Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

Bản tin ngày Thứ tư 31 tháng 3 năm 2021

Việt Nam chính quy hóa lực lượng chống “diễn biến hòa bình” trên mạng xã hội

Diễm Thi, RFA
2021-03-30

https://drive.google.com/file/d/1wYNR_ewYVPpiOn28inz5VjoRKQAbjk6w/view?usp=sharing

Xây dựng đội ngũ để tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, chống “diễn biến hòa bình” trên mạng xã hội. Đó là kế hoạch của Ban tổ chức Trung ương về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị năm 2021.

Việt Nam mấy năm qua chính thức có lực lượng đấu tranh trên không gian mạng với tên gọi Lực lượng 47. Đây là một lực lượng do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam lãnh đạo, chỉ đạo và được thành lập vào đầu năm 2016. Tính đến tháng 12 năm 2017, lực lượng này có quân số hơn 10.000 người, có mặt ở tất cả các đơn vị cơ sở, mọi miền, mọi lĩnh vực của quân đội.

Chính Luận Trần Trung Đạo – Ai là lính đánh thuê?

30/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1OGFcITYT8dsxoyVpSSDvQt3FN4f8Og6Y/view?usp=sharing

Nhưng nếu đem câu “người lính miền bắc có đánh thuê hay không?” để hỏi một cựu cán binh CS đã từng chiến đấu ở miền Nam trước 1975, chắc chúng ta sẽ nhận câu trả lời “không phải.”

Nếu ai đó tiến bộ về nhận thức chính trị thì nhiều lắm chỉ thừa nhận họ bị gạt, bị lừa nhưng vẫn cho khẩu hiệu “đánh bại chính sách thực dân mới của đế quốc Mỹ” là đúng và “thống nhất đất nước” là tình cảm tự nhiên. Tuy nhiên, cho tới nay, chắc không bao nhiêu người hiểu “chủ nghĩa thực dân mới” là gì và tình cảm “thống nhất đất nước” kia từ đâu mà có.

Một số khác cũng trả lời “không”, không có nghĩa là họ không thấy, không biết, không nhận ra sự thật sau nhiều nghìn đêm mất ngủ, nhưng chỉ vì không đủ can đảm để từ chối một phần đời trai trẻ của mình và nhất là mất đi những gì họ đang có hôm nay.

 

Trúc Giang - Cụm Tình Báo A.22 Trong Dinh Độc Lập

Thứ Sáu, tháng 11 29, 2019

https://drive.google.com/file/d/1ivCmFVRNlbZd7cMcy8PSiIoWtp4nXTpM/view?usp=sharing

1-ĐỊNH NGHĨA:

Tình báo, gián điệp là người hoạt động bí mật của phe địch để dọ thám lấy tin tức về tình hình quân sự, chính trị, kinh tế hoặc tác động, phá hoại.

2- GIÁN ĐIỆP TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM

Trong chiến tranh, ở miền Nam, có những điệp viên thuộc tình báo chiến lược như Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Lê Hữu Thuý và Phạm Ngọc Thảo.

2.1. VŨ NGỌC NHẠ

Vũ Ngọc Nhạ là nhân vật then chốt trong vụ án Cụm Tình Báo A.22 làm rung động chính quyền miền Nam năm 1969.

Tên thật là Vũ Xuân Nhã, sinh ngày 30-3-1928 tại tỉnh Thái Bình. Được kết nạp vào đảng CSVN năm 1947. Vũ Ngọc Nhạ còn nhiều cái tên khác nữa như Pière Vũ Ngọc Nhạ (tên Thánh), Vũ Đình Long (Hai Long) bí danh Lê Quang Kép, Thầy Bốn, “Ông Cố Vấn”.

Lê Văn Ngọc - Xuyên tạc lịch sử và tha hoá giáo dục

30/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1DEsHiwwDjOz4GEInTZDhv-U6SxALuilT/view?usp=sharing

Miền Nam quan niệm sử học là một khoa học nhân văn. Việc tiếp cận với lịch sử nếu có liên can đến giáo dục là muốn hiểu biết công nghiệp cũng như lịch sử của tổ tiên trong công việc dựng nước và giữ nước. Việc giáo dục lịch sử là để truyền đạt những công nghiệp của tổ tiên cùng những bài học lịch sử như là một kinh nghiệm cho con cháu hun đúc tinh thần yêu nước cùng vẹn nghĩa đồng bào. Giáo dục lịch sử ở Miền Nam lúc ấy đã trình bày cho người dân xuyên qua các người đi học, kẻ thù truyền kiếp là người Tầu phương Bắc và sau này là Thực dân Pháp đã cướp nước ta vào thời nhà Nguyễn để khai thác thuộc địa. Học đường VNCH thời ấy không dạy lịch sử hiện đại. Quyển sách mà nhiều nhà dạy sử VN dựa vào để dạy là quyển “Việt Nam Sử Lược” của Trần Trọng Kim (được Trung tâm Học liệu tái bản tại Saigon thập niên 60) cũng dừng lại ở năm Nhâm Dần (1902) Cụ Trần đã có ý kiến về giai đoạn hiện đại của sử VN như sau: “Sách VNSL này chép đến đây hãy tạm ngừng, để sau có tài liệu đầy đủ và các việc biến đổi ở nước VN này được rõ rệt hơn, sẽ làm tiếp thêm”. (Cụ Trần chú thích thêm): “Trước kia tôi đã dự bị viết một quyển sử nối theo sách này, Tôi đã thu nhặt được rất nhiều tài liệu. Chẳng may đến cuối năm Bính Tuất (1946) có cuộc chiến tranh ở Hanoi, nhà tôi bị đốt cháy, sách vở mất sạch, thành ra đành bỏ quyển sử ấy, không làm được nữa.”

Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 31 tháng 3 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1ffVOyYkSuVYzhCbj-BNp5wBpgkprKUW3/view?usp=sharing

Ngô Nhân Dụng  - Where are you from?’

31/03/2021

https://drive.google.com/file/d/1rRd59Ed0jATrIaEamebtQGV_PzH9KhVb/view?usp=sharing

Bữa đó chúng tôi bàn nhau phải “dọn nhà,” dù đồ đạc chưa sẵn sàng. Vì cuốn lịch tử vi Tam Tông Miếu bảo nên “Nhập Trạch” và “An Môn,” thay đổi chỗ ở rất tốt. Đó là ngôi nhà đầu tiên tôi mua ở nước Mỹ.

Tôi sang nhà mới ngủ, mang theo đủ đồ dùng cá nhân, cái ấm đun nước để lúc thức dậy pha bình trà. Sáng sớm, có người bấm chuông. Mở cửa ra, một người đàn ông tươi cười tự giới thiệu: Tôi là John, hàng xóm của ông. Tôi biết ông mới đến đây ở.

Đằng sau vụ thử thành công bom khinh khí lần đầu của Trung Quốc

Tác giả: Bành Kế Siêu (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

29/3/2021

https://drive.google.com/file/d/14lW9yiNNhTzXjTTaqGGIyd4YGZplPgi2/view?usp=sharing

8h20 sáng ngày 17/06/1967, Trung Quốc thử thành công trái bom khinh khí đầu tiên. Bầu trời La Bố Bạc [Lop Nor, một vùng có nhiều hố, hồ muối nhỏ nằm giữa sa mạc Taklamakan và sa mạc Kuruktag ở phía Đông Khu Tự trị Uigur Tân Cương] đồng thời xuất hiện hai vừng “Mặt Trời”, một trong đó còn sáng hơn cả ánh sáng của 1000 Mặt Trời. Nửa đêm hôm ấy, đông đảo dân Bắc Kinh ùa ra đường phố diễu hành chúc mừng vụ thử thành công.

Một tờ  báo Anh bình luận: Lại một lần nữa, Trung Quốc làm phương Tây sửng sốt: thời gian thực hiện vụ nổ bom khinh khí đầu tiên rút ngắn được từ 6 đến 12 tháng so với dự kiến, thời gian cần dùng để từ bom nguyên tử tiến đến bom khinh khí ngắn hơn bất cứ cường quốc hạt nhân nào.

Đại Ký Sự Biển đông - Diễn biến bãi Ba Đầu

Cập nhật ngày 30/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1Llp5EfnRP78UNLjO4UtyN1S2JD1TYNmB/view?usp=sharing

Theo thông tin từ The Philippine Inquirer, hình ảnh từ không quân Philippines cho thấy vẫn có hơn 200 tàu Trung Quốc hiện diện ở Bãi Ba Đầu. Đáng chú ý, khi máy bay tuần tra của không quân Philippines bay qua khu vực, phía Trung Quốc đã yêu cầu phía Philippines rời khỏi khu vực ngay lập tức “để tránh bất kỳ động thái nào có thể gây ra hiểu lầm.” 

Đây là bằng chứng rõ ràng rằng Trung Quốc đang thực hiện quyền kiểm soát thực tế với Bãi Ba Đầu, chứ không đơn thuần nơi đây là một bãi đá không người chỉ có ngư dân đánh cá. Đây là kịch bản tương tự với kịch bản Trung Quốc chiếm Đá Vành Khăn năm 1995.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét