drive.google.com/file/d/15b4gShj-PhFjBJZ52ta2wTtzVIaU_bNz/view?usp=sharing

 Bỏ tù các nhà bất đồng chính kiến, hoạt động vì nhân quyền, đối kháng chính trị vào các trại, nhà thương tâm thần là phương cách của nhà nước cộng sản

Bỏ tù người bất đồng chính kiến vào nhà thương tâm thần là phương thức được các nước cộng sản áp dụng. Sau khi Liên Xô tan rã, các tài liệu của nước cộng sản này bị xới tung, phơi bày cho thấy nhà nước cộng sản này đã từng áp dụng các biện pháp đàn áp khắc nghiệt, dã man thế nào đối với dân chúng của họ; một trong các phương pháp tàn nhẫn đó là đã sử dụng các trại tâm thần như một dạng nhà tù nhốt những người không đồng quan điểm với các chính sách của đảng cộng sản.

Lo sợ lật đổ, Nguyễn Phú Trọng phong hàm trăm tướng?

Hương Nhung – Thoibao.de (Tổng hợp)

26/03/2021

https://drive.google.com/file/d/1GpYTHrEeVrq3U618t0wvW5Cn92VIeN88/view?usp=sharing

Báo chí cho thấy bàn tay ông Trọng làm lạm phát tướng

Đã tham quyền cố vị thì rất thích đảo chính nếu chưa leo lên tột đỉnh quyền lực, còn đã leo lên rồi thì lại rất lo sợ bị đảo chính. Chính vì vậy việc củng cố quyền lực cho vây cánh là một việc làm rất cần thiết để chống đảo chính.

Đảo chính có nhiều loại, đảo chính quân sự là dùng lực lượng quân đội cướp quyền lực người khác lên nắm quyền. Ví dụ như ở Myanmar vừa rồi là hiện tượng đảo chính quân sự. Tuy nhiên đó là tình hình các nước khác. Còn tình hình Việt Nam, mà cụ thể là trong nội bộ ĐCS Việt Nam thì chưa hề có đảo chính quân sự mà chỉ có đảo chính ngầm. Hiện tượng năm 2001 ông Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, và Lê Đức Anh hợp nhau hạ bệ Lê Khả Phiêu để đưa Nông Đức Mạnh lên được xem như là đảo chính ngầm.

Trần Đình Hượu – Dân trí và Dân khí

Thứ năm, 19 Tháng 11 2009

https://drive.google.com/file/d/1UfRhI01fhcwpEQmCKjzzU4TIA5m08o7d/view?usp=sharing

I – Trong giới lãnh đạo và giới hiểu biết ở ta hiện nay thường nói đến “dân trí”, coi đó là một giải pháp cơ bản để giải quyết tình hình. Cách nhìn nhận thực tế và hình dung cách giải quyết tuy khác nhau, nhưng đều xuất phát từ một cơ sở thực tế . Quy trách nhiệm cho “dân trí” và coi chìa khoá để giải quyết khó khăn là “khai dân trí” cũng là chỗ được nhất trí rộng rãi.

Thực tế làm cơ sở cho những suy nghĩ đó là những khó khăn chồng chất, là nhiều tệ nạn trong xã hội, là tình  trạng nghèo nàn lạc hậu, là quãng cách xa vời với các nước ... Làm mọi người sốt ruột nhất là sự khắc phục kém hiệu quả, là tốc độ phát triển chậm chạp.

Mạnh Kim  - Vài lát cắt bi kịch trong ‘Vietnam: An Epic Tragedy, 1945-1975’

25/10/2018

https://drive.google.com/file/d/1_H4DojFFTuyauApGHaBJZx6cHmCIRG_W/view?usp=sharing

Không có câu chữ mượt mà và hình ảnh đậm chất văn học như A Bright Shining Lie (1989) của Neil Sheehan; không làm nhức đầu với khối lượng tư liệu ngồn ngộn như Death of a Generation: How the Assassinations of Diem and JFK Prolonged the Vietnam War (2003) của Howard Jones, và cũng không nhiều chi tiết đến mức thừa thãi như Hue 1968 (2017) của Mark Bowden, quyển sách dày cộm gần 1.000 trang - Vietnam: An Epic Tragedy, 1945-1975 - của nhà báo-sử gia người Anh Max Hastings (NXB HarperCollins phát hành ngày 16-10-2018) là những câu chuyện “rất người” và “rất đời”, được thuật từ nhiều phía, ở cự ly rất gần…

Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 16 tháng 3 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1JC8GU81rsYBQU9hKOBYAHzhMAZf2LR_w/view?usp=sharing

Đang Tập Trung Tại Bãi Ba Đầu Có Thể Là Lực Lượng Dân Quân Bí Mật Của Trung Quốc

Foreign Policy : China’s Secretive Maritime Militia May Be Gathering at Whitsun Reef

Boats designed to overwhelm civilian foes can be turned into shields in real conflict.

By Andrew S. Erickson

Biên dịch: Lê Đức Tâm

25/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1Ys6upOJCDYGeavfy2bdy8HHhIfo7uTsT/view?usp=sharing

Những chiếc thuyền được thiết kế để áp đảo đối thủ dân sự có thể được biến thành lá chắn trong cuộc xung đột thực sự.

Bãi Ba Đầu, thực thể chìm có hình giống Boomerang tại cụm Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa có thể là mục tiêu cưỡng đoạt tiếp theo của CHND Trung Hoa. Ít nhất từ ngày 7/3/2021, hàng chục tàu vỏ xanh lớn của Trung Quốc đã đóng bè tại khu vực phía tây nam bãi san hô Ba Đầu. Các tàu này không đánh bắt cá nhưng vẫn sử dụng đèn có công suất lớn vào ban đêm. Ngày 21/3, sau khi đề cập đến sự hiện diện của 220 tàu dân quân biển Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã công khai yêu cầu Trung Quốc rút tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Chính quyền Manila bổ sung tuyên bố của mình bằng một phản đối ngoại giao từ Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin.

Người biểu tình Myanmar chấp nhận hy sinh vì sợ trở lại chế độ cũ

26/03/2021

VOA Tiếng Việt

https://drive.google.com/file/d/16dB4Y1hQfvKp7ch5scaudPX5D8L3e_kj/view?usp=sharing

Người dân Myanmar đã thực hiện bất tuân dân sự gần hai tháng nay để phản đối đảo chính

Sau thời gian mở cửa với bên ngoài, người dân Myanmar ‘không muốn trở lại chế độ quân sự như trước’ cho nên họ xuống đường bất chấp đàn áp và thực hiện bất tuân dân sự dù phải khổ sở, một người Việt từng sống, làm việc và nghiên cứu về Myanmar nói với VOA.

Những người có trình độ chuyên môn của Myanmar, vốn có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế đất nước, đang dẫn đầu Phong trào Bất tuân dân sự (CDM) chống lại chế độ quân sự sau cuộc đảo chính ngày 1/2.

Kim Nguyễn - Những Điểm Chính Trong Cuộc Họp Báo Đầu Tiên Của Joe Biden

26/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1zqKd85tP-9UA0csBBTOn-vgzETJt5RSB/view?usp=sharing

Trưa Thứ Năm ngày 25/03/2021, ông Joe Biden đã có một cuộc họp báo đầu tiên với truyền thông báo chí sau 64 ngày làm Tổng Thống.  Cuộc họp báo thật nhàm chán vì những câu hỏi phải được nộp trước, và những câu trả lời cũng được viết sẵn.  Thay vì chỉ tay mời phóng viên đặt câu hỏi như thường xảy ra trong những cuộc họp báo thì ông Joe Biden lại nhìn xuống giấy, đọc tên phóng viên và sau đó nhìn tiếp xuống giấy đọc câu trả lời viết sẵn.  Thật đáng lo ngại khi người dân phải chứng kiến vị nguyên thủ quốc gia mệt mỏi, lúng túng, không hiểu rõ hiện tình đất nước.  Hoa Kỳ thực sự có một Tổng Thống quá kỳ lạ.

Cuộc họp báo kéo dài đúng một tiếng đồng hồ.  Phần lớn các câu hỏi xoáy vào vấn đề khủng hoảng tại biên giới, một vài câu về lãnh vực ngoại giao, dự luật bầu cử HR-1, Joe Biden sẽ tranh cử trở lại vào năm 2024, . . .  Ngay lúc mới bắt đầu, Joe Biden nói sẽ có 200 triệu người được chích ngừa trong 100 ngày, và chi 10 tỷ để vận động sắc dân thiểu số tham gia chích ngừa. 

 

Thứ Năm, 25 tháng 3, 2021

Bản tin ngày Thứ năm 25 tháng 3 năm 2021

Mai Thanh Truyết - Vận Hội Mới Cho Toàn Cầu Phần 3 Hết

Việt Nam giữa hai gọng kềm Mỹ – Trung

2021

https://drive.google.com/file/d/1W_Jio8rFaIIOErD0pDCF8p1HX4xEpCNG/view?usp=sharing

Lời nói đầu:

•         Tại sao chủ nghĩa Tư bàn – kinh tế thị trường thất bại?  Tạo ra khoảng cách giàu nghèo ngày càng cách xa ra…

•         Tại sao chủ nghĩa Xã hội – kinh tế chỉ huy thất bại?  Thành hình do bốc lột, độc quyền, chiếm đoạt nhằm đào tạo một lớp tư bản mới. Người dân ngày càng bị đè nén vì áp lực kinh tế tài chánh, tình thần, và nghèo hơn nữa với gần 600 triệu dân sống từ mức dưới 1,25US$ – 5:00US$/ngày.

•         Một Chủ nghĩa dung hòa trong tương lai, một trật tự chính trị – kinh tế – văn hóa mới nhằm ổn định trật tự xã hội rất cần thiết cho tương lai toàn cầu.

•         Việt Nam hiện đang nằm trong thế chiến lược của tòan cầu hóa và nằm trong gọng kềm Tư bản – Xã hội cần phải vượt thoát, cần chuyển hóa chủ nghĩa xã hội theo định hướng kinh tế thị trường thành một chủ nghĩa dân tộc qua những nét văn hoá đặc thù của dân tộc.

Phần III – Việt Nam giữa hai gọng kềm Mỹ – Trung

Quách Hạo Nhiên - “Giải Cứu” Đồng Bằng Sông Cửu Long: Góc Nhìn Khác Về Nhận Thức Và Giải Pháp

Tháng 3/2021

Gồm 3 phần

Phần I, II và III

https://drive.google.com/file/d/1PiED6oiPCIB2o3n3riC7KL91PAXgvMdF/view?usp=sharing

Nhận thức và phản biện quan điểm “Thuận Thiên”
của Giáo Sư Võ Tòng Xuân trên Tạp chí Doanh Nghiệp và Tiếp Thị

1. Cơn “lên đồng tập thể” về Nghị quyết “Thuận Thiên”

 Ngày 11/03/2021, Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp Thị có đăng bài phỏng vấn Giáo sư Võ Tòng Xuân nhan đề: “Đừng đổ lỗi cho Trung Quốc nữa, chính chúng ta đang cãi trời” [1]. Bài báo được trang thông tin tổng hợp Soha dẫn lại nguyên văn và một số báo khác “mượn” các ý chính để tiếp tục đăng tải.

Trước hết, tôi xin có mấy lời thưa trước, cá nhân tôi kính trọng GS Võ Tòng Xuân trong tư cách một nhà giáo, nhà khoa học cả đời gắn bó với cây lúa và nhất là luôn trăn trở cho bà con nông dân vùng ĐBSCL. Tuy vậy, tôi nghĩ, là một nhà khoa học có tiếng lại có cơ hội tiếp xúc với lãnh đạo tầm nguyên thủ quốc gia để tham vấn chính sách vĩ mô thì mọi sự cẩn trọng là không bao giờ thừa. Bởi người lãnh đạo đặt niềm tin vào nhà khoa học, dựa vào những nghiên cứu và đề xuất của nhà khoa học để ban hành chính sách nên nếu nhà khoa học không cẩn trọng, tham vấn sai “một li” sẽ “đi một dặm”, nguy hại khôn lường cho quốc gia dân tộc.

Harriet Nguyen  - Vì sao người Mỹ gốc Á khó tìm đồng minh khi bị kỳ thị?

Chiếc huy hiệu thiểu số kiểu mẫu khiến người gốc Á trở nên vô hình trong xã hội Hoa Kỳ.

24/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1T8EfmrhWQh0HMy7qV8AE0QiTD6Vx0O0M/view?usp=sharing

Hôm 17/3, đài NBC News đăng một dòng tweet với nội dung “Làm thế nào để người Da Đen có thể là đồng minh mạnh mẽ của cộng đồng người Mỹ gốc Á lúc này” kèm theo một bài viết về cách mà liên minh các nhóm sắc dân thiểu số Mỹ có thể giúp chống lại sự thù ghét, phân biệt sắc tộc.

Trái với nội dung kêu gọi đầy tính đoàn kết, hỗ trợ người Mỹ gốc Á, hàng loạt các bình luận ở dưới lại mang màu sắc tiêu cực. Một trong số đó có nội dung như sau:

“Mấy người thật cả gan khi dám kêu gọi người Da Đen đấu tranh cho một nhóm người đã từng phân biệt đối xử với chính người Da Đen. Người Mỹ Da Đen đã đấu tranh đủ rồi… và nó đã đem lại lợi ích cho tất cả sắc dân thiểu số của đất nước này. Những người khác phải tự đấu tranh lấy cho chính họ.”

Trân Văn  - Tham nhũng và đất đai: Tin ngắn để ngẫm về những nan đề

23/03/2021

https://drive.google.com/file/d/1Rgom3OikcvFB_LFjxVfvSz6Vnlx_KhW3/view?usp=sharing

KBS (Korean Broadcasting System – Hệ thống Phát thanh và Truyền hình Nam Hàn) vừa phát một tin rất ngắn: Nhóm Đặc nhiệm liên ngành được thành lập để kiểm tra về khả năng dính líu của các viên chức trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền của Nam Hàn với đất đai, vừa phát giác 28 viên chức có dấu hiệu vi phạm các qui định của chính quyền Nam Hàn về lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đầu cơ đất đai và nhà ở.

Cả 28 viên chức vừa kể đều làm việc trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền một số địa phương của Nam Hàn. Theo Nhóm đặc nhiệm liên ngành, bởi 23/28 viên chức có dấu hiệu đầu cơ nhà, đất và họ sẽ chuyển 23 hồ sơ này cho Cơ quan Điều tra đặc biệt của cảnh sát Nam Hàn để cơ quan này xem xét trách nhiệm hình sự của 23 viên chức đó. Đồng thời nhóm sẽ tiếp tục thẩm tra thêm về 5/28 viên chức còn lại để xem xét kỹ lưỡng hơn các dấu hiệu cho, tặng đất đai dường như là bất minh giữa các thành viên trong gia đình của năm viên chức ấy.

Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 25 tháng 3 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1sxVv5cLpF63NH7ZrNnQJCJR7paSTEhmB/view?usp=sharing

Ngoại trưởng Mỹ Blinken đến châu Âu: “Bắc Kinh đang tìm cách chia rẽ chúng ta“

"Peking versucht, Keile zwischen uns zu treiben“

Von Thomas Gutschker, Brüssel. 24.03.2021

Hiếu Bá Linh dịch 

25/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1X6dRcIsYXpHwturctmTvZyykMN1VO7HR/view?usp=sharing

Sự trả đũa của Trung Quốc đã gắn kết Hoa Kỳ và EU lại với nhau. EU đang xiết chặt hàng ngũ và xích lại gần Mỹ hơn”. Ngoại trưởng Mỹ Blinken hứa sẽ không đẩy Brussels vào một cuộc đối đầu mới đối với Bắc Kinh.

Sự trả đũa của Trung Quốc đã tạo ra một “bầu không khí mới”, một “tình hình mới”. Đại diện cấp cao EU phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại Josep Borrell đã diễn đạt như thế vào tối thứ Hai 22/3 sau cuộc họp của các ngoại trưởng. Trong khi họp, họ đã nghe tin về sự trả đũa từ Bắc Kinh – chống lại Nghị viện châu Âu, mà còn chống lại Ủy ban Chính trị và An ninh của Hội đồng Châu Âu, trong đó có tất cả đại sứ của các quốc gia thành viên EU. Borrell gọi những biện pháp của Trung Quốc là “không thể chấp nhận được“. Ông sẽ báo cáo với Hội đồng Châu Âu về quan hệ với Trung Quốc từ năm 2019 đến nay đã phát triển ra sao. Ông cho biết các nguyên thủ quốc gia và những người đứng đầu chính phủ chắc chắn sẽ chú ý các sự kiện gần đây.

Vì sao “khoảnh khắc Mandela” của Aung San Suu Kyi lại là một chiến thắng của các tướng lĩnh Miến Điện

Maung Zarni - Sáng Ánh st,

Tác giả bài viết là một nhà hoạt động nhân quyền người Myanmar Phật giáo. Ông lưu vong tại Anh quốc, hiện thỉnh giảng và nghiên cứu tại đại học London School of Economics.

Phát Tường dịch

https://drive.google.com/file/d/1GJIxBff55V-RMNsRUHXvlcgeC779jxug/view?usp=sharing

Mặc dù sống lưu vong cách Myanmar 6,000 dặm, tôi gần như có thể nếm được sự phấn chấn. Đảng đối lập được quần chúng yêu mến của Aung San Suu Kyi – đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD)– đã thắng một trận long trời lở đất trong một cuộc bầu cử với nhiều đảng. Và 31 triệu cử tri, rõ ràng hầu hết là ủng hộ NLD, đang nhấm nháp một khoảnh khắc chiến thắng chờ đợi đã lâu. Thủ lĩnh của NLD – người mà họ gọi là Amay, hay mẹ, đang xuất hiện trên TV, đôi mắt lấp lánh nước mắt vui sướng.

Tin tặc Triều Tiên còn nguy hiểm hơn kho vũ khí hạt nhân

While North Korean Missiles Sit in Storage, Their Hackers Go Rampant

Nguồn: Morten Soendergaard Larsen, “North Korean Cyberthreat Poses Greater Risk Than Nuclear Arsenal”, Foreign Policy, 15/3/2021

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

25/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1GOa0jnql51ljjxo0iZV8W9b0gWiJ3prt/view?usp=sharing

Đội quân tin tặc của Bình Nhưỡng đã chứng tỏ sự thành thạo trong việc tìm kiếm các lỗ hổng và khai thác chúng – thế giới cần phải sẵn sàng đối phó.

Theo Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, số tiền mà đội quân này đã đánh cắp lên đến hàng tỷ đô-la. Còn theo Văn phòng Đối ngoại, Thịnh vượng chung và Phát triển Vương quốc Anh, đội quân này cũng làm tê liệt Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh. Và có bằng chứng là họ đã xâm nhập vào nhà máy điện hạt nhân mới nhất của Ấn Độ để ăn cắp bản thiết kế của nhà máy.

Ngô Nhân Dụng  - Trận đấu sắp tới ở Thượng viện Mỹ

24/03/2021

https://drive.google.com/file/d/1AJlNl_rrMo4A_gV-7z8q0SHcwHurJt1o/view?usp=sharing

Sau hai cuộc thảm sát trong vòng một tuần, 8 người ở Atlanta, trong đó có 6 phụ nữ Á châu, 10 người ở Boulder, trong đó có một cảnh sát, Nghị sĩ Chuck Schumer, trưởng khối Dân chủ ở Thượng viện hứa sẽ biểu quyết bản dự thảo luật mà Hạ viện đã thông qua. Dự luật kiểm soát súng này sẽ bắt buộc phải cho cảnh sát điều tra về người mua súng trong những vụ bán súng riêng tư, và không cho người ta được mua súng nếu cảnh sát không điều tra xong trong ba ngày, đổi thành 10 ngày.

Nghe những đề nghị mới có vẻ không khắt khe như vậy, người ta nghĩ ông Schumer có thể thực hiện được lời hứa trên. Nhưng không chắc. Vì nhiều nghị sĩ Cộng Hòa đã phản đối. Và chỉ cần có 41 người phản đối thì dự luật cũng không được đưa ra biểu quyết.

Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

Bản tin ngày Thứ tư 24 tháng 3 năm 2021

Nhà bất đồng Trần Đức Thạch vẫn chịu án 12 năm tù sau phiên phúc thẩm

24/03/2021

VOA Tiếng Việt

https://drive.google.com/file/d/1jOrwx8PtLoXnDNtiOi_FYkN36YAX-Xup/view?usp=sharing

Tòa án Nhân dân Cấp cao của Việt Nam xét xử phúc thẩm nhà bất đồng chính kiến Trần Đức Thạch hôm 24/3 tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, các báo Công An Nhân Dân, Người Lao Động và Dân Trí cho hay.

Tòa ra phán quyết giữ nguyên bản án sơ thẩm gồm 12 năm tù giam và 3 năm quản chế mà ông Thạch phải thi hành vì phạm tội hình sự “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, vẫn theo tin của Công An Nhân Dân, Người Lao Động và Dân Trí.

Nhà thơ, cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Trần Đức Thạch, năm nay 69 tuổi, bị công an Nghệ An bắt giam tháng 4/2020 và bị đưa ra xử sơ thẩm hồi tháng 12 cùng năm, với kết cục ông phải nhận mức án kể trên.

Ngô Nhân Dụng  - Có lúc mình cũng nên bớt khôn đi

3/2021

https://drive.google.com/file/d/10IXYktvVUcLDXXacOT-18O6jsqrYAY0H/view?usp=sharing

Một ông bạn ở Mỹ mới tâm sự trong email: Hôm nay mình bị đồng hương chửi ngu, anh ạ. Tức thế!

Câu chuyện thế này: Anh bạn đi cắt tóc. Ông hớt tóc cũng người Việt, hỏi thăm: ‘Anh chích Covid chưa?’

“Chưa! Phải chờ đến phase 3, tôi chưa tới 65 tuổi.”

“Sao anh ngu thế! Vào Pharmacy CVS, bỏ tên họ của mình vào. Ghi mình bị ung thư thì tuổi nào cũng được chích!”

Ông nêu bằng chứng: “Vợ chồng em chích rồi. Hai đứa con em 18 với 20 cũng được chích cho chắc; vì tụi nó hay đi lại lung tung. Bà con em cũng chích cả, có nhà lấy 9-10 hẹn một lần.”

Bị mắng là ngu rồi, ông bạn tôi vẫn tiếp tục “ngu,” còn thắc mắc:

‘Em có biết làm vậy là trái luật không?”

Philippines yêu cầu Trung Quốc rút hơn 200 tàu đánh cá có vũ trang trên các bãi đá tranh chấp, Việt Nam im lặng.

24/03/2021

https://drive.google.com/file/d/1fPcR2QQMg49SeA6XWo5hx0YeLGpfye-m/view?usp=sharing

Chính phủ Philippines tuyên bố đã phát hiện hơn 200 tàu đánh cá Trung Quốc trên một bãi đá ở Biển Đông (có tên quốc tế là South China Sea) hiện có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Chính phủ Philippines bày tỏ quan ngại nhưng không đưa ra phản đối ngay lập tức.

Hãng thông tấn AP đưa tin, chính phủ Philippines vào tối thứ Bảy (20/3) cho biết lực lượng Tuần duyên của nước này đã phát hiện khoảng 220 tàu được cho là của Trung Quốc đã thả neo tại vùng biển xung quanh Rạn san hô đá Ba Đầu, tức Whitsun Reef theo tên quốc tế và Juan Felipe theo cách gọi của Philippines. Đá Ba Đầu có dạng hình chữ V với diện tích khoảng 10 km². Đây là điểm mút đông bắc của cụm Sinh Tồn và là rạn san hô lớn nhất trong cụm ở quần đảo Trường Sa. Đá Ba Đầu hiện là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Philippines, Trung Quốc và Đài Loan.

Trương Khắc Trà  - “Nhậu” Nhiều, Đọc Ít Và Sự Lên Ngôi Của Văn Hóa Rẻ Tiền

March 23, 2021

Ban Tu Thư TVVN

https://drive.google.com/file/d/10RZBy0jf0OJssfLfH9A8VHWmcmrHd9Ik/view?usp=sharing

Uống nhiều bia rượu, lười đọc sách là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa người Việt đến với văn hóa giải trí rẻ tiền.

Những con số thống kê gây không mấy dễ chịu khi năm qua ngành văn hóa thu được 2000 tỷ đồng từ các hoạt động xuất bản với 24.000 cuốn sách, 375 loại ấn phẩm.

Một lĩnh vực khác xem chừng ít liên quan đến sách vở là 3 tỷ lít bia được tiêu thụ nếu quy ra tiền sẽ là 66.000 tỷ đồng! gấp 33 lần tiền mua sách và có thể xem là hệ quả khi Google vừa công bố 10 từ khóa người Việt truy nhiều nhất trên công cụ tìm kiếm này đều thuộc “địa hạt” của giải trí rẻ tiền.

Người Việt chi ra 3 tỷ đô la để tiêu thụ 3 tỷ lít bia mỗi năm, nếu chia đều trên bình quân dân số mỗi người từ mới lọt lòng đến gần về thiên cổ sẽ “gánh” hơn 33 lít!

Đại tá Nguyễn Quốc Quỳnh –Tháng 3 năm 1975.  Đại học Chiến Tranh Chính Trị "di tản".

April 7, 2017 by Lê Thy

https://drive.google.com/file/d/1K2ovUZG3F2k9D3D_tt5SL2uVtL8VH6bs/view?usp=sharing

Dùng từ “di tản” trong ngoặc kép tôi muốn bày tỏ ý kiến riêng, “di tản” là cách nói miệng, không phải từ ngữ trong lệnh chuyển quân, nhưng là lối nói phổ biến trong truyền thông, báo chí của thời điểm QLVNCH buông súng chống Cộng. Buông súng vì đồng minh phản bội: thỏa hiệp ngầm với kẻ thù, rút quân, cắt viện trợ vũ khí, đạn dược, xăng dầu, ngưng oanh tạc Cộng sản bằng B52 và nhất là thỏa thuận cho Cộng sản ở lại miền Nam sau Hiệp định 27/1/1973, làm ngơ cho chúng công khai chuyển quân xuống miền Nam giữa ban ngày trong khi chúng được Liên Sô, Trung Cộng tăng viện mọi mặt.

Ts. Mai Thanh Truyết - Vận hội mới cho toàn cầu Phần 2

Gồm 3 phần

https://drive.google.com/file/d/15TdnYMJDO-9KxH8KfwoMD7akTnj23gm2/view?usp=sharing 

 Lời nói đầu:

•           Tại sao chủ nghĩa Tư bàn – kinh tế thị trường thất bại?  Tạo ra khoảng cách giàu nghèo ngày càng cách xa ra…

•           Tại sao chủ nghĩa Xã hội – kinh tế chỉ huy thất bại?  Thành hình do bốc lột, độc quyền, chiếm đoạt nhằm đào tạo một lớp tư bản mới. Người dân ngày càng bị đè nén vì áp lực kinh tế tài chánh, tình thần, và nghèo hơn nữa với gần 600 triệu dân sống từ mức dưới 1,25US$ - 5,00US$/ngày.

•           Một Chủ nghĩa dung hòa trong tương lai, một trật tự chính trị - kinh tế - văn hóa mới nhằm ổn định trật tự xã hội rất cần thiết cho tương lai toàn cầu.

•           Việt Nam hiện đang nằm trong thế chiến lược của tòan cầu hóa và nằm trong gọng kềm Tư bản – Xã hội cần phải vượt thoát, cần chuyển hóa chủ nghĩa xã hội theo định hướng kinh tế thị trường thành một chủ nghĩa dân tộc qua những nét văn hoá đặc thù của dân tộc.

Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 24 tháng 3 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1PMzIcFJiwU51GT1pqT5yu43t-lATTdt9/view?usp=sharing

Phạm Đức Đồng Hùng - Nền tảng cho chiến lược chống Trung Quốc

24/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1i_T5Ku4zT-DHewzB_4H8qWzp0m9XYJAk/view?usp=sharing

Trong bài trước chúng ta đã nhắc lại nền tảng chiến lược chống Liên Sô mà nhà ngoại giao kiêm sử gia George Kennan vạch ra vào năm 1946 trong điện văn “The Longer Term” gởi từ Mạt Tư Khoa và sau đó trở thành phương châm của Chiến Tranh Lạnh.

Ngày 28.1.2021, Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council: AC) – một trong những viện nghiên cứu chính sách ngoại giao hàng đầu của Mỹ – công bố tài liệu cùng tên dài 80 trang A-4 mang tên “The Long Telegram – Toward a new American China strategy” để vạch ra chiến lược mà Mỹ cần phải áp dụng để đối phó với Trung Quốc trong thời hạn ít nhất 30 năm tới.

Lịch sử lâu dài, xấu xí về nạn phan biệt chủng tộc và bạo lực chống người Mỹ gốc Á

The long, ugly history of anti-Asian racism and violence in the U.S.

(Gillian Brockell - TheWashington Post)

Đoản Kiếm lược dịch

23/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1QUnCGDud2KV99nTg4lp7HwF_AwQSZLCR/view?usp=sharing

Một thanh niên da trắng, Robert Aaron Long, đã giết chết tám người tại ba tiệm spa ở Atlanta vào tối thứ Ba (16/3/2021); sáu trong số các nạn nhân là phụ nữ gốc Á. Dường như vụ giết người có động cơ chủng tộc!

Nghi phạm bị buộc tội giết 8 người trong vụ xả súng ở khu vực Atlanta nhằm vào các spa do người châu Á điều hành.

Theo một nghiên cứu gần đây, tội phạm chống lại người châu Á đã tăng vọt 150% kể từ khi đại dịch Covid bắt đầu. Chỉ trong 2 tháng vừa qua đã có trên 500 vụ tấn công người gốc Á châu!

Đảo chính Myanmar: Chính sách ngoại giao thầm lặng của ASEAN mang tính xây dựng hơn

Myanmar coup: ASEAN’s quiet diplomacy is more constructive

Hui Ying Lee - The Interpreter

Ru Ca dịch

24/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1ADxA-IQSH56DNFun8Q_9_ojg7Gs4fquV/view?usp=sharing

Với chính sách ngoại giao thầm lặng thường thấy của ASEAN, mức độ hài lòng của lãnh đạo quân sự Myanmar được cho là sẽ tăng lên và cuối cùng có thể khuyến khích họ hòa nhập vào tổ chức khu vực. 

Cuộc đảo chính gần đây ở Myanmar là cơ hội để chính sách ngoại giao thầm lặng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thực hiện công việc của mình. Đã có những chỉ trích đối với ASEAN vì đã không làm nhiều hơn để lên án việc quân đội lên nắm quyền và các cuộc đàn áp sau đó, khiến một số nhà phân tích đặt câu hỏi liệu đó có phải là một tổ chức thích “ngồi lại và chờ xem liệu quân đội có đè bẹp phong trào biểu tình hay không, và sau đó hoạt động kinh doanh sẽ phục hồi như bình thường”.

Thứ Ba, 23 tháng 3, 2021

Bản tin ngày Thứ ba 23 tháng 3 năm 2021

Bác sỹ Nguyễn Duy Hướng bị bắt theo điều 117 BLHS

23/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1hH7Nh639pu9Z_0g952_mzqIb09-mO2iL/view?usp=sharing

Khoảng 10h sáng nay (22/3), cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với bác sỹ Nguyễn Duy Hướng (SN 1987, trú tại huyện Yên Thành, Nghệ An) để điều tra về hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo điều 117 Bộ luật Hình sự.

Theo thông tin từ báo chí chính thống, bác sỹ Nguyễn Duy Hướng sử dụng tài khoản facebook có tên “Bảo kiếm” để đăng tải nhiều nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân từ năm 2018 cho đến nay.

Cùng ngày, cơ quan An ninh điều tra đã phối hợp với Công an huyện Yên Thành tổ chức

Cánh Cò - ASEAN lập ra để làm gì?

22/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1ZKhgrcwCFbauW56E81YuTxAjE_VZxjty/view?usp=sharing

Trên thế giới có rất nhiều tổ chức quy tụ nhiều nước với nhau nhằm thực hiện những ước định, mục tiêu hay quyền lợi nào đó. Liên Hiệp Quốc là tổ chức lớn nhất và uy tín nhất được thành lập nhằm tạo ra thế cân bằng giữa các quốc gia có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung. Liên Hiệp Quốc được thành lập vào giai đoạn cuối Thế chiến II, với mục đích ngăn chặn các cuộc xung đột quy mô toàn cầu trong tương lai.

Khác với Liên Hiệp Quốc, NATO được thành lập không phải vì mục đích kinh tế hay gìn giữ hòa binh mà mục tiêu là tự vệ đối với sự lớn mạnh của Nga và các nước trong khối cộng sản. NATO, tên gọi tắt của Liên Minh Bắc Đại Tây dương, trên danh nghĩa, là một liên minh phòng thủ trong đó các nước thành viên thực hiện phòng thủ chung khi bị tấn công bởi bên ngoài. Tổ chức này được lập ra nhằm chống lại sự tấn công của khối cộng sản mà Nga là nước dẫn đầu.

Mai Thanh Truyết – Vận hội mới cho toàn cầu.  Phần 1

Gồm 3 phần

January 22, 2021

https://drive.google.com/file/d/1HrjGlOeAybsaCWg-_SD0GAggu3j3ecu_/view?usp=sharing

Lời nói đầu:

·       Tại sao chủ nghĩa Tư bàn – kinh tế thị trường thất bại?  Tạo ra khoảng cách giàu nghèo ngày càng cách xa ra…

·       Tại sao chủ nghĩa Xã hội – kinh tế chỉ huy thất bại?  Thành hình do bốc lột, độc quyền, chiếm đoạt nhằm đào tạo một lớp tư bản mới. Người dân ngày càng bị đè nén vì áp lực kinh tế tài chánh, tình thần, và nghèo hơn nữa với gần 600 triệu dân sống từ mức dưới 1,25US$ – 5:00US$/ngày.

·       Một Chủ nghĩa dung hòa trong tương lai, một trật tự chính trị – kinh tế – văn hóa mới nhằm ổn định trật tự xã hội rất cần thiết cho tương lai toàn cầu.

·       Việt Nam hiện đang nằm trong thế chiến lược của tòan cầu hóa và nằm trong gọng kềm Tư bản – Xã hội cần phải vượt thoát, cần chuyển hóa chủ nghĩa xã hội theo định hướng kinh tế thị trường thành một chủ nghĩa dân tộc qua những nét văn hoá đặc thù của dân tộc.

Kiều Mỹ Duyên - Cao Nguyên: Sương mù hay khói súng

Posted on June 20, 2016dongsongcu

Phóng sự chiến trường của nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên

https://drive.google.com/file/d/1QKOp7yQnOtgR__7dFqY0gjKBBf5wfrQC/view?usp=sharing

Ngày 15 tháng giêng năm 1972, tại bãi đáp trực thăng Ba Gi cách thị xã Qui Nhơn 12 cây số về hướng Tây Bắc, Tư Lệnh Quân Đoàn II/Quân Khu II, Trung Tướng Ngô Dzu trả lời cuộc phỏng vấn của báo chí trong và ngoài nước một cách khẳng định là Cộng quân sẽ đánh lớn tại Quân Khu II. Tướng Ngô Dzu cũng cho biết, hiện nay Trung Đoàn 21 thuộc Sư Đoàn 2 Sao Vàng của Bắc Việt đang thiết lập các căn cứ trong vùng thung lũng An Lão, nằm về phía Bắc của Qui Nhơn. Và cũng theo tin tình báo mới đây thì Bộ Chỉ Huy Quân Khu 5 của Cộng quân được ghi nhận đã xuất hiện trong quận Hoài An, tỉnh Bình Định, làm cho tình hình của vùng này trở nên nghiêm trọng.

Trung Tướng Ngô Dzu còn cho biết thêm, quân số của Cộng quân xâm nhập vào Quân Khu II đã lên đến 60 ngàn người, ông cũng tiên đoán chừng một tháng nữa, địch quân sẽ di chuyển các cơ sở đến vùng Tam Biên, sẽ dùng chiến thuật "công đồn đả viện" để đánh Cao Nguyên và biến Kontum thành một Điện Biên Phủ. Một cố vấn dân sự cao cấp Mỹ của Quân Khu II, ông John Paul Vann tin rằng Cộng quân sẵn sàng hy sinh 10 ngàn quân để chiếm cho được vùng Cao Nguyên. Cuộc chiến sẽ trải rộng từ thành phố Kontum đến Pleiku và Bình Định. Ông cũng tiên đoán là chiến xa của Cộng quân sẽ tấn công vào Benhet và Tân Cảnh đầu tiên.

Nguyễn Huy Thiệp: Tướng về hưu

https://drive.google.com/file/d/1nf68Kg3xmJE-V_v9mWnm_im8tqR-Gsza/view?usp=sharing

I

Khi viết những dòng này, tôi đã thức tỉnh trong vài người quen những cảm xúc mà thời gian đã xóa nhòa, và tôi đã xâm phạm đến cõi yên tĩnh nấm mồ của chính cha tôi. Tôi buộc lòng làm vậy, và xin người đọc nể nang những tình cảm đã thúc đẩy tôi viết mà lượng thứ cho ngòi bút kém cỏi của tôi. Tình cảm này, tôi xin nói trước, là sự bênh vực của tôi đối với cha mình.

Cha tôi tên là Thuấn, con trưởng họ Nguyễn. Trong làng, họ Nguyễn là họ lớn, số lượng trai đinh có lẽ chỉ thua họ Vũ. Ông nội tôi trước kia học Nho, sau về dạy học. Ông nội tôi có hai vợ. Bà cả sinh được cha tôi ít ngày thì mất, vì vậy ông tôi phải tục huyền. Bà hai làm nghề nhuộm vải, tôi không tường mặt, chỉ nghe nói là một người đàn bà cay nghiệt vô cùng. Sống với dì ghẻ, cha tôi trong tuổi niên thiếu đã phải chịu đựng nhiều điều cay đắng. Năm mười hai tuổi, cha tôi trốn nhà ra đi. Ông vào bộ đội, ít khi về nhà.

Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 23 tháng 3 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1M8hm8zYYeZRcdUSCaBCdN4ADPiuk36wi/view?usp=sharing

Gần 500 tổ chức lên án Việt Nam và các nước đã ngăn LHQ chỉ trích nặng quân đội Myanmar

23/03/2021

VOA Tiếng Việt

https://drive.google.com/file/d/11suM0edThhYhqlsFmsR6NuUH7h3BUnVr/view?usp=sharing

Có đến 488 tổ chức xã hội dân sự Myanmar vừa ra tuyên bố chung bày tỏ sự thất vọng trước việc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thiếu hành động cương quyết trước cuộc đảo chính và giết người tàn tạo của quân đội Myanmar. Đồng thời nhóm này lên án Việt Nam, Trung Quốc, Nga, và Ấn Độ đã ngăn HĐBA LHQ không thông qua tuyên bố lên án nặng quân đội Myanmar.

Tuyên bố chung ngày 16/3 của nhóm 488 các tổ chức xã hội dân sự Myanmar từ nhiều quốc gia trên thế giới có đoạn viết: “Chúng tôi vô cùng thất vọng về việc không thể đưa ra tuyên bố này do bất đồng từ Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Việt Nam. Đáng buồn thay, điều này cho thấy HĐBA LHQ không có khả năng thực hiện bất kỳ hành động có ý nghĩa nào.”

HĐBA LHQ hôm 10/3 không đạt được đồng thuận để ra tuyên bố lên án nặng vụ đảo chính quân sự tại Myanmar vào đầu tháng 2.

Noah Webster và cuộc chiến giành độc lập ngôn ngữ cho nước Mỹ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

23/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1qroBGMF7mM_O-CY04GnIrtBHrv-eXKtk/view?usp=sharing

Trong lịch sử ngắn ngủi của mình, nước Mỹ từng sản sinh ra không ít nhân vật kiệt xuất trên hầu như mọi lĩnh vực hoạt động của nhân loại, trong đó có ngôn ngữ, một lĩnh vực vô cùng quan trọng. Hiếm người Mỹ nào không biết tên tuổi của Noah Webster (1758-1843), tác giả bộ Từ điển tiếng Anh của người Mỹ –– American Dictionary of the English Language, xuất bản năm 1828, cột mốc đánh dấu thắng lợi của nước Mỹ trong cuộc chiến giành độc lập trên lĩnh vực ngôn ngữ.

Webster trở thành con người huyền thoại của nước Mỹ không phải chỉ vì ông soạn ra American Dictionary of the English Language –– bộ từ điển lớn nhất thế giới thời bấy giờ với hai tập gồm 70 nghìn mục từ kèm định nghĩa, trong đó 12 nghìn mục từ chưa từng có trong các từ điển trước đó, cũng không phải chỉ vì thời gian làm từ điển chiếm mất phần lớn cuộc đời ông, mà là ở chỗ bộ từ điển này đã làm cho nước Mỹ trở nên độc lập với Anh Quốc về các mặt ngôn ngữ, văn hóa, giáo dục, sau khi nước này đã giành được độc lập về chính trị vào năm 1776.

Đại Dương - Alaska giá lạnh làm buốt giá mối quan hệ Mỹ-Trung

22/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1AAd0KIgUMbkgPpANwXopQpem8Gy-6k2r/view?usp=sharing

Lý do: Tập Cận Bình khó đoán được nước cờ của Tổng thống Donald Trump nên không thể đối phó hữu hiệu. Ai cũng biết rõ, Tập Cận Bình luôn luôn ở vào thế bị động khi Trump cầm quyền nên chỉ có thể chống đỡ, không tìm được cách tấn công hữu hiệu.

Cuộc đời chính trị của Joe Biden như mãng lục bình trôi vô định, gặp đâu tấp đó mà chỉ cần một cơn gió nhẹ hoặc một dòng nước đổi chiều có thể đùa đi chưa biết bến bờ.

Tổng thống Trump ký 4 Sắc lệnh Hành chính (Sắc lệnh) bị Biden và “Truyền thông Cấp tiến” buộc tội độc tài, qua mặt Cơ quan Lập pháp mà sau 2 tháng cầm quyền TT Biden đã ký 63 Sắc lệnh vẫn không bị giới “Truyền thông Cấp tiến” sờ gáy?

Thứ Hai, 22 tháng 3, 2021

Bản tin ngày Thứ hai 22 tháng 3 năm 2021

Lê Thành Nhân - 62 năm: Tiến trình Trung Cộng xâm lăng Biển Đông!

21/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1zoyy28a_0uAivL6KQy3dIfwB2A7L4Huk/view?usp=sharing

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org): Sự xâm lăng của Trung Cộng (TC) trên Biển Đông kéo dài 62 năm, qua nhiều thời kỳ được Bắc Kinh tính toán rất kỹ lưỡng. Đến tháng 4/2020, họ đã đi đến giai đoạn cuối của cuốc xâm lăng, dứt điểm Biển Đông. Người  Việt Nam chúng ta từ trong nước ra ngoài nước, từ thôn quê đến thành thị, từ già đến trẻ, ai cũng biết Trung Cộng xâm lăng Biển Đông. Nhưng ít ai biết những âm mưu xâm lăng của TC như thế nào? Bài này kèm theo những tấm hình giúp chúng ta nhìn rõ âm mưu xâm lược trường kỳ của Trung Cộng. Sự xâm lăng của Bắc Kinh mang tầm nguy hại như thế nào đối với Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung? 

Tưởng Năng Tiến - Hoa Cứt Lợn

https://drive.google.com/file/d/11FBylHBh187Ulx6xB-R7wTu7gPMm-Euv/view?usp=sharing

Tôi ít học và lười đọc nên mãi đến năm 2011 mới được nhà văn Vũ Thư Hiên giới thiệu cho tập Tùy Tưởng Lục của Ba Kim. Qua tác phẩm này, tôi lại biết thêm một người cầm bút (danh tiếng) khác của đất nước Trung Hoa – Lão Xá.

Ông cũng là một nạn nhân bi thảm trong cuộc Cách Mạng Văn Hoá. Cứ theo như  lời của Ba Kim thì Lão Xá đã “ngậm hờn mà chết.” Ông trầm mình vào ngày 24 tháng 4 năm 1966, với lời trối trăn (“Tôi yêu nước ta lắm chứ, thế nhưng ai yêu tôi?”) khiến ai cũng cảm thấy ngậm ngùi.

Nỗi đắng cay của Lão Xá cũng khiến tôi nhớ đến đôi lời cay đắng (khác) nghe được ngay sau khi Chiến Tranh Việt Nam vừa chấm dứt:

Việt - Hàn đa dạng đối tác thương mại, hạn chế phụ thuộc vào Trung Quốc

Thu Hằng . RFI

22/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1u3ZyjuMsQUgDWBkYIKqbD0ltuGI6AFNg/view?usp=sharing

Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc đóng cửa nhà máy ở Trung Quốc và chuyển hầu hết hoạt động sang Việt Nam do lợi ích về giá nhân công và để tránh bị “vạ lây” trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Ngày 31/12/2020, Hà Nội và Seoul ký thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện để thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư song phương trong khuôn khổ hàng loạt thỏa thuận được ký kết trong tháng 12.

Mục tiêu hai nước đề ra là đạt mức trao đổi thương mại song phương lên tới 100 tỉ đô la từ nay đến năm 2023, tăng thêm 30 tỉ đô la so thống kê năm 2018. Kế hoạch hành động được Seoul và Hà Nội đề ra còn nhắm đến việc trao đổi công nghệ mũi nhọn, lập nhiều trung tâm nghiên cứu và phát triển, hợp tác và phát triển nhiều khu công nghiệp tại Việt Nam… nhằm thu hút thêm đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc.

nguyenvanphu - Báo chí kinh tế làm gì?

 22/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1LZNoG4RE6jiFr04phgVCukPhzL5p4yFD/view?usp=sharing

Một nhầm tưởng của nhiều người làm báo kinh tế là cứ nghĩ doanh nhân hay người làm ăn đọc báo họ để tìm cơ hội làm ăn, để học kinh nghiệm của người đi trước; thậm chí có người làm báo còn ảo tưởng báo bày cho người đọc cách làm ăn theo đúng xu hướng mới. Không hề có chuyện đó. Ở góc cạnh này điều báo chí kinh tế chưa làm được là chưa nắm được hết những chuyển biến mau lẹ của thế giới kinh doanh là đằng khác. Ví dụ báo chí đưa tin ngành thuế thu hàng tỷ đồng từ những người có thu nhập “khủng” từ Google hay Apple nhưng đã có bài viết nào viết về họ, tài năng nào giúp họ lấy được tiền từ các gã công nghệ khổng lồ, con đường làm ăn của họ như thế nào, bắt đầu từ đâu và giới trẻ có thể học được gì từ họ. Đã có báo nào viết về mạng lưới những người đấu thầu nhận việc từ xa, từ thiết kế đến dịch thuật, từ đồ họa đến nhập dữ liệu hiện đang ở Việt Nam nhưng vẫn làm cho các công ty ở Nhật, Anh, Úc, Mỹ…

ĐẬP XAYABURI XUA ĐUỔI TIN ĐỒN VỀ VAI TRÒ TRONG SỰ KHÔ CẠN CỦA SÔNG MEKONG

 (Xayaburi Dam Dispels Rumors of Role in Dry Mekong River)

Steven Cleary – Bình Yên Đông lược dịch

Laotian Times – February 20, 2020

https://drive.google.com/file/d/13PhhulkP4dSVHJJwq-ev2TPaLymGHAuT/view?usp=sharing

Giữa lúc hạn hán và mực nước thấp đang diễn ra, tình trạng của sông Mekong là một chủ đề đang được thảo luận náo nhiệt dọc theo dòng sông, với tiêu điểm thường nhắm vào nhà máy thủy điện Xayaburi.  Để giúp làm rõ vấn đề, chủ nhân dự án đã mời truyền thông trong khu vực đến thăm nhà máy.

Thay đổi khí hậu, sử dụng nước, cuộc sống, an toàn của con người, đa dạng sinh học và gia tăng kỹ nghệ thủy điện là những vấn đề được chú ý nhiều đối với tình trạng của sông và hệ sinh thái rộng hơn trong lưu vực trong các điều kiện khô hạn hơn.

Khi mực nước xuống thấp ở hạ lưu trong những tháng khô nầy, những người bị ảnh hưởng và lo ngại đương nhiên hướng về phía thượng lưu để tìm câu trả lời, với lời kêu gọi càng ngày càng tăng và cấp bách.

Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 22 tháng 3 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1TV1Qxb4fOp-HGSNdIM2k3pqKLzlUEBC2/view?usp=sharing

Trung Quốc và lựa chọn định mệnh đối với Đài Loan

Nguồn: “China faces fateful choices, especially involving Taiwan”, The Economist, 18/02/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

https://drive.google.com/file/d/1fcUlFCtT2oVLmxOaMVcTCF7H39dY9FCw/view?usp=sharing

Sự trỗi dậy của Trung Quốc liên quan đến một số quyết định mang tính định mệnh đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo của đất nước. Không gì quan trọng hơn là câu hỏi liệu có nên tấn công Đài Loan để đưa hòn đảo dân chủ, thân phương Tây với 24 triệu dân này vào vòng kiểm soát của Đảng Cộng sản hay không. Nếu một ngày nào đó một chiếc xe limousine Hồng Kỳ bọc thép chở ông Tập trong vai trò “nhà chinh phục” diễu qua các đường phố ở thủ đô Đài Bắc của hòn đảo, ông sẽ trở thành một nhà Cộng sản bất tử. Ông sẽ được xếp ngang hàng Mao Trạch Đông với tư cách là người cùng giành chiến thắng trong cuộc nội chiến Trung Quốc vốn vẫn dang dở từ năm 1949 khi chế độ Quốc Dân Đảng bại trận lưu vong sang Đài Loan.

Nhật ký Bắc Kinh (20/11/20): Trần Toàn Quốc và vấn đề Tân Cương

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 11/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

https://drive.google.com/file/d/1ntNBZogRo1XHIxtEk9_y1Dw0zbpKKgDx/view?usp=sharing

Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi đầu tuần này quyết định ban hành “Tư tưởng Tập Cận Bình về Pháp quyền.” Văn kiện này là lời kêu gọi của Chủ tịch Tập Cận Bình về việc kiên định con đường “pháp quyền xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc” và thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống quản trị của Trung Quốc phù hợp với mục tiêu này.

Cuộc họp Bộ Chính trị kéo dài hai ngày đưa ra quyết định trên là một sự kiện quan trọng. Thông thường, tất cả 25 ủy viên Bộ Chính trị, bao gồm bảy ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, đều tham dự. Nhưng có một người vắng mặt: Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo), bí thư khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.

Derek Grossman  - Tái thiết quan hệ với Trung Quốc thời Biden khó thành hiện thực

Biden's China reset is already on the ropes

Derek Grossman là chuyên gia phân tích quốc phòng cấp cao tại tập đoàn RAND - viện nghiên cứu phi lợi nhuận và phi đảng phái. Ông từng đảm nhiệm vị trí cố vấn tình báo tại Ngủ Giác Đài. Bài viết được đăng trên Nikkei Asia ngày 14 tháng 3 năm 2021.

Phương Hoài (dịch)

Mạnh Hoàng (hiệu đính)

22/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1-H-huKpZEMWGl0GDWqTNQ0YzsBiqnbtk/view?usp=sharing

Chính quyền mới của Mỹ quyết tâm theo đuổi chính sách đặc biệt cứng rắn đối với Trung Quốc.

Dù Mỹ và Trung Quốc đều để ngỏ kênh đối thoại, hai bên khó có thể tái thiết hoàn toàn quan hệ song phương vào thời điểm này. Chính quyền Biden quyết tâm theo đuổi cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc trong khi Trung Quốc tiếp tục các động thái hung hăng, ảnh hưởng đến trật tự quốc tế trong mắt Mỹ.

Ngày 18/3, quan chức cấp cao Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp mặt tại Anchorage, Alaska để thảo luận về tình hình căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung.