Thứ Ba, 16 tháng 3, 2021

Bản tin ngày Thứ ba 16 tháng 3 năm 2021

Trần Xuân Thời  -  “Đoàn kết là thành công, chia rẽ là thất bại”

15/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1AVxj2xhopNPdDcH5ImjpcBkZIb9mbTd7/view?usp=sharing

Chúng ta đang sống trong chính thể tự do, dân chủ và hưởng dụng đầy đủ các quyền tự do căn bản. Cũng nhờ được hưởng quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận mà người Việt ly hương thành lập hằng ngàn hiệp hội tại các nước tự do mà không bị "công an" bố ráp, kiểm soát, miễn là sự sinh hoạt không vi phạm trật tự công cộng, hay chủ trương khuynh đảo chính quyền.  

Mặc dù mục tiêu chung của các cộng đồng là sinh hoạt ái hữu, xã hội, nhưng chúng ta quyết không e ngại về các hoạt động liên quan đến việc bày tỏ lập trường quốc gia. Nếu có chủ trương không đem chủ trương chính trị của các chính đảng vào sinh hoạt đoàn thể xã hội cũng chẳng qua chỉ nhằm mục đích để bảo toàn sự hiệp nhất trong sinh hoât xã hội hằng ngày. 

Việt Nam - Thái tử đảng: So găng giữa Nguyễn Thanh Nghị và Trần Tuấn Anh

Hương Nhung – Thoibao.de (Tổng hợp)

15/03/2021

https://drive.google.com/file/d/19ke5Na44r-piYmH6tGK9q99lZsnyjUl7/view?usp=sharing

Ngoại trừ Võ Văn Thưởng có lý lịch mờ ám, thì Nguyễn Thanh Nghị và Trần Tuấn Anh là 2 thái tử đảng thuộc hàng khủng nhất nhiện nay. Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976 hiện nay là 45 tuổi, còn Trần Tuấn Anh thì năm nay 57 tuổi, hơn Nghị một con giáp.

Đã từ lâu, đất nước này đã nằm gọn trong tay những thái tử đảng, dù là những thái tử dạng có lý lịch mờ ám hay có lí lịch trong sạch. Đièu này rất nguy hiểm cho tương lai đất nước, vì bất chấp năng lực, những thái tử đó vẫn cứ leo cao. Ở vị trí thủ tướng hay là tổng bí thư, chỉ cần ra chính sách sai lầm thì thiệt hại của nó không thể cân đo đong đếm được.

Y Chan  - “Phản kháng phi bạo lực” có phải chỉ dành cho những kẻ đại ngu?

Con đường chống lại bạo quyền tốt nhất, hóa ra lại không phải là bằng bạo lực.

16/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1b7h3gw7k3FNcZ7oGAVzjbnIrOt-BYuL3/view?usp=sharing

Đó là câu hỏi thường trực trong đầu tôi cách đây nhiều năm.

Mỗi khi chứng kiến người dân bị cảnh sát quân đội và lưu manh côn đồ đàn áp thẳng tay, thậm chí là bị bắn giết ngay tại chỗ, tôi chỉ thêm sôi máu khi nghe nhắc đến “đấu tranh ôn hòa” hay “phản kháng phi bạo lực”.

Vì sao phải “ôn hòa” với những kẻ xem thường mạng sống của người khác? “Phi bạo lực” thì làm sao chống đỡ được những kẻ độc tài sẵn sàng khủng bố người dân? Những người cứ kêu gọi “ôn hòa” rồi “phi bạo lực” có phải là quá ngây thơ, hay là bị đánh nhiều quá làm cho ấm đầu rồi không?

Helmut P. Müller - Địa Ngục Xanh Việt Nam . Phần 3. Hết

(Gồm 3 phần)

Phan Ba dịch

Ban Tu Thư - TVVN

13/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1lNPvYtzjRuxHkLi_M13QFOidTJ-CWItK/view?usp=sharing

Những người lính của chương trình Phát triển Cách mạng

Vũng Tàu cần phải trở thành trái tim của “cuộc sống mới” ở Việt Nam – nằm ở đây là trung tâm huấn luyện cho các đội RD, những nhà cách mạng tạm thời. Như đã nói, Vũng Tàu cần phải trở thành trái tim của phong trào mới – vì không chương trình nào khác ở Việt Nam được khen ngợi và bị chê bai, được ngưỡng mộ và bị khinh thường như chương trình RD…

RD là viết tắt cho “Revolutionary Development – Phát triển Cách mạng”, một khẩu hiệu thất bại cho một ý tưởng đáng khen: xây dựng một cuộc sống mới trong các làng mạc Việt Nam, một cuộc sống được xây dựng từ an ninh, thịnh vượng và tin tưởng. Hai người lính mặt trận Mỹ được xem như là “cha đẻ” của phong trào: Thiếu tá Frank Scotton và Đại úy William Dreyer. “Chúng ta đánh nhau với Việt Cộng ở đây thì có lợi ích gì”, họ đã giải thích ngay từ năm 1963, “nếu như sau đó không giữ được những ngôi làng. Chỉ có thể chiến thắng ở đây nếu như mang an ninh và hòa bình lại cho làng mạc. Nhưng chỉ có thể làm được điều đó nếu như người dân có thể tự giúp mình!”

Vì sao người Trung Quốc vô duyên với tự do dân chủ?

Tác giả: Tiêu Kiện Sinh (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

15/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1KUSWtLm5rsExsRzYJunMjnX0FTa93x_8/view?usp=sharing

Lịch sử chứng tỏ trên thế giới không có chế độ hoặc nền văn minh nào mười phân vẹn mười. Dưới chế độ cộng hòa dân chủ và lập hiến, xã hội vẫn có tham nhũng, có sự cấu kết quan chức với doanh nhân, hiệu suất hành chính thấp và các hiện tượng bất công, bất hợp lý. Nhưng dưới chế độ hiến chính dân chủ, các hiện tượng đó không cấu thành sự thối nát có tính hệ thống, không nguy hại tới sự vận hành bình thường nền hành chính quốc gia; nếu có thì cũng dễ bị nhanh chóng vạch ra và được sửa chữa. Nhưng chế độ chuyên chế trung ương tập quyền có một tệ nạn lớn nhất là toàn bộ hệ thống quan liêu từ trên xuống dưới đều thối nát sa đọa và lừa dối, kiểm soát khống chế, tước đoạt nhân dân nhưng lại khó bị vạch ra –– bởi lẽ quyền lực không bị giám sát hữu hiệu.

Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 16 tháng 3 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1eVbAu7sIVHRTUo2FqiM4OdlQRdl1E5--/view?usp=sharing

Ls. Lê Đức Minh - Điểm danh thế lực ngầm tại Hoa Kỳ

17/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1FOX8COazwT3DxWfd4GZ3EvTvQWLtztd9/view?usp=sharing

Vừa qua cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đã xuất hiện lại lần đầu tiên sau khi rời Nhà Trắng tại Hội nghị CPAC ở Florida. Vậy CPAC là gì và có phải là một trong các thế lực ngầm mà mọi người thường nói đến ở Hoa Kỳ hay không?

CPAC (Conservative Political Action Conferrence, tạm dịch Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ) được thành lập năm 1974 bởi Công đoàn Bảo thủ Mỹ (American Conservative Union) dưới hình thức một hội nghị nhằm làm diễn đàn cho những chính trị gia, những nhà hoạt động xã hội-chính trị có khuynh hướng bảo thủ. Theo thời gian Hội nghị này càng lúc càng được nhiều chính trị gia Hoa Kỳ và cả thế giới có khuynh hướng bảo thủ quan tâm, đến tham dự và trình bày những quan điểm hay khuynh hướng chính trị của mình.

Nguyễn Lương Hải Khôi  - Đông Nam Á trong mắt Trung Quốc: Miến Điện, eo biển Malacca và Biển Đông

15/03/2021

https://drive.google.com/file/d/1dJdk0kN13eZmnYznhc6JuxLNfddkYx9d/view?usp=sharing

Về tác giả: Nguyễn Lương Hải Khôi là thư ký tòa soạn của tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ (US Vietnam Review) thuộc Đại học Oregon. Các bài viết báo chí của ông tập trung vào các chủ đề: Xung đột trên Biển Đông, kinh tế chính trị Việt Nam đương đại và lịch sử tinh thần cộng hòa ở Việt Nam. Một số bài viết và bài dịch tiếng Việt của ông được đăng tải ở đây https://usvietnam.uoregon.edu/author/khoin/, một số bài tiếng Anh được đăng ở đây: https://usvietnam.uoregon.edu/en/author/khoin/ .


Có những góc nhìn cho rằng Trung Quốc là bên thua cuộc trong cuộc đảo chính tại Miến Điện. Lập luận này dựa trên những tuyên bố ngoại giao của Trung Quốc, tuyên bố của những học giả Trung Quốc và những cảm xúc chống đối và nghi kỵ Trung Quốc trong xã hội dân sự Miến Điện và thậm chí trong cả một số lãnh đạo quân đội.

Nathalie Guibert  - Trung Quốc: Cường quốc tấn công luật biển

La Chine, un empire à l’assaut du droit de la mer

Nathalie Guibert

Publié le 05 mars 2021 à 13h09 - Mis à jour le 07 mars 2021 à 07h02

Nathalie Guibert, Tiến sĩ Khoa học, Đại học Gestion, Pháp đăng trên Le Monde, Pháp

Văn Cường  dịch

15/3/2021

https://drive.google.com/file/d/19h1Xp8QnApPtADsfUOklQSbP9MbQ2Mc2/view?usp=sharing

Với việc yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, Bắc Kinh đã đặt cái gọi là quyền “lịch sử” lên trên các luật lệ quốc tế mà chính nước này đang mỗi ngày vi phạm nhiều hơn.

Tàu chiến của Hải quân Mỹ đi qua eo biển Đài Loan vào tháng 2 với sứ mệnh “tự do hàng hải”. Sau đó vài ngày thì hai tàu sân bay của Mỹ đã hoạt động của Biển Đông. 10 máy bay ném bom của Trung Quốc bám sát theo, trong một nhiệm vụ giả định chống tàu chiến. Trước khi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc điều động 3 chiến khu trong đó có chiến khu Biển Bắc, chiến khu miền Đông và chiến khu Biển Nam vào cuộc tập trận toàn diện kéo dài 1 tháng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét