Ông Lê Trọng Hùng – ứng cử viên tự do thứ 2 bị bắt
28/3/2021
https://drive.google.com/file/d/19K3T44VLgjK_RoyANBI0rhQVOtVIhbHu/view?usp=sharing
Tin ông Lê Trọng Hùng bị bắt với gia cảnh éo le đã khiến cho có người phải thốt lên rằng: “ Ra ứng cử làm gì cho khổ thân thế không biết”.
Ông Lê Trọng Hùng bị bắt ra sao?
Theo tin từ bà Đỗ Lê Na vợ ông Lê Trọng Hùng, sáng nay, 27/03/2021 vào lúc 10 giờ, khi ông Hùng đang chở con đi trên đường về nhà thì bị an ninh bắt giữ dùng vũ lực dẫn về nhà. Họ đã lấy chìa khoá và tự vào mỏ cửa nhà lục lọi, khám xét nhà từ 10:00 hơn đến 12:00 giờ trưa.
“Nổ” lần cuối, Nguyễn Xuân Phúc sa bẫy Nguyễn Phú Trọng
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)
26/03/2021
https://drive.google.com/file/d/16ODIy9aAZ3zXbmFDwAh-tbsDswn2KqKT/view?usp=sharing
Đây là “tiếng nổ” cuối cùng của ông thủ tướng Phúc chăng?
Chức vụ thủ tướng của Nguyễn Xuân Phúc giờ đây chỉ được tính bằng ngày. Qua 5 năm trên cương vị thủ tướng, người ta thấy điểm nổi bật nhất của ông Nguyễn Xuân Phúc là nói khoác mà ngôn ngữ dân gian thường hay gọi là “nổ”.
Được biết, vào năm 2018 có một nhà báo có ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc về những phát biểu dậy sóng của ông Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, và ông đã đã bỏ công sưu tập những câu nói của ông Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong những lần ông Thủ tướng vi hành các tỉnh thành trong cả nước.
Jason Nguyen - Thẻ căn cước gắn chip: Sự cố của Estonia và bài học cho Việt Nam
Bất chấp khủng hoảng, người Estonia vẫn tin vào chính phủ điện tử. Họ đã làm điều đó thế nào?
26/03/2021
https://drive.google.com/file/d/1N7bjv2XtU50SuaYiPG8RHdHzgd7ZgitE/view?usp=sharing
Bộ Công an Việt Nam đang dốc toàn lực để tiến hành việc cấp thẻ căn cước điện tử có gắn chip cho người dân.
Theo thông tin từ bộ này, thẻ căn cước gắn chip mới hiện đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng “vì tính ưu việt cũng như tạo sự thuận lợi khi sử dụng cho công dân”, bên cạnh những ưu điểm khác như “độ bảo mật cao hơn”, “lưu trữ lượng thông tin lớn hơn”, và “thuận lợi cho công dân khi thực hiện các giao dịch trực tuyến”.
Tuy nhiên, những chiếc thẻ có gắn chip này có thể mang lại nhiều rủi ro nghiêm trọng về bảo mật dữ liệu cá nhân hơn bạn nghĩ. Trong khi đó, dự thảo nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong đó có những dữ liệu được lưu trữ trong thẻ căn cước mới, vẫn đang được Bộ Công an lấy ý kiến.
Tháng Tư Nghiệt Ngã Oliver Todd
Dương Hiếu Nghĩa dịch
https://drive.google.com/file/d/1J6EdqdqeWPtm0_otOQipDw1ZuJa18AJ2/view?usp=sharing
Lời giới thiệu của người dịch
Đối với người dân Miền Nam Việt Nam, ngày 30/4 là một ngày dài, bi thảm! Tuy quân dân Miền Nam đã chiến đấu rất anh dũng để bảo vệ đất nước đến giờ phút cuối cùng, nhưng hầu hết Quân Dân Cán Chính Miền Nam vẫn chưa hiểu được
Tại sao TA mất nước ?
Dĩ nhiên phải có những nguyên nhân xa, nguyên nhân gần với những hậu quả chánh trị và quân sự của nó, phải có những lý do chủ quan và khách quan dẫn tới ngày 30/4/75.
Cho dù may mắn chạy thoát được nanh vuốt của bọn quỷ đỏ trước hay sau ngày bộ đội Miền Bắc dùng chiến xa T.54 của Liên Xô ủi sập hai chữ “Độc Lập” của Miền Nam Việt Nam , hay không may mắn hơn phải bị cộng sản lùa đi lao động khổ sai hằng chục năm dài đau khổ từ biên giới Trung Quốc đến mũi Cà Mau, gần như hầu hết quân dân cán chính chúng ta sau giây phút bàng hoàng ngơ ngác chiếu ngày 30/4 với sự có mặt của anh bộ đội Miền Bắc ngay tại Saigon, tất cả đều đã giải đoán sai hết về câu hỏi
Tại sao chúng TA mất nước ?
Có hơn “một ngàn lẻ một” câu trả lời: “Tại, Bị, Song le, Vì bởi, Lẽ ra “ … v.v. và v.v.. nhưng tôi nghĩ là chúng ta mỗi người ở mỗi vị trí khác nhau, như người mù chỉ được người ta cho sờ có mỗi một bộ phận nào đó của con voi thôi thì làm sao người đó tả lại đúng hình dáng và kích thước của con voi được ?
Do đó lần lượt chúng tôi xin được giới thiệu với độc giả một vài tác phẩm mà hôm nay là quyển “Tháng Tư Nghiệt Ngã” (nguyên tác: “CRUEL AVRIL”) của tác giả người Pháp: Olivier Todd.
Tác phẩm nầy được xuất bản vào tháng 11 năm 1987 tại Pháp.
Điệp Mỹ Linh – Chiều trên sông Nile
Ðể nhớ Nguyễn AnhTuấn
Tùy bút
https://drive.google.com/file/d/1ScLHeeiz_hxK84B2zV1A4GJOPYc-ui_k/view?usp=sharing
Má tôi kinh ngạc, hỏi. Giọng Tuấn buồn buồn:
-Những người vượt biên đường bộ, nhỡ bị bắt họ thường bị ghép vào tội theo thế lực thù nghịch để chống lại nhà nước. Vì vậy, con chặt bỏ lóng tay trỏ để, nhỡ bị bắt, họ biết con không có khả năng xử dụng súng, họ sẽ không ghép con vào tội chống phá “cách mạng”, thì tội của con sẽ nhẹ và con sẽ không ở tù lâu.
Ước tính của Tuấn là như vậy. Nhưng khi bị bắt tại Nât-Luông, họ nhốt Tuấn vào nhà tù ở núi Sam, bốn năm!
Suốt bốn năm tù, không biết bao nhiêu lần Tuấn hối tiếc vì nhớ lại buổi chiều cuối cùng, tháng Tư-1975, tôi gặp Tuấn tại nhà Thọ -- người bạn thân của Tuấn, cùng học tại đại học Khoa-Học. Tôi bảo Tuấn về nhà tôi, nhỡ có gì thì đi trốn pháo kích với gia đình tôi. Tuấn có vẻ suy nghĩ. Thọ khuyên tôi đừng đi đâu cả. Tôi thuyết phục Tuấn. Tuấn hơi xiêu lòng thì Thọ lại lên tiếng:
-Chị về trước đi. Em chở nó theo chị ngay.
Nguyễn Quốc Tấn Trung - Công nghiệp ô tô, chủ nghĩa dân tộc và “Vinfast-ism”: Mối lương duyên dài lâu nhưng vô định
Ngành công nghiệp ô tô có thể định hình danh tính dân tộc. Nhưng ra sao thì chưa ai biết.
27/03/2021
https://drive.google.com/file/d/1EiZ609SWI3JEGPE23u71MslI1JD-a7Ko/view?usp=sharing
Người Mỹ theo đuổi tự do cá nhân và bình quân hóa. Người Anh theo đuổi sự sang trọng, sự hoàn hảo và những trải nghiệm thượng hạng. Người Đức theo đuổi sự vượt trội kỹ nghệ khó ai bì. Người Nhật nhấn mạnh sự ổn định, sự đáng tin cậy. Trong khi đó, người Hàn tăng cường “bám trend”, theo đuổi tích hợp những công nghệ mới nhất.
Người Việt sẽ theo đuổi gì trong sản xuất ô tô của “chủ nghĩa Vinfast” để biến nó trở thành độc nhất, thật sự trở thành niềm tự hào dân tộc mà phần đông cộng đồng mong mỏi?
Vinfast sẽ còn ở lại, và sẽ tiếp tục phát triển trong phong trào dân tộc chủ nghĩa Việt Nam. Nhưng thiếu vắng một niềm tin, một nền triết học dân tộc, một tư duy sản xuất dân tộc, chúng ta vẫn chỉ là những kẻ cơ hội lướt sóng chủ nghĩa tư bản trong vỏ bọc xã hội chủ nghĩa mà thôi.
Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 28 tháng 3 năm 2021
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/1vKaSqrsE7SzhbboPe3--VMZiBd4Co-_Z/view?usp=sharing
Gs. Nguyễn văn Tuấn - Điểm Sách “Silent Invasion”
March 26, 2021
https://drive.google.com/file/d/1hc65QvpoiWwS1ktofA3_FZrfDrIhNOmi/view?usp=sharing
Nhờ một bạn giới thiệu mà tôi biết đến cuốn sách “Silent Invasion” (1) của tác giả Clive Hamilton (2). Phải nói rằng đây là một cuốn sách, nói như Giáo sư John Fitzgerald, là rất đáng đọc. Đáng đọc để biết một cuộc xâm lăng âm thầm vào chính trường nước Úc được điều phối từ Bắc Kinh. Đáng đọc để hiểu hơn những chiến lược mà Tàu cộng đã và đang áp dụng, cùng với sự tiếp tay của những Hoa kiều, để mua chuộc ảnh hưởng và qua đó bành trướng chính trị đến các nước khác, trong đó có Việt Nam.
Đây là một cuốn sách cũng như câu chuyện đằng sau (3) đã và đang gây chấn động ở Úc. Đi đâu cũng nghe giới trí thức nói về nó. Hôm kia, trong một buổi giải lao, một giáo sư người Úc thuộc đại học UTS cũng nói với tôi về cuốn sách này, và những gì tác giả cảnh báo. Người Việt chúng ta, dù ở Úc hay ở Việt Nam, cũng nên đọc quyển sách này. Đọc để thấy sách lược của Tàu nhằm gây ảnh hưởng và xâm nhập vào hệ thống chính trị từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất.
MH370 rơi trong vùng biển Việt Nam, kịch bản khả dĩ nhất ?
Minh Anh. RFI
Đăng ngày: 28/03/2021
https://drive.google.com/file/d/1UJ-qXWQrzKp-3Gf6X4HnQGOpKOq0-siL/view?usp=sharing
« Chuyến bay MH370 không thể nào biến mất », là điều nhà báo Florence de Changy, sau 7 năm điều tra, muốn khẳng định trong tập sách vừa xuất bản có tựa đề « MH370. Sự mất tích ». Vậy, chiếc MH370 đó đã ở đâu ? Một kịch bản mà phóng viên tờ Le Monde và đài RFI, thường trú tại Hồng Kông cho là khả dĩ nhất : MH370 có nhiều khả năng đã rơi trên Biển Đông, trong vùng lãnh hải Việt Nam.
Để có thể đưa ra kịch bản này, trong tập sách, nhà báo nêu lên rất nhiều điểm đáng ngờ, mà bà vẫn chưa thể nào giải đáp hoặc không được giải thích. Tại sao tín hiệu ACAR biến mất qua hai bước mà không mất hoàn toàn ngay khi rời cọc tiêu Igari như chính quyền Malaysia thông báo ?
Làm thế nào mà tại một khu vực có mật độ radar dân sự và quân sự dày đặc, (ít nhất là có 13 chiếc radar quân sự), không một trạm quan sát nào có thể dò thấy tín hiệu chiếc Boeing 777 ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét