Thứ Năm, 11 tháng 3, 2021

Bản tin ngày Thứ năm 11 tháng 3 năm 2021

Y Chan  - Từ Ô Khảm đến Đồng Tâm rồi Myanmar

Khi những con lợn ở mãi trên cây không chịu xuống

Con đường đấu tranh cho dân chủ, tự do và tự quyết không có chỗ cho những lời nói dối.

11/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1yMy_4N4zfFFX9Xd4nQ2GZnfL3DPNY9f0/view?usp=sharing

Trong tiếng Anh, “lợn biết bay” (pigs can fly) là cách nói thể hiện sự nghi ngờ về một chuyện không thể xảy ra.

Những con lợn rõ ràng không chỉ biết leo cây, mà còn biết bay cao.

Lợn ở đây không phải chỉ người – bất kể bạn nghĩ gì, việc so sánh một số người với lợn là một sự xúc phạm đối với loài vật này.

Ẩn dụ “lợn biết bay” là chỉ những lời nói dối.

Bài học từ Ô Khảm ngày trước, Đồng Tâm hôm qua, và Myanmar của hôm nay, là trong những cuộc đấu tranh giành công lý, giành lại quyền tự do và tự quyết, không có chỗ cho những lời nói dối.

Những con lợn một khi đã biết trèo cây sẽ mãi không chịu leo xuống.

Đã có chiến thắng đầu tiên của Phạm Minh Chính trước Nguyễn Phú Trọng?

Nguyễn Hòa Bình bỏ Nguyễn Phú Trọng đầu quân cho Phạm Minh Chính

10/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1W1QyBRIlzKNxFjgKZaByPaPc58TVjCO-/view?usp=sharing

Phạm Minh Chính có thể là một con người sẽ tạo sức mạnh cho phủ thủ tướng

Kể từ khi Nguyễn Tấn Dũng bị loại ra khỏi Bộ Chính Trị phải về nhà “làm người tử tế” thì cuộc chiến giữa văn phòng Trung Ương Đảng và phủ thủ tướng tạm thời lắng xuống.

Thực ra thì thời Nguyễn Xuân Phúc, phủ thủ tướng trở nên an phận thủ thường chịu lép vế so với văn phòng Trung Ương đảng. Phần vì Nguyễn Xuân Phúc không đủ bản lĩnh như Nguyễn Tấn Dũng, phần vì Nguyễn Xuân Phúc không có nhu cầu phải đối đầu với Nguyễn Phú Trọng.

Nếu có chiến tranh với Mỹ, Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam trước?

Diễm Thi, RFA
10/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1ljdzWTcKl3of0NOi8UpO-MfFAdwisrOF/view?usp=sharing

Trung Quốc nhắc đến ‘Bẫy Thucydides’

Hôm tám tháng Ba năm 2021, tờ South China Morning Post có bài viết “China’s military must spend more to meet US war threat”, tạm dịch là “Trung Quốc cần tăng chi tiêu quốc phòng chuẩn bị cho nguy cơ chiến tranh với Mỹ”. Bài viết dẫn lời Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Hứa Kì Lượng nói Trung Quốc cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho “Bẫy Thucydides”.  

Cụm từ “Bẫy Thucydides” được sử dụng rộng rãi để chỉ các cuộc xung đột vũ trang có thể xảy ra giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ và được Nhà khoa học chính trị Mỹ Graham T. Allison phổ biến dựa trên lời của nhà sử học Hy Lạp Thucydides. Nó mang hàm nghĩa rằng, chiến tranh là điều không tránh khỏi khi một trung tâm quyền lực mới nổi lên đe doạ thay thế trung tâm quyền lực cũ.

Các nước Đông Nam Á mắc kẹt giữa hai siêu cường

Nguồn: Dominic Ziegler, “South-East Asian countries are trapped between two superpowers”, The Economist, 17/11/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

11/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1M1dNljcNu2dH115CDetHxo2EPLekaYut/view?usp=sharing

Cân bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải là điều dễ dàng.

Không khu vực nào trên thế giới có nguy cơ hứng chịu sự cạnh tranh kinh tế, chiến lược và quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nhiều hơn so với 11 quốc gia Đông Nam Á. Và sự cạnh tranh đó sẽ gia tăng trong năm 2021.

Một mặt, nhiều người trong khu vực cảm thấy lo lắng trước mong muốn của Chủ tịch Tập Cận Bình trong việc giành lại vị trí trung tâm mà Trung Quốc từng có ở Đông Á trước khi bị phương Tây và Nhật Bản phế truất trong thế kỷ 19 và 20. Trung Quốc không chỉ đang hung hăng thách thức các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và trên biển của Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam ở Biển Đông, nơi phần lớn hoạt động thương mại đường biển của Trung Quốc đi qua. Ông Tập còn kêu gọi “người châu Á điều hành công việc của châu Á”, một cách nói cho việc Trung Quốc sẽ điều hành châu Á. Như một ngoại trưởng Trung Quốc từng phát biểu tại một cuộc họp của ASEAN: “Trung Quốc là một nước lớn còn [các anh] là các nước nhỏ, và đó là một thực tế”.

Gs. Võ Tòng Xuân – Đừng đổ lỗi cho Trung Quốc nữa, chính chúng ta đang cãi trời

11/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1lKQ4ztEOsAvTk8-Pg7ALSD4XuGYNBmS9/view?usp=sharing

Bắt đầu cuộc trò chuyện này, tôi muốn biết từ khi nào “thuận thiên” xuất hiện trong suy nghĩ của giáo sư, thưa ông?

GS Võ Tòng Xuân: Khi 15.000 hecta vùng đất thấp ngập mặn, lúa chết sạch, Sóc Trăng bà con kêu thấu trời xanh.

Một thời Việt Nam ta tự hào vì 9 con rồng đổ mình ra biển Đông, nhưng đến thập kỷ 1960 con rồng Ba Thắc (Sóc Trăng) thực sự đã chết. Thập kỷ 1980 thì tới lượt con rồng Ba Lai (Bến Tre) mười mấy cây số đều bị lấp, không còn đủ chảy nước chảy thành một lòng sông…

Khi ấy, tôi nói đùa với đồng nghiệp: “Cửu Long mất hai, giờ chẳng lẽ đổi tên đồng bằng ta là Thất Long sao?”. Nhưng nói xong, chỉ thấy nhói tận tâm.

Cao Xuân Huy – Tháng ba gãy súng

(Phần 3)

Posted on April 26, 2013 by Lê Thy

https://drive.google.com/file/d/1DU-HbyAYc5WGjoHIewqNHtlGMv1Q0qyZ/view?usp=sharing

Ðạn cối 61 ly của Việt Cộng nổ rất gần chúng tôi nhưng vì rơi trên cát nên chẳng hiệu quả gì bao nhiêu, và sự điều chỉnh không được chính xác vì Việt Cộng không nắm được vị trí chính xác của chúng tôi. Tuy nhiên những nháng lửa và những tiếng nổ cũng đủ làm cho thần kinh chúng tôi căng thẳng. Một vài quả lựu đạn được ném ra từ giao thông hào chỉ có giá trị níu kéo một chút tinh thần còn sót lại.

Tiếng khóc ư ử của cô gái Huế học Văn Khoa vang lên, thỉnh thoảng còn được cầm chịch bằng những lời kêu than, van vái. Ðàn bà quả thật là vô duyên trong lúc này, vậy mà còn phải nghe lời than khóc của cái món vô duyên ấy nữa. Trong trường hợp này và trong hoàn cảnh này, cô nàng quả chỉ đáng đem ra xử bắn. Tôi bảo tên cao bồi:

Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 11 tháng 3 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1OeRV3I80VtOVMyjom5-A8pH1v7SwLzJl/view?usp=sharing

Ts. Phạm Đình Bá - Chạy đua khoa học giữa Mỹ và Trung Quốc 

11/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1wDq3J24RTtzZssQhd5n8Dc2n3HN7WdMG/view?usp=sharing

Các nhà lập pháp đã đề xuất nhiều nguồn tài trợ cho khoa học và công nghệ hơn. Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2019 đã thành lập một ủy ban lưỡng đảng về trí tuệ nhân tạo. Báo cáo của ủy ban, được công bố vào tuần trước, đề xuất các bước như tăng gấp đôi đầu tư của liên bang vào nghiên cứu và phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo lên 32 tỷ đô la vào năm 2026. Ủy ban cũng ban hành phiên bản mới của Đạo luật Giáo dục Quốc phòng năm 1958, được thông qua sau khi Liên Xô đã phóng vệ tinh nhân tạo Sputnik đầu tiên trên trái đất, kích hoạt cuộc chay đua khoa học giữa Mỹ và Liên Xô.

Báo cáo nầy nói "Các cường quốc hàng đầu thế giới đang chạy đua để phát triển và triển khai các công nghệ mới nổi, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử", chính quyền khẳng định, cuộc chay đua có thể định hình lại mọi thứ "từ cán cân kinh tế và quân sự giữa các quốc gia đến tương lai của công việc, sự giàu có và bất bình đẳng giữa các nước." Báo cáo nầy kết luận: "Mỹ phải tái đầu tư để duy trì lợi thế khoa học và công nghệ và một lần nữa dẫn đầu."

Đấu trường Đông Nam Á trong thời đại cạnh tranh giữa các đại cường

The Arena Southeast Asia in the Age of Great-Power Rivalry

By Bilahari Kausikan. Foreign Affairs, Tháng Ba/Tháng Tư 2021

BILAHARI KAUSIKAN là cựu Bí thư Thường trực Bộ Ngoại giao Singapore.

Trần Ngọc Cư dịch

11/3/2021

https://drive.google.com/file/d/19HaSELGT1Fe4NfbFw2g6ugoG-o0hjy8x/view?usp=sharing

Đông Nam Á luôn luôn là ngã tư chiến lược, nơi lợi ích của các đại cường giao nhau và đôi khi va chạm. Nó tự nhiên là một khu vực đa cực, không bao giờ nằm dưới sự kiểm soát của bất cứ một thế lực duy nhất nào từ bên ngoài, ngoại trừ trong thời gian ngắn bị Nhật Bản chiếm đóng trong Thế chiến thứ hai. Sự cạnh tranh ngày nay giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ chỉ là một giai đoạn khác của một động lực đã nằm sẵn hằng thế kỷ trong bản năng sống còn của khu vực này, là cùng một lúc họ vừa phòng ngừa, vừa cân bằng, vừa hùa theo ăn có [hedge, balance, and bandwagon], điều này nằm trong DNA chính trị của khu vực.

Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với con cái của Tổng tư lệnh Myanmar

11/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1gxfAc2q8RCDsTHRC42VJ7lZ0tR9WnQlZ/view?usp=sharing

WASHINGTON (Reuters) – Hoa Kỳ hôm thứ Tư đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với hai người con của tướng Min Aung Hlaing và sáu công ty của họ để đáp trả lại cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 của quân đội và sát hại người biểu tình kể từ khi tiếp quản

Trong một tuyên bố, Bộ Ngân khố Hoa Kỳ cho biết họ đã đưa Aung Pyae Sone và Khin Thiri Thet Mon, con của Tổng tư lệnh Myanmar vào danh sách đen. Ông Min Aung Hlaing đã lãnh đạo cuộc đảo chính và tự đưa mình vào danh sách những người đứng đầu Hội đồng Hành chính Nhà nước cầm quyền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét