Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

Bản tin ngày Thứ bảy 20 tháng 3 năm 2021

Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam: Bản Lên Tiếng Về hiện tình Đất Nước

https://drive.google.com/file/d/1H-cfSR1ykUhlMt3_6omund3dNFhhosmV/view?usp=sharing

Bước qua năm 2021, nhà cầm quyền CSVN vẫn xem thường dư luận quốc tế, tiếp tục duy trì một chế độ độc tài toàn trị, tham nhũng, bác bỏ ước nguyện chân chính của dân tộc Việt Nam về một thể chế dân chủ pháp trị, tước bỏ các quyền tự do căn bản được ghi trong bản Tuyên Ngộn Quốc Tế Nhân Quyền, đã tiến hành những bản án bất công, những hành động vi phạm công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự, cụ thể như sau:

Cánh Cò - Từ Ba Đình tới lăng Bà Lan

18/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1CPQyfez-ypHO7KlaF_MhpLPuyDi_ZN8p/view?usp=sharing

Việt Nam có rất nhiều lăng, đa số tập trung ở Huế. Triều đình nhà Nguyễn xây lăng và nhờ vậy ngày nay người dân mới có những thắng cảnh về lăng tẩm như thế để tham quan. Triều đình cộng sản cũng có lăng, đó là lăng Bác Hồ ở Ba Đình. Đây là lăng mộ có xác ướp và rất nổi tiếng tại Việt Nam. Nhiều người mỗi khi có ai quen ra Hà Nội thăm thú khi trờ về thường được hỏi “Có thăm lăng Bác chưa?”

Theo thống kê chính thức của hệ thống báo chí nhà nước sau gần 50 năm dựng lên số người tới viếng lăng Bác là 60 triệu người, trung bình mỗi năm gần 1 triệu hai trăm ngàn, con số rất ấn tượng và nói lên tấm lòng của người dân đối với Bác.

Nguyễn Phú Trọng dùng kế “Đả Thảo Kinh Xà” nhắm vào Hoàng Trung Hải?

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

19/03/2021

https://drive.google.com/file/d/1P4UoLsee09B_u6nQaO17lIp5F5GVKb4N/view?usp=sharing

Đả thảo kinh xà là kế thứ 13 trong “tam thập lục kế” của binh pháp tôn tử. Nghĩa của nó là đánh cỏ động rắn, tấn công vào xung quanh kẻ địch khiến chúng hoảng sợ mà lộ diện. Tất cả những kế sách từ cổ nhân đến nay thì người Trung Hoa luôn dùng một trong các kế sách của binh pháp tôn tử để hạ đối thủ. Chỉ có 36 kế nhưng phép biến hóa của nó rất khôn lường. Chính những mưu đã viết nên sách vở ấy, người dùng đã làm cho đối phương phán đoán sai và sau đó là kẻ tấn công ra tay hốt gọn. Chính chiến dịch đả hổ diệt ruồi của Tập Cận Bình đã dùng rất nhiều kế trong 36 kế này để thanh trừng những thế lực bất phục tùng. Là người noi theo Tập, Nguyễn Phú Trọng cũng lắm chiêu để đối phó với đối thủ và cho đến nay ông đã hạ được rất nhiều.

Trần Xuân Thời - Luận Về Tâm Lý Chính Trị

Ban Tu Thư/TVVN

19/3/2021

https://drive.google.com/file/d/18NLdjCceO5Gd_kqPJiMFfeeKC0lfVdnX/view?usp=sharing

Người ta thường nói đến tâm lý quần chúng, tâm lý xã hội, nhưng ít nghe ai nói đến “tâm lý chính trị”. Thật ra tâm lý chính trị thường được thể hiện qua “diễn đàn chính trị” nghĩa là tư tưởng lên khuôn cho hành động theo nhiều chủ trương, đường lối khác nhau, gọi chung là lập trường chính trị… Hành động nào cũng thường nhắm thực hiện một chủ đích, một sứ mệnh. Từ quan niệm tồn cổ, những gì do quá khứ tạo nên và lưu truyền lại cho hậu thế đều tốt đẹp, đều đáng quý, đáng học hỏi và đáng được xem là khuôn vàng thước ngọc, “Xưa Bày Nay Làm” hoặc hiện tại đáng yêu, đáng mến, đáng duy trì không cần phải thay đổi, đến quan niệm cải cách, phá hoại truyền thống, khuynh đảo trật tự xã hội đương thời để thay thế bằng cơ cấu tổ chức và trật tự mới, con người đã đi từ quan niệm cực hữu (reactionary–rightist) đến quan niệm cực tả (radical–leftist).

Trần Bạch Thu – Kontum: những ngày tháng không quên

16/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1bLiBWLnPxQ2ATC31FYvQGxphScMq_kd0/view?usp=sharing

“Chu Pao ai oán hờn trong gió

Mỗi chiếc khăn tang một tấc đường.”

-------------------------------------------------------

Tháng 5 năm 1974, Cộng quân bắt đầu mở các cuộc tấn công gặm nhấm, trước hết là tràn ngập chi khu Đak Pek, Thiếu tá Vương Thế Cận, Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng mất tích. Sau đó lần lượt các chi khu Mang Buk, Tou mơ Rông và cuối cùng ngày 3 tháng 10 năm 1974 là chi khu Chương Nghĩa lọt vào tay Cộng sản. Tất cả các sĩ quan Chi khu trưởng đều mất tích, trừ Thiếu tá Thạch Lợi thoát hiểm về tới Tiểu khu Kontum.

Trước tình hình chiến sự sôi động, tất cả các đơn vị địa phương quân ở vùng phía Bắc tỉnh Kontum đã tan rã và nguyên một vùng rộng lớn hơn 2/3 lãnh thổ hoàn toàn đã mất về tay địch, Trung tá Mai Xuân Hậu cho xúc tiến và khánh thành tượng đài “Tổ Quốc Ghi Công” tại ngã ba bên nầy cầu Dak Bla, đường về thị xã Kontum để an dân.

Thế giới học được gì từ một năm Covid?

Yuval Noah Harari: Lessons from a year of Covid

19/3/2021

Yuval Noah Harari/Nguyễn Trung Kiên dịch

https://drive.google.com/file/d/1mDzwtoSHi1Sa9ZiEVPXFnVbFTbCva0t6/view?usp=sharing

Trong một năm có nhiều đột phá về khoa học - và những thất bại về chính trị - chúng ta có thể học hỏi được gì cho tương lai?

Chúng ta có thể tóm tắt năm Covid từ quan điểm lịch sử rộng lớn như thế nào? Nhiều người tin rằng con số khủng khiếp mà virus corona gây ra chứng tỏ sự bất lực của nhân loại trước sức mạnh của thiên nhiên. Trên thực tế, năm 2020 đã cho thấy điều ngược lại. Dịch tễ không còn là lực lượng không thể kiểm soát được của tự nhiên. Khoa học đã biến chúng thành một thách thức có thể kiểm soát được. Vậy tại sao lại có quá nhiều chết chóc và đau khổ? Vì những quyết định chính trị tồi tệ.

Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 20 tháng 3 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1_YHnTQborMvf5Cf9QTdImg5QhPbQ0C-n/view?usp=sharing

Hiếu Chân - Giới trẻ Myanmar và cuộc biểu tình dân chủ “2222”

16/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1H_nKKZZiJSlSZtEnpsK596QSVJZgd1TK/view?usp=sharing

Người dân Myanmar đã không lùi bước. Cô Htet Htet Hlaing, 22 tuổi, cho biết cô rất sợ hãi và đã cầu nguyện trước khi tham gia biểu tình ngày thứ Hai 22-2, nhưng cô không chùn bước. “Chúng tôi không muốn chính quyền quân phiệt (junta), chúng tôi muốn dân chủ. Chúng tôi muốn tạo ra tương lai của chính mình. Mẹ tôi không ngăn cản tôi xuống đường, bà chỉ bảo “hãy cẩn trọng”,” cô nói với nhà báo Reuters.

Người dân Myanmar tin vào điềm báo của ngày tháng. Ngày thứ Hai 22-2 được coi là ngày tốt để khởi sự một công cuộc đấu tranh; họ gọi là “phong trào 2.22.2”. Ba mươi ba năm trước, ngày 08-08-1988, từ cuộc đấu tranh của sinh viên Viện Công nghệ Rangoon (RIT) người Myanmar đã phát động cuộc nổi dậy 8.8.88 (8888 Uprising) trên toàn quốc, buộc nhà độc tài quân phiệt Ne Win phải từ chức.

Nguyễn Quang Duy - Có phải Chính phủ Biden tiếp tục chính sách cứng rắn với Bắc Kinh ?

20/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1qub41_v9WTO1rrwmEu_S-pIIli1FQ94l/view?usp=sharing

Tuần lễ qua trên thế giới diễn ra hai sự kiện quan trọng:

Thứ nhất là vào ngày 12/3/2021 lần đầu tiên Tổng thống Joe Biden họp trực tuyến với thủ tướng ba nước Úc, Ấn và Nhật trong Bộ Tứ An Ninh (the Squad);

Và sự kiện thứ hai là nước Anh công bố chuyển hướng Chiến lược ngoại giao, an ninh và quốc phòng từ đặt trọng tâm vào Châu Âu chuyển sang Châu Á Thái Bình Dương.

Cả hai sự kiện cho thấy Mỹ, Anh và một số quốc gia khác đang hình thành chiến lược phát triển khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở rộng.

Dương Khiết Trì nói Mỹ không đủ tư cách dựa trên vị thế sức mạnh nói chuyện cùng TQ

Tiêu Nhiên

20/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1UUXDPRZgAuidDiS4iins0oaPwT9F7tNX/view?usp=sharing

Cuộc hội đàm 2 ngày chia làm 3 khoảng thời gian chiều, tối và ngày hôm sau. Trong cuộc hội đàm mở màn chiều ngày 18/3, theo dự định, các đại biểu Mỹ và Trung Quốc sẽ có 2 phút phát biểu mở đầu, sau đó truyền thông sẽ ra ngoài và hai bên tiến hành họp kín.

Đầu tiên, Ngoại trưởng Mỹ Tony Blinken đã phát biểu đi thẳng vào vấn đề trong 2 phút, đề cập đến việc phía Mỹ chú ý đến các hành động của Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông nói: “Chúng tôi cũng sẽ thảo luận về những quan ngại sâu sắc của mình đối với hành vi của Trung Quốc, bao gồm vấn đề Tân Cương, Hồng Kông, Đài Loan, tấn công mạng nhắm vào Mỹ và cả đe dọa kinh tế đến đồng minh của chúng tôi.”

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét