Lê Thành Nhân - 62 năm: Tiến trình Trung Cộng xâm lăng Biển Đông!
21/3/2021
https://drive.google.com/file/d/1zoyy28a_0uAivL6KQy3dIfwB2A7L4Huk/view?usp=sharing
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org): Sự xâm lăng của Trung Cộng (TC) trên Biển Đông kéo dài 62 năm, qua nhiều thời kỳ được Bắc Kinh tính toán rất kỹ lưỡng. Đến tháng 4/2020, họ đã đi đến giai đoạn cuối của cuốc xâm lăng, dứt điểm Biển Đông. Người Việt Nam chúng ta từ trong nước ra ngoài nước, từ thôn quê đến thành thị, từ già đến trẻ, ai cũng biết Trung Cộng xâm lăng Biển Đông. Nhưng ít ai biết những âm mưu xâm lăng của TC như thế nào? Bài này kèm theo những tấm hình giúp chúng ta nhìn rõ âm mưu xâm lược trường kỳ của Trung Cộng. Sự xâm lăng của Bắc Kinh mang tầm nguy hại như thế nào đối với Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung?
Tưởng Năng Tiến - Hoa Cứt Lợn
https://drive.google.com/file/d/11FBylHBh187Ulx6xB-R7wTu7gPMm-Euv/view?usp=sharing
Tôi ít học và lười đọc nên mãi đến năm 2011 mới được nhà văn Vũ Thư Hiên giới thiệu cho tập Tùy Tưởng Lục của Ba Kim. Qua tác phẩm này, tôi lại biết thêm một người cầm bút (danh tiếng) khác của đất nước Trung Hoa – Lão Xá.
Ông cũng là một nạn nhân bi thảm trong cuộc Cách Mạng Văn Hoá. Cứ theo như lời của Ba Kim thì Lão Xá đã “ngậm hờn mà chết.” Ông trầm mình vào ngày 24 tháng 4 năm 1966, với lời trối trăn (“Tôi yêu nước ta lắm chứ, thế nhưng ai yêu tôi?”) khiến ai cũng cảm thấy ngậm ngùi.
Nỗi đắng cay của Lão Xá cũng khiến tôi nhớ đến đôi lời cay đắng (khác) nghe được ngay sau khi Chiến Tranh Việt Nam vừa chấm dứt:
Việt - Hàn đa dạng đối tác thương mại, hạn chế phụ thuộc vào Trung Quốc
22/3/2021
https://drive.google.com/file/d/1u3ZyjuMsQUgDWBkYIKqbD0ltuGI6AFNg/view?usp=sharing
Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc đóng cửa nhà máy ở Trung Quốc và chuyển hầu hết hoạt động sang Việt Nam do lợi ích về giá nhân công và để tránh bị “vạ lây” trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Ngày 31/12/2020, Hà Nội và Seoul ký thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện để thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư song phương trong khuôn khổ hàng loạt thỏa thuận được ký kết trong tháng 12.
Mục tiêu hai nước đề ra là đạt mức trao đổi thương mại song phương lên tới 100 tỉ đô la từ nay đến năm 2023, tăng thêm 30 tỉ đô la so thống kê năm 2018. Kế hoạch hành động được Seoul và Hà Nội đề ra còn nhắm đến việc trao đổi công nghệ mũi nhọn, lập nhiều trung tâm nghiên cứu và phát triển, hợp tác và phát triển nhiều khu công nghiệp tại Việt Nam… nhằm thu hút thêm đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc.
nguyenvanphu - Báo chí kinh tế làm gì?
22/3/2021
https://drive.google.com/file/d/1LZNoG4RE6jiFr04phgVCukPhzL5p4yFD/view?usp=sharing
Một nhầm tưởng của nhiều người làm báo kinh tế là cứ nghĩ doanh nhân hay người làm ăn đọc báo họ để tìm cơ hội làm ăn, để học kinh nghiệm của người đi trước; thậm chí có người làm báo còn ảo tưởng báo bày cho người đọc cách làm ăn theo đúng xu hướng mới. Không hề có chuyện đó. Ở góc cạnh này điều báo chí kinh tế chưa làm được là chưa nắm được hết những chuyển biến mau lẹ của thế giới kinh doanh là đằng khác. Ví dụ báo chí đưa tin ngành thuế thu hàng tỷ đồng từ những người có thu nhập “khủng” từ Google hay Apple nhưng đã có bài viết nào viết về họ, tài năng nào giúp họ lấy được tiền từ các gã công nghệ khổng lồ, con đường làm ăn của họ như thế nào, bắt đầu từ đâu và giới trẻ có thể học được gì từ họ. Đã có báo nào viết về mạng lưới những người đấu thầu nhận việc từ xa, từ thiết kế đến dịch thuật, từ đồ họa đến nhập dữ liệu hiện đang ở Việt Nam nhưng vẫn làm cho các công ty ở Nhật, Anh, Úc, Mỹ…
ĐẬP XAYABURI XUA ĐUỔI TIN ĐỒN VỀ VAI TRÒ TRONG SỰ KHÔ CẠN CỦA SÔNG MEKONG
(Xayaburi Dam Dispels Rumors of Role in Dry Mekong River)
Steven Cleary – Bình Yên Đông lược dịch
Laotian Times – February 20, 2020
https://drive.google.com/file/d/13PhhulkP4dSVHJJwq-ev2TPaLymGHAuT/view?usp=sharing
Giữa lúc hạn hán và mực nước thấp đang diễn ra, tình trạng của sông Mekong là một chủ đề đang được thảo luận náo nhiệt dọc theo dòng sông, với tiêu điểm thường nhắm vào nhà máy thủy điện Xayaburi. Để giúp làm rõ vấn đề, chủ nhân dự án đã mời truyền thông trong khu vực đến thăm nhà máy.
Thay đổi khí hậu, sử dụng nước, cuộc sống, an toàn của con người, đa dạng sinh học và gia tăng kỹ nghệ thủy điện là những vấn đề được chú ý nhiều đối với tình trạng của sông và hệ sinh thái rộng hơn trong lưu vực trong các điều kiện khô hạn hơn.
Khi mực nước xuống thấp ở hạ lưu trong những tháng khô nầy, những người bị ảnh hưởng và lo ngại đương nhiên hướng về phía thượng lưu để tìm câu trả lời, với lời kêu gọi càng ngày càng tăng và cấp bách.
Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 22 tháng 3 năm 2021
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/1TV1Qxb4fOp-HGSNdIM2k3pqKLzlUEBC2/view?usp=sharing
Trung Quốc và lựa chọn định mệnh đối với Đài Loan
Nguồn: “China faces fateful choices, especially involving Taiwan”, The Economist, 18/02/2021.
Biên dịch: Phan Nguyên
https://drive.google.com/file/d/1fcUlFCtT2oVLmxOaMVcTCF7H39dY9FCw/view?usp=sharing
Sự trỗi dậy của Trung Quốc liên quan đến một số quyết định mang tính định mệnh đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo của đất nước. Không gì quan trọng hơn là câu hỏi liệu có nên tấn công Đài Loan để đưa hòn đảo dân chủ, thân phương Tây với 24 triệu dân này vào vòng kiểm soát của Đảng Cộng sản hay không. Nếu một ngày nào đó một chiếc xe limousine Hồng Kỳ bọc thép chở ông Tập trong vai trò “nhà chinh phục” diễu qua các đường phố ở thủ đô Đài Bắc của hòn đảo, ông sẽ trở thành một nhà Cộng sản bất tử. Ông sẽ được xếp ngang hàng Mao Trạch Đông với tư cách là người cùng giành chiến thắng trong cuộc nội chiến Trung Quốc vốn vẫn dang dở từ năm 1949 khi chế độ Quốc Dân Đảng bại trận lưu vong sang Đài Loan.
Nhật ký Bắc Kinh (20/11/20): Trần Toàn Quốc và vấn đề Tân Cương
Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 11/2020.
Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
https://drive.google.com/file/d/1ntNBZogRo1XHIxtEk9_y1Dw0zbpKKgDx/view?usp=sharing
Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi đầu tuần này quyết định ban hành “Tư tưởng Tập Cận Bình về Pháp quyền.” Văn kiện này là lời kêu gọi của Chủ tịch Tập Cận Bình về việc kiên định con đường “pháp quyền xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc” và thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống quản trị của Trung Quốc phù hợp với mục tiêu này.
Cuộc họp Bộ Chính trị kéo dài hai ngày đưa ra quyết định trên là một sự kiện quan trọng. Thông thường, tất cả 25 ủy viên Bộ Chính trị, bao gồm bảy ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, đều tham dự. Nhưng có một người vắng mặt: Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo), bí thư khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
Derek Grossman - Tái thiết quan hệ với Trung Quốc thời Biden khó thành hiện thực
Biden's China reset is already on the ropes
Derek Grossman là chuyên gia phân tích quốc phòng cấp cao tại tập đoàn RAND - viện nghiên cứu phi lợi nhuận và phi đảng phái. Ông từng đảm nhiệm vị trí cố vấn tình báo tại Ngủ Giác Đài. Bài viết được đăng trên Nikkei Asia ngày 14 tháng 3 năm 2021.
Phương Hoài (dịch)
Mạnh Hoàng (hiệu đính)
22/3/2021
https://drive.google.com/file/d/1-H-huKpZEMWGl0GDWqTNQ0YzsBiqnbtk/view?usp=sharing
Chính quyền mới của Mỹ quyết tâm theo đuổi chính sách đặc biệt cứng rắn đối với Trung Quốc.
Dù Mỹ và Trung Quốc đều để ngỏ kênh đối thoại, hai bên khó có thể tái thiết hoàn toàn quan hệ song phương vào thời điểm này. Chính quyền Biden quyết tâm theo đuổi cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc trong khi Trung Quốc tiếp tục các động thái hung hăng, ảnh hưởng đến trật tự quốc tế trong mắt Mỹ.
Ngày 18/3, quan chức cấp cao Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp mặt tại Anchorage, Alaska để thảo luận về tình hình căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét