Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021

Bản tin ngày Thứ ba 09 tháng 3 năm 2021

Tưởng Năng Tiến – Con Nhà Người Ta & Con Cháu Nước Mình

https://drive.google.com/file/d/1Lvzztr5Z7vajNhKEnVFYkaAJRZrgkHGh/view?usp=sharing

Vài tiếng đồng hồ sau, sau khi Joshua Wong (Hoàng Chi Phong 黃之鋒) ra tù –vào hôm 17 tháng 6 năm 2019 – cô giáo Thảo Dân đã gửi đến cộng đồng mạng một status ngắn: “Con Nhà Người Ta.” Xin được ghi lại đôi ba đoạn chính :

Hoàng Chi Phong ra tù với một chồng sách trên tay, gương mặt tự tin ngời sáng. Tôi tin, những tù nhân lương tâm trẻ tuổi của chúng ta, nếu không bị tước đoạt quyền được đọc sách báo trong tù, thì khi được trả tự do, họ cũng như vậy…

Ts Phạm Đình Bá - Góp ý về công lý cho xã hội sau vụ tấn công Đồng Tâm

09/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1bghWWWSVf-UBkZonM72n0G0rbyJ88ZyM/view?usp=sharing

Tôi ăn sao nói vậy. Ở nước ta, đảng là thực thể quyền lực duy nhất. Các hình thái về nhà nước, luật pháp, quốc hội, và tòa án chỉ là những cấu hình dàn dựng một cách tượng trưng. Trong cách tóm tắt nầy, đảng đã sử dụng cả trung đoàn quân đặc nhiệm tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm vào sáng 9/1/2020. Công cụ của đảng, công an Hà Nội soạn thảo và Bộ Công an phê duyệt kế hoạch 419A, được cho là bản kế hoạch tấn công vào xã Đồng Tâm. Cũng không lạ gì khi đảng ngoan cố cho rằng kế hoạch 419A là tài liệu "tối mật", “liên hệ đến an ninh quốc gia”.(1) Ngày 8/3/2021, toà án Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án “giết người” tại xã Đồng Tâm – cách tráo trở của đảng là 6 bị cáo trong phiên tòa lại là những nạn nhân của cuộc tấn công tàn bạo từ đảng vào dân. Cách làm việc của đảng là hoàn toàn tương phản với tâm tình của người dân Đồng Tâm khi họ từng rất tin tưởng vào nhà nước Việt Nam.(1)

Võ Ngọc Ánh - Việt Nam xem giá trị dân chủ, nhân quyền như kẻ thù

09/03/2021

https://drive.google.com/file/d/1qTzMGH5QP53F3Acykkly-TrldSumJCVE/view?usp=sharing

Các giá trị phổ quát, cơ bản của con người về dân chủ, nhân quyền bị hệ thống chính trị của Việt Nam biến thành kẻ thù của chế độ. Điều này khiến quốc gia tốn nhiều ngân sách, công sức để đối phó, đề phòng, đến bắt bớ, bỏ tù.

Do đó, Việt Nam không xứng đáng để để được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Vi phạm nhân quyền với chính người dân

Gs. Nguyễn Ngọc Trân - 40 tháng sau Nghị quyết 120/NQ-CP

08/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1NT7rzJnKwTiOFbB4XYoU8zhwoa2qBZPk/view?usp=sharing

Phải làm gì để ĐBSCL phát triển bền vững từ thực tế đã trải nghiệm trong 44 năm qua... 

Đó là một trong những trăn trở của GS-TSKH Nguyễn Ngọc Trân, thể hiện trong bài viết dưới đây: 

40 THÁNG SAU NGHỊ QUYẾT 120/NQ-CP 

 1. Nhìn lại 44 năm chuyển đổi kinh tế, xã hội, môi trường ở ĐBSCL

Ngày 26/9/2017, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu tại Cần Thơ. Sau hội nghị này Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP Về phát triển bền vững Đồng bằng sông cửu long thích ứng với biến đổi khí hậu, ngày 17/11/2017, tính đến nay đã được gần 40 tháng.

Hai năm sau, 2019, tác giả đã có bài viết Đồng bằng sông Cửu long, 44 năm chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường. Triển khai nghị quyết 120/NQ-CP [2] để góp phần đánh giá việc khai thác đồng bằng 44 năm sau ngày đất nước thông nhất, những Được và Mất, và những gì cần làm để triển khai NQ 120 CP.

Bài viết đã chỉ ra, với tư liệu và số liệu dẫn chứng, bốn tồn tại bất cập lớn của ĐBSCL.

Lee Nguyen  - Cách mạng xà rông Myanmar: Dưới làn đạn, phụ nữ vẫn đi đầu

Phụ nữ Myanmar đang đấu tranh cho số phận của đất nước lẫn quyền định đoạt của chính mình.

09/03/2021

https://drive.google.com/file/d/1HgeEoQ1b0bTXdAD68IYW3qEG5f-RkJfX/view?usp=sharing

Trong hơn một tháng qua, gần như mỗi ngày, hàng trăm nghìn người Myanmar đổ ra đường biểu tình khắp nơi trên cả nước.

Họ phản đối việc quân đội tiến hành đảo chính vào ngày 1/2/2021, lật đổ chính phủ dân cử của bà Aung San Suu Kyi. Những ông tướng quân đội muốn thiết lập lại chế độ quân quản, một chế độ mang đậm tính phụ hệ và phân biệt đối xử với nữ giới trong hơn nửa thế kỷ qua.

Cao Xuân Huy – Tháng ba gãy súng

Posted on April 26, 2013 by Lê Thy

https://drive.google.com/file/d/18aGSs4kJBFOb9EONefaDdLDpbjPfwLF_/view?usp=sharing

Tôi không phải là một nhà văn, mà tôi chỉ là một người lính, lính tác chiến đúng nghĩa của danh từ, và những điều tôi viết trong quyển sách này chỉ là một câu chuyện, câu chuyện thật một trăm phần trăm được kể lại bằng chữ. Tôi viết những điều mà những thằng lính chúng tôi đã trực tiếp tham dự nhưng không ai viết lại, trong khi nhiều người đã viết về những chuyện chiến trường thì hình như chẳng có ai dự.

Trong lứa tuổi của tôi, lứa tuổi dưới mười khi theo gia đình di cư từ Bắc vào Nam, ngoại trừ những người có thân nhân ruột thịt bị giết bởi Việt Cộng, còn hầu hết, có bao nhiêu người thực sự căm thù Việt Cộng đâu, vì rõ rệt một điều là từ lứa tuổi tôi trở xuống, có đứa nào biết Việt Cộng là cái gì đâu. Cũng y như lứa tuổi dưới mười khi theo cha mẹ qua Mỹ từ năm 1975 ở đây bây giờ. Cũng thù ghét Việt Cộng vậy, nhưng chỉ là cái thù gia truyền, cha mẹ thù ghét thì mình cũng thù ghét theo thế thôi, chứ chẳng có gì là sâu đậm cả. Cho đến khi lớn lên, đầu óc đã tạm đủ để suy xét thì khổ một nỗi, hệ thống tuyên truyền của Việt Nam Cộng Hòa lại có giá trị phản tuyên truyền nhiều hơn là tuyên truyền. Cho nên khi vào quân đội, tôi tình nguyện vào đơn vị tác chiến thứ thiệt vì căm thù kẻ địch thì ít mà vì cái máu ngông nghênh của tuổi trẻ, vì bị kích thích bởi những cảm giác mạnh của chiến trường thì nhiều.

Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 09 tháng 3 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1o9RWHhxSJjkiKfN_ohScQ0K06FxUc9UO/view?usp=sharing

Toàn cảnh cuộc đấu kinh tế, an ninh quốc gia giữa Mỹ và Trung Quốc

Economics, National Security, and the Competition with China

George Magnus  - March 3, 2021

https://drive.google.com/file/d/1nvBFguTj299A63oUA-DMOrrH4TMlhe6W/view?usp=sharing

Tác giả: George Magnus, trước đây là nhà kinh tế trưởng của UBS, là cộng sự nghiên cứu tại Trung tâm Trung Quốc của Đại học Oxford và tại Trường Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi ở London. Ông là tác giả của “Cờ Đỏ: Tại sao chính quyền Trung Quốc của ông Tập Cận Bình đang trong cảnh hiểm nguy”.

Lê Minh - Tâm An Lược dịch

09/3/2021

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa siêu cường toàn cầu mới nổi cạnh tranh giành quyền lực tối cao giữa Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, công nghiệp, tội phạm mạng, gián điệp công nghiệp, v.v ... (Ảnh của Ulrich Baumgarten/ Getty Images)

Ngoài cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và đại dịch Covid-19, thế giới hiện còn phải đối mặt với một cú sốc hiện sinh thứ ba, đó là màn kịch lớn trong đầu thế kỷ 21 này: một Trung Quốc gian manh và quyết đoán hơn.

Kinh tế Mỹ những năm sắp tới: Lạm phát có phải là rủi ro không? 

US Vietnam Review

Tác giả: By Greg Ip, The Wall Street Journal, ngày 1 tháng 3 năm 2021 

Vũ Văn Lê dịch

08/3/2021

https://drive.google.com/file/d/10jtxU88MtoJTy6yRA5siczzOh16vOM0y/view?usp=sharing

Lạm phát có phải là rủi ro không? Không phải bây giờ, nhưng có thể trong tương lai gần

Lạm phát ở Mỹ hiện ở mức thấp nhất trong thập kỷ vừa qua, thấp hơn nhiều so với tiêu điểm lý tưởng 2% mà Cục Dự trữ Liên bang đề ra. Các dấu hiệu lạm phát gia tăng, chẳng hạn như khan hiếm nhân công, dân chúng lo lắng giá cả tăng vọt, rõ ràng là không có.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét