Tưởng Năng Tiến – Nị Ăn Cơm Chưa
https://drive.google.com/file/d/1ecJcdHyUajv5zTJnk3FTAqsB0Rn3I3h0/view?usp=sharing
Năm 1986, tôi được gặp nhà văn Bình Nguyên Lộc (đôi lần) ở một thành phố nhỏ – phía cực Bắc của tiểu bang California. Lần nào tác giả Đò Dọc cũng tế nhị kéo tôi ra cái quán ăn của người Hồ Nam, Hunan Restaurant, và nói rất ân cần: “Chỉ có tiệm này họ mới bán cơm thôi em à.”
Sau này, sau khi đọc một đoạn ngắn trong tuyển tập truyện ngắn (Ký Thác) của Bình Nguyên Lộc, tôi mới hiểu ra sự ân cần và tế nhị của ông : “Cơm là ác mộng của người Trung Hoa, cho đến nỗi họ gặp nhau, chào nhau bằng câu: “Ăn cơm chưa?”
Té ra ông anh thấy tôi họ Tưởng nên tưởng (lầm) rằng thằng nhỏ này nó người Tầu, hoặc rẻ ra thì cũng gốc Tầu. Nói nào ngay : tôi hoàn toàn, và tuyệt đối, không Tầu xíu xiu nào hết trơn hết trọi nhưng bà vợ (nhỏ) thì Tầu thiệt và Tầu lắm.
VietTuSaiGon - Từ chuyện cứu người Nguyễn Ngọc Mạnh, suy nghĩ về vấn đề khủng hoảng tư tưởng
02/3/2021
https://drive.google.com/file/d/137cYobSEJAIhHcH2ard3WT0ENAm8HLt6/view?usp=sharing
Nhưng sự quá lố này nhằm mục đích gì? Kỳ thực, nó không phải là tiếng chuông đánh thức lương tri xã hội, bởi khi một xã hội ngủ quá say, ngủ vùi trong bất an và mất niềm tin, thì cả ngàn hồi chuông cũng chẳng ăn thua gì, bởi cái hồi chuông quan trọng nhất chính là hồi chuông tỉnh thức trong mỗi cá nhân, trong cộng đồng, nó được lưu giữ bằng niềm tin yêu, bằng lòng bao dung và độ lượng. Những thứ đó đang rất hiếm ở Việt Nam, khi mà người ta quay cuồng tranh ăn trong một sinh quyển chính trị mà ở đó, hai thái cực hiện ra rất rõ, người ta vịn vào độc tài, vịn vào công an trị để bớt đi bất an nhưng người ta cũng nhìn thấy rõ rằng chính độc tài, công an trị đã đẻ ra những nhóm bất hảo, nhóm lợi ích tác oai tác quái gây bất an. Và một cú lăng xê hết cỡ về một đoàn viên TNCSHCM liệu có làm thay đổi cục diện xã hội, cho nó tốt hơn không?
Bởi qui luật tình cảm của con người rất đơn giản, nó như một đóa hoa thơm, tự tỏa hương và im lặng. Những gì rổn rảng quá sẽ khiến người ta thấy có gì đó bất thường và có thể là mất đi thiện chí. Và hình như, câu chuyện lăng xê quá đà của các báo đài nhà nước vô hình trung đã làm cho Mạnh rơi vào một trạng thái khác. Cái trạng thái này cũng nhanh biểu hiện trong một sớm một chiều thôi, rất tiếc!
Trần Thị Vĩnh Tường - “Ai Về Chiêm Quốc Hộ Huyền Trân?”
March 2, 2021
Ban Tu Thư –TVVN
https://drive.google.com/file/d/1JoOrhke0TYmqHx1_QgOPwjLHUrMNJDki/view?usp=sharing
Hãy cùng nhau hé mở cánh cửa bí mật vào một nền văn hoá rực rỡ, tưởng là bị lãng quên, đó là văn hoá Champa, mà ngưòi Việt quen gọi là Chiêm thành hay Chàm, Hời hay Lồi. Ngưòi Chàm tự gọi là Chăm hay Champa, tên một loài hoa.Hoa champaca màu trắng, vừa giống hoa ngọc lan vùa giống hoa sứ. Trong một chuyến đi cruise đầu năm 2008, tôi mang theo tập san Champaka, bìa có in một bông hoa sứ. Một nhân viên người Bali mượn đọc và cho hay hoa champaca cũng là hoa của đảo Bali, thuộc Indonesia. Anh cũng hiểu một số chữ Chàm in trong sách. Từ đó thủy thủ đoàn nguời Indonesian và tôi chào nhau theo kiểu Bali và Chàm, cũng giống người Việt xá nhau khi vào chùa, hai tay chắp truớc ngực, đầu hơi cúi.
Nguyễn Tuấn Huy - Hồ Biểu Chánh và thế hệ Việt-Mỹ
Houston ngày 26 tháng 2 năm 2020
https://drive.google.com/file/d/1CnA0OMq6l_WpRUuuK-AM1zQ1IM1BAuj8/view?usp=sharing
Tôi qua Mỹ năm 11 tuổi tức là thuộc thế hệ Việt – Mỹ, sinh ở Việt Nam nhưng trưởng thành ở Mỹ. Trước năm 75 tôi sống ở trong khu nhà dành cho sĩ quan trong Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Sau 75, nhà của tôi bị tịch thâu, bố tôi đi tù cải tạo, mẹ tôi dẫn ba đứa con còn thơ dại lên trên Sài Gòn ở nhờ nhà người anh ruột. Đứa lớn nhất là tôi lúc đó được năm tuổi và cô em út của tôi lúc đó mới được một tuổi. Năm tôi lên bảy tuổi đã biết đọc thành thạo và đọc ké sách mà các anh chị họ con của bác tôi họ mượn của bạn bè. Tôi luôn luôn là đứa được đọc sau cùng mà phải đọc cho lẹ để mấy anh chị mang đi trả. Thủa ấy mấy anh chị của tôi cũng còn đang học dưới trung học nên toàn thích coi truyện kiếm hiệp và sách Tuổi Hoa. Phần tôi, vớ được cuốn truyện nào là tôi đọc và mê hết không kể thể loại. Từ năm tám tuổi tôi đã được đọc “Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa“, “Liêu Trai Chí Dị” luôn cả truyện tình cảm của Dung Sài Gòn và Võ Hà Anh. Nghĩ lại tôi thấy buồn cười vì mẹ tôi không cấm mà chỉ cười khi tôi đọc trại “Tóc Mây Nghìn Sợi” của Dung Sài Gòn thành “Tóc mây mì sợi”. Từ nhỏ tôi đã biết mơ mộng về chuyện yêu đương qua Dung Sài Gòn.
Bùi Viện và giấc mộng cường quốc Đại Nam dang dở
Tĩnh Thuỷ
Tháng 02/2021
https://drive.google.com/file/d/1A5JaYRcEmU8SqKi7khvKldelqDhEtsUe/view?usp=sharing
Hoàng đế Quang Trung mất sớm năm 39 tuổi trong bao niềm tiếc nuối khi giấc mộng đưa Đại Việt trở thành cường quốc hàng hải đành dang dở. Hơn 47 năm sau, nước Nam thời Nguyễn trước hiểm hoạ ngoại xâm đã xuất hiện một vị hào kiệt vô cùng giống với Quang Trung Hoàng đế về tài năng thống lĩnh và tầm nhìn đối với hải quân. Vị hào kiệt đó chính là Bùi Viện – Đô đốc hàng hải thương mại của tuần dương quân hiện đại duy nhất thời phong kiến trong lịch sử Việt Nam.
Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 03 tháng 3 năm 2021
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/1PRt9cWPCs59MLpZMz-OsxEmLrGZzzZKp/view?usp=sharing
Nhật ký Bắc Kinh (09/11/20): Ai chặn IPO
35 tỉ đô của Ant Group?
Nguồn: Tetsushi Takahashi, “Beijing Diary”, Nikkei Asian Review, 11/2020.
Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
https://drive.google.com/file/d/1naTc7vdYl9NRkWFeRSEzI6i66FiNLTl-/view?usp=sharing
Trong khi thế giới mải tập trung chú ý vào chiến thắng chậm chạp của Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, vụ đình chỉ niêm yết Ant Group của Alibaba Group Holding tại sàn Thượng Hải và Hồng Kông cũng thu hút được sự chú ý không nhỏ từ dư luận ở Trung Quốc hồi tuần trước.
“Quyết định đình chỉ kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Trung Quốc của Ant Group dựa trên sự xem xét toàn diện nhằm bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và người tiêu dùng tài chính”, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) Liu Guoqiang thông báo với các phóng viên vào thứ Sáu (07/11/2020), một ngày sau thời điểm lên sàn dự kiến của công ty.
Nếu thành công, đợt IPO trị giá 35 tỷ USD sẽ phá vỡ kỷ lục lên sàn 29,4 tỷ USD của Saudi Aramco hồi năm ngoái và là đợt IPO lớn nhất từ trước đến nay.
Chester Pach - Vai trò của truyền hình trong diễn biến Chiến tranh Việt Nam
Lyndon Johnson’s Living Room War
Nguồn: Chester Pach, “Lyndon Johnson’s Living Room War”, The New York Times, 30/05/2017.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Chester Pach là Giáo sư Lịch sử tại Đại học Ohio, đồng thời là chủ biên của nhiều cuốn sách, gần đây nhất là cuốn “A Companion to Dwight D. Eisenhower.”
https://drive.google.com/file/d/11CEtXvC1peVm-D6iAkLFjNr3HbnDUWyP/view?usp=sharing
Johnson đã giận dữ với một số lời chỉ trích đối với cuộc chiến. Khi CBS chiếu một đoạn phim trong đó phóng viên Bert Quint khẳng định rằng cuộc chiến đang rơi vào bế tắc, Johnson buộc tội Walter Cronkite, phát thanh viên CBS, đang cố gắng chơi xấu ông. Khi tổng thống gặp một nhóm các nhà báo đến từ Úc, ông tuyên bố, “tôi có thể chứng minh rằng Hồ Chí Minh là một gã tồi nếu các anh chịu để tôi đưa điều đó lên TV.” Nhưng nhà đài lại “muốn tôi trở thành gã tồi.”
Anh Vũ - Bắc Kinh có thực sự muốn chiến tranh đất hiếm ?
Theo Le Monde - RFI
03/3/2021
https://drive.google.com/file/d/1Wad6UpL_JD1AHb-9pCJSYEAoa2w7h-6q/view?usp=sharing
Bắc Kinh có thực sự muốn tuyên chiến đất hiếm ?
Việc sử dụng thứ vũ khí cuối cùng này là có thể xảy ra trong trường hợp có xung đột vũ trang liên quan đến Đài Loan chẳng hạn. Nhưng thứ vũ khí này là con dao hai lưỡi vì Trung Quốc có lợi khi bán các sản phẩm đã gia công và không đẩy các nước phương Tây phải khẩn trương tìm giải pháp thay thế.
Mặc dù chiếm vị thế thống trị thị trường đất hiếm, Trung Quốc lo ngại Mỹ và các nước châu Âu đẩy nhanh tốc độ sản xuất đất hiếm để bảo đảm an toàn nguồn cung ứng cho họ. Trung Quốc biết mọi đe dọa cần được làm một cách thận trọng. Làm người khác hoảng loạn cũng là kích thích họ tăng thêm cố gắng, tạo thêm những đối thủ cạnh tranh và làm giảm quyền lực của Trung Quốc trên thị trường đang nắm giữ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét