Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2021

Bản tin ngày Thứ bảy 06 tháng 3 năm 2021

Ts. Phạm Đình Bá - Phản biện về dạy tiếng Đức tiếng Hàn ở phổ thông

06/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1s17lMtUgn-iqEKNv4rnLN9ulgnZOo61v/view?usp=sharing

Báo Nhân dân nói trước những băn khoăn về việc tiếng Đức, tiếng Hàn trở thành Ngoại ngữ 1, dạy và học bắt buộc trong trường phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã đưa ra giải thích mà báo nầy đăng nhưng tôi đọc mà cũng chả hiểu gì về những lời giải thích đó.(1)

Đầu tiên, bộ GD-ĐT không đưa ra dữ liệu nào đáng kể để thuyết phục dân là họ đã suy nghĩ cẩn trọng về quyết định của bộ về việc nầy. Bộ nói “Theo Bộ GD-ĐT, việc dạy học các môn ngoại ngữ trong trường phổ thông đã được triển khai từ nhiều năm qua. Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc, gồm các môn tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Nga, sau đó bổ sung môn tiếng Nhật; ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, trong đó có tiếng Đức, tiếng Hàn.”

Phạm Trần:  Việt Nam–Trung Cộng và biển Đông 2021

05/3/2021

https://drive.google.com/file/d/15Oov-SbgVpBm2CZ8eKWmTQJaoF-etijT/view?usp=sharing

Việt Nam Cộng sản biết rõ ý đồ của Trung Cộng muốn ăn sống nuốt tươi mình ở Biển Đông, nhưng lãnh đạo đảng duy nhất cầm quyền tại Hà Nội chỉ biết tùy cơ ứng biến và cầu may được qúy nhân phù trợ khi bị Bắc Kinh tấn công quân sự.

Lập trường này không mới, nhưng không bảo đảm giữ được chủ quyền, quyền chủ quyền và khối lượng tài nguyên khổng lồ và biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông.

Nó phản ảnh tư duy lệ thuộc và bản lãnh sợ hãi không bao giờ dám thoát Trung của đám lãnh đạo CSVN, khiến 100 triệu dân Việt Nam phải co ro sống sợ trong cái lồng quyền lực của Bắc Kinh.

Người Myanmar 'đau buồn nhưng đoàn kết hơn bao giờ hết'

Mỹ Hằng

BBC News Tiếng Việt

06/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1BKcEdwZ9BOkeWHdnpzPfksF8FZfp1S5j/view?usp=sharing

Người Myanmar 'đau buồn nhưng đoàn kết hơn bao giờ hết'

Dù đau buồn và giận giữ, người Myanmar trong và ngoài nước thấy dân tộc mình đoàn kết hơn bao giờ hết để cùng hướng tới một mục đích: Con đường tự do dân chủ.

Khi đêm phủ bóng, thay vì ngả lưng sau một ngày bận rộn, Justin vẫn ngồi lỳ trước màn hình máy tính. Chỉ còn vài tiếng nữa trời sáng mà thông tin vẫn ngồn ngộn. Súng đã nổ tại nhiều tỉnh thành ở Myanmar. Hàng chục bạn trẻ đã chết do đạn thật trong các cuộc biểu tình.

Trân Văn - Myanmar như thế có thể vì không có… Đoàn TNCS HCM

05/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1kePIkbDAzf_GLZ_l0wUwhN6qA4lOqrDL/view?usp=sharing

Tuần này, các hoạt động chống quân đội tiếm quyền tại Miến Điện (Myanmar) đã trở thành một trong những chủ đề nóng nhất trên mạng xã hội Việt ngữ. Rất nhiều người Việt bày tỏ sự xót xa và căm phẫn khi lực lượng vũ trang Miến Điện đánh đập, tống giam, thậm chí xả súng vào thường dân nhằm… lập lại trật tự…

Chẳng phải chỉ có thường dân Miến Điện mà thường dân Việt Nam cũng nghiêng mình trước Ma Kya Sin. Cô sinh viên 19 tuổi này là một trong số gần 40 người Miến Điện bị lực lượng vũ trang Miến Điện bắn chết trong ngày 3/3/2021 nhằm buộc thường dân Miến Điện chùn bước, ngưng đổ ra đường phản đối quân đội tiếm quyền.

ASEAN họp về Myanmar: Việt Nam im ắng

Thái Bảo

05/3/2021

https://drive.google.com/file/d/125Tpgt1c5hp6zgtT7nlt3e-u-c3a6eby/view?usp=sharing

Tính đến nay, ngày 4/3 là ngày đẫm máu nhất ở Myanmar: Ít nhất 38 người biểu tình thiệt mạng. Vụ bạo động mới nhất diễn ra một ngày sau khi các nước láng giềng của Myanmar thúc giục quân đội kiềm chế. Chưa bao giờ vai trò “trung tâm” của ASEAN bị các quốc gia toàn trị như Myanmar, như Việt Nam đem ra diễu cợt như thế. Tuy nhiên, cuộc đảo chính và dùng bạo lực đàn áp các cuộc biểu tình sẽ tiếp tục bị quốc tế lên án, dù quân đội Myanmar cho đến nay vẫn phớt lờ.

Phản ứng trước những vụ bắn chết người hôm 4/3, Anh quốc kêu gọi một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào thứ Sáu cuối tuần, trong khi Mỹ cho biết họ đang xem xét có hành động thích ứng tiếp theo với quân đội Myanmar. Vậy là từ bên ngoài, thế giới có lẽ sẽ không để mặc Myanmar, dù Việt Nam lên tiếng hay im lặng.

Điểm tin thế giới giới ngày Thứ bảy 06 tháng 3 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1gMF-VIz-zMKof1cN2rRSrQycT2LKpQcj/view?usp=sharing

Gs. Yuval Noah Harari: Những bài học sau một năm Covid

Yuval Noah Harari: Lessons from a year of Covid

06/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1a6vTEaQgptwuOHL51s_Q-TfH8Zh5AKoF/view?usp=sharing

Giáo sư Yuval Noah Harari, tác giả của các cuốn sách lược sử loài người bán chạy nhất thế giới, đã được dịch sang tiếng Việt là “Sapiens: Lược sử loài người”, “Homo Deus: Lược sử tương lai”, “21 bài học cho thế kỷ 21”.

Lịch sử nhân loại: Một bước ngoặt mới

Cuộc khủng hoảng [Covid-19] hiện tại sẽ đẩy xã hội nhân loại vào một bước ngoặt mới. Chúng ta rồi sẽ về đâu? Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với đài DW của Đức, giáo sư sử học Yuval Noah Harari - tác giả một loạt sách về lược sử và tương lai loài người đã giải thích các quyết định của loài người hôm nay sẽ làm thay đổi tương lai như thế nào.

 “Mối nguy lớn nhất không phải là con virus”

Virus giống SARS-CoV-2 gây Covid-19 đã xuất hiện ở Đông Nam Á cách đây 10 năm ?

Thu Hằng  RFI

05/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1Na-grhnrP4nJYqe-aEk-qAWeqoiQUxw_/view?usp=sharing

Hai mươi bốn nhà nghiên cứu quốc tế kêu gọi mở một cuộc điều tra độc lập, sâu rộng hơn về nguồn gốc SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19, xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc. Trong bức thư ngỏ ngày 04/03/2021, họ cũng lên án « những hạn chế cơ cấu » mà chính quyền Bắc Kinh cố tình áp đặt cho chuyến công tác của nhóm chuyên gia Tổ Chức Y Tế Thế Giới.

Trung Quốc vẫn khăng khăng chỉ là một nạn nhân của SARS-CoV-2. Một trong những đường lây nhiễm được Bắc Kinh kiên quyết bảo vệ là dây chuyền nhập khẩu sản phẩm đông lạnh. Tuy nhiên, một phát hiện gần đây của các nhà khoa học Pháp cho thấy nhiều virus corona gần giống với chủng SARS-CoV-2 đã có trong loài dơi ở Cam Bốt cách đây hơn 10 năm và đã lan sang Trung Quốc.

Mỹ cạnh tranh với Trung Quốc về Đông Nam Á

The rivalry between America and China will hinge on South-East Asia

The Economist - Feb 27th 2021 edition - Anh Khoa chuyển ngữ

06/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1zyqMjDvrvrFcsH1YHHE6CwhMRE5cWWBV/view?usp=sharing

Lợi thế của Trung Quốc trong cuộc chiến này không lớn như họ tưởng

Người dân trên khắp Đông Nam Á đã coi Mỹ và Trung Quốc là hai thái cực kéo các quốc gia của họ theo hai hướng ngược nhau. Ví dụ, những người phản đối cuộc đảo chính quân sự gần đây ở Myanmar đã giơ cao những tấm biểu ngữ lên án Trung Quốc vì đã ủng hộ các tướng lĩnh và những biểu ngữ yêu cầu Mỹ can thiệp. Các chính phủ cảm thấy bị áp lực phải chọn phe. Vào năm 2016, Tổng thống Rodrigo Duterte, đã lớn tiếng tuyên bố Philippines “tách khỏi Mỹ” và thay vào đó cam kết trung thành với Trung Quốc. Tuyên bố của Trung Quốc rằng hầu như toàn bộ Biển Đông nằm trong lãnh hải của họ và việc Mỹ bác bỏ khẳng định đó đã làm dấy lên những va chạm nảy lửa trong Hiệp hội chính của khu vực, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), mà Trung Quốc cố thuyết phục.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét