Thứ Tư, 10 tháng 3, 2021

Bản tin ngày Thứ tư 10 tháng 3 năm 2021

Y án vụ Đồng Tâm: Chính quyền coi dân là ‘thế lực thù địch’?

Diễm Thi, RFA

09/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1bS4k-x81zEnAe4yfx302MYtx4g8zBLFs/view?usp=sharing

Y án sau hai ngày xét xử

Hôm chín tháng Ba năm 2021, phiên tòa phúc thẩm đã tuyên y án sáu người có kháng cáo các bản án sơ thẩm, trong vụ lực lượng chức năng tấn công vào làng Đồng Tâm hôm chín tháng Một năm 2020. Sau phiên phúc thẩm, các luật sư và những người dân quan tâm bày tỏ sự thất vọng trên các trang mạng xã hội.

Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho hai trong số sáu bị cáo kháng án, viết trên Facebook cá nhân của mình dòng trạng thái: “Cơ hội để hóa giải bất thành. Mối hận sẽ đi vào thiên sử.”

Gs. Hoàng Xuân Phú:  Giải mã vụ Đồng Tâm

09/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1KjxFmbLOCSNuM4gAowUHPd-zguV8H4QL/view?usp=sharing

Án tử hình cho hai bị cáo Lê Đình Chức và Lê Đình Công. Án chung thân cho bị cáo Lê Đình Doanh. 16 năm tù cho bị cáo Bùi Viết Hiểu. 13 năm tù cho bị cáo Nguyễn Quốc Tiến. 12 năm tù cho bị cáo Nguyễn Văn Tuyển. Và tổng cộng 71 năm 3 tháng tù cho 23 bị cáo khác. Đó là phán quyết của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội trong Bản án số 355/2020/HS-ST ngày 14/9/2020.

 Như thường lệ, báo chí chính thống ca bài "phán quyết đúng người, đúng tội". Nhưng ngược lại, bao người lại lên án phán quyết ấy phi lý, bất chấp cả sự thật lẫn pháp luật. Nói nôm na, tòa án đã nhân danh công lý để chà đạp công lý.

 "Làm gì tiếp?" Đó là câu hỏi của một Nhà văn lớn, gửi cho tôi vào sáng sớm ngày 15/9/2020, sau một đêm trăn trở về Bản án khắc nghiệt giáng lên đầu 29 người dân Đồng Tâm. Câu hỏi ấy không chỉ dành riêng cho tôi, mà cho tất cả chúng ta, kể cả những người có lương tri trong đảng cầm quyền.

Phạm Trần: Quân đội Công an cũng diễn biến?

10/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1_uP8w1t5uwVfVHlW6WLCfXvxlGUvLK7C/view?usp=sharing

Tình trạng  “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng Cộng sản Việt Nam đã diễn ra từ thời khóa VII, sau sự tan rã của khối Cộng sản Liên bang Sô Viết năm 1991.  Sau 30 năm, cho đến bắt đầu khóa đảng XIII (2021-2026), tình trạng này không những vẫn diễn tiến  mà còn nghiêm trọng hơn bao giờ hết, vì suy thoái tư tưởng đã lan qua Quân đội và Công an.

Bằng chứng không viển vông hay suy đoán, vì Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã cảnh giác như thế tại các Hội nghị của Quân đội với  tư cách ông là Bí thư Quân ủy Trung ương.

Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025, ngày 28/9/2020, ông chỉ thị toàn quân phải :” Kiên quyết đấu tranh mạnh mẽ, hiệu quả hơn trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; làm thất bại âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa” Quân đội; giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội.”

Việt Nam : Vấn nạn ‘chảy máu chất xám’ tiếp diễn: lỗi từ đâu?

RFA
2021-03-08

https://drive.google.com/file/d/1SZjKSRCEqO-hnWQfbXwWw2NUZwU5xOHM/view?usp=sharing

Phát triển nguồn nhân lực luôn là vấn đề được Đảng Cộng sản Việt Nam ưu tiên hàng đầu trong hàng chục năm qua, đặc biệt được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào hồi tháng 1 vừa qua.

Cụ thể trong Nghị quyết nêu rõ, một trong ba đột phá chiến lược đó là phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Việt Nam : Cứu điện mặt trời

Báo Tuổi Trẻ VN Online

10/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1Nvcn4q9NIGR9Fcx4WRqvXPDPiTRz2zrT/view?usp=sharing

Đầu tư ồ ạt vào điện mặt trời (ĐMT), gần đây lại ít được 'lên lưới' khiến nhiều nhà đầu tư đồng loạt kêu trời. Có nhiều giải pháp để 'cứu' vốn đầu tư xã hội khỏi lãng phí nhưng vấn đề là tổ chức thực hiện ra sao.

Với tỉ lệ năng lượng tái tạo (ĐMT chiếm tỉ lệ lớn) trong hệ thống tăng "chóng mặt", việc yêu cầu phải có pin năng lượng tích trữ là cần thiết. Dù vậy, các chính sách đi kèm chậm ban hành, còn thiếu đồng bộ, gây nhiều lo ngại trong phát triển bền vững điện tái tạo.

Tăng "chóng mặt" nhưng thiếu tích điện

Nhân khủng hoảng Myanmar nói về Phật giáo chính trị và thái độ với bạo lực

TS Nguyễn Phương Mai

Gửi tới BBC từ Amsterdam, Hà Lan

10/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1mWHcNqXieP-s8dJyEDqmldQFQqhb5kmw/view?usp=sharing

Những ngày này, Myanmar (Miến Điện) trở thành tâm điểm của các bản tin thế giới. Quân đội không chấp nhận đảng phái họ chống lưng thua đậm trong cuộc bầu cử. Họ đảo chính, bắt giam bà Aung San Suu Kyi cùng hàng trăm quan chức khác. Hàng loạt các cuộc biểu tình bùng nổ, nhiều nơi dẫn đầu là các vị sư. Tại Myanmar, sự tham gia của giới sư sãi không đơn thuần chỉ là với tư cách người dân phản kháng.

Thông điệp thiện lành của tôn giáo

Khi mùa xuân Ả Rập vẫn còn diễn ra trên khắp Trung Đông, tôi dành gần một năm để đi đến từng đất nước, phỏng vấn và nghiên cứu về đề tài Hồi giáo chính trị (political Islam). Trong một xã hội mà "không-theo-đạo" dễ bị hiểu nhầm là "vô-đạo-đức", tôi buộc phải tìm câu trả lời an toàn nhất cho câu hỏi "chị theo tôn giáo nào?". Khi tôi chia sẻ rằng mình đến từ một đất nước nhiều người theo Phật giáo, điều tôi nhận được luôn là một nụ cười. Chả mấy ai biết về Phật giáo, nhưng tôn giáo này khiến họ cảm thấy an tâm, tin tưởng, không cần đề phòng. Đơn giản vì Phật giáo đồng nghĩa với phi bạo lực.

Cao Xuân Huy – Tháng ba gãy súng

(Phần 2)

10/3/2021

Posted on April 26, 2013 by Lê Thy

https://drive.google.com/file/d/1VqnKauP4DQQgNJNSMSp3CvKvSh6Nlkwf/view?usp=sharing

o O o

Sáng hôm sau, 21 tháng Ba, khi tôi và mấy tên lính đang làm vơi dần chai nước biển đựng đầy rượu thuốc Thiên Tường cùng đĩa thịt chó luộc, có một đơn vị Ðịa Phương Quân kéo từ phía bắc về đến chỗ tôi một cách hỗn độn. Ðơn vị kéo về này là một đơn vị lớn nên tôi phải báo cáo cho Bộ chỉ huy Lữ đoàn 1 Thiết Kỵ, tôi nghe chính giọng của đại tá Lữ đoàn trưởng ra lệnh cho tôi:

– Anh chận hết tụi nó lại, đuổi ngược trở lên. Thằng nào vượt qua chỗ anh, bắn bỏ hết.

Tôi nghĩ bụng, chỉ cần họ đái chúng tôi cũng đủ chết đuối rồi, ở đó mà bắn với bỏ. Nghĩ vậy nhưng tôi vẫn cho cả hai trung đội dàn ngang quốc lộ không cho họ đi sâu hơn nữa về phía nam. Có một đại úy trong toán này đến gặp tôi, tự giới thiệu:

– Tôi là trưởng ban Ba liên đoàn 913 Ðịa phương quân. Một chút nữa, trung tá Liên đoàn trưởng tôi sẽ tới gặp trung úy. Hiện giờ nhờ trung úy giữ đám quân này ở đây hộ.

 

Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 10 tháng 3 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1MZiuia4VV1UCk0ssLed4qG3CSPNaoIIx/view?usp=sharing

Lời lẽ hung hăng của một kẻ theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc

Tác giả Tư Mã Bình Bang

Nguồn: Hoàn Cầu Thời Báo

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

https://drive.google.com/file/d/11cwA2cMGYUH4e-NcM1ZJSvd8V5BmRCmu/view?usp=sharing

Lời người dịch: Đọc xong bài viết này không ai lại không muốn giới thiệu cho bạn đọc nước ta biết về mức độ điên cuồng của những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa ngày nay trên vấn đề Biển Đông. Không rõ họ chiếm bao nhiêu phần trăm trong dân chúng Trung Quốc, nhưng đáng chú ý là bài này đăng trên website Hoàn Cầu, một website do Nhân dân Nhật báo (cơ quan ngôn luận của Đảng CSTQ) phê duyệt. Loại bài tương tự thế này nhan nhản trên báo mạng TQ, chúng ta không thể không cảnh giác. Kinh nghiệm 1979 còn sờ sờ đấy: Từ tạo dư luận tới hành động, thông thường chỉ có một bước rất lặng lẽ, rất bất ngờ.

Dưới đây là lược dịch bài viết có tiêu đề: “Nguy cơ nào lớn hơn nguy cơ Nam Hải ? -– ký sự nổi sóng gió với Chương trình tọa đàm Nhất Hổ của đài truyền hình Phượng Hoàng. Tác giả là Tư Mã Bình Bang, một cây bút tiêu biểu cho chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc. Bài đăng trên website Hoàn Cầu ngày 30/7/2009.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét