Chính Luận Trần Trung Đạo : Khi bài hát trở về
25/3/2021
https://drive.google.com/file/d/1KkONMfVgTaF-7MrNerzGBoESS-Z7xZ2j/view?usp=sharing
Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ như giọt nước mắt bi tráng của tuổi trẻ Việt Nam ngày nào nhỏ xuống trên quê hương chiến tranh khốn khổ, đã bốc thành hơi, tụ thành mây và sau bao năm vần vũ khắp góc bể chân trời đã trở về quê hương qua ánh mắt của em, qua nụ cười của chị, qua tiếng hát của anh, hồn nhiên và trong sáng.
Từ “vết thương rỉ máu” của một dân tộc đã từng bị nhiều đế quốc thay phiên bóc lột, lợi dụng và hôm nay còn đang chịu đựng trong áp bức của độc tài đảng trị, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ cất lên như một lời khuyên, hãy sống và hãy vững tin vào lịch sử. Sẽ có một ngày, sẽ có một ngày.
Phạm Quỳnh – Đi tìm một chủ nghĩa Quốc Gia
Người dịch: Lại Như Bằng
Nguyên tác chữ Pháp "Vers une doctrine nationale"
https://drive.google.com/file/d/1LZfU4j6jLqTrKRJIuY8LtxOlcoK6lm1c/view?usp=sharing
Chúng tôi muốn khôi phục giá trị của cụm từ này bằng cách trả lại cho nó ý nghĩa đáng lẽ nó phải có.
Đối với chúng tôi, một người theo chủ nghĩa quốc gia là một người hết lòng gắn bó với đất nước và nòi giống mình, có một ý thức cao về tình đoàn kết quốc gia và truyền thống lịch sử; là một người yêu nước, nhưng yêu nước không chỉ bằng tình cảm mà còn bằng lý trí, một người muốn nâng mức độ yêu nước của mình lên thành một chủ thuyết đạo đức và chính trị. Từ một tình cảm tự nhiên, tiềm ẩn trong thâm tâm của mỗi con người, người này muốn xây dựng thành luật sống hay một thái độ hoàn toàn có ý thức và có suy luận. Trong một thế giới mà mọi tôn giáo đã hoàn toàn sụp đổ, mọi triết lý bị lay động ngả nghiêng, chính trị từ từ bị kinh tế lấn áp hoàn toàn, đạo đức không còn dựa trên một nền tảng vững chắc nào và con người mỗi lúc phải tự hỏi sống để làm gì, người này thấy rằng chỉ còn một thực tế tồn tại giữa tất cả cái hỗn loạn này, đó là tập thể xã hội và dân tộc từ đó mình sinh ra, với những người giống mình, được nhào nặn bằng cùng chất liệu nhân cách, với những nỗi nhọc nhằn, đau xót, hy vọng như mình, gắn bó với mình bằng cả ngàn sợi giây vô hình, và cùng chung với mình một vận mệnh.
Những Ngày Cuối Cùng ở Tổng Y Viện Duy Tân, Đà Nẵng: 03/1975
April 12, 2018 by dongsongcu
Bạch Thế Thức
https://drive.google.com/file/d/1y6V1YxCACyMJ08Jq8jhrmiIZdo60ZKgN/view?usp=sharing
Hiệp định đình chiến Paris có hiệu lực từ ngày 27 tháng Giêng năm 1973 với niềm hân hoan và phấn khởi của mọi người mọi giới nhất là những người đang mặc quân phục với suy nghĩ về một cơ hội sớm giã từ vũ khí để xây dựng lại đất nước sau bao nhiêu năm tang thương đổ vỡ do chiến cuộc điêu tàn; nhưng rồi: chỉ là một nỗi thất vọng ê chề. Vỏn vẹn 2 ngày sau cái ngày hòa bình ma quái này, Trung Tâm Tiếp Huyết báo động đang thiếu máu trầm trọng và Y sĩ Đại tá Chỉ Huy Trưởng Trường Quân Y kêu gọi Sinh Viên Quân Y hiến máu ngay chính dưới cột cờ ở Vũ Đình Trường, nơi mà 2 ngày trước đây họ đã làm lễ chào mừng ngày hòa bình và tưởng niệm các chiến sĩ vị quốc vong thân thật cảm động.
Trần Trung Chính: Mát Xa, Mát Gần
27/3/2021
https://drive.google.com/file/d/1OPzQSX2MVRsteQOXS5-rHjW_KLp4pEBX/view?usp=sharing
Một người lao công làm việc trên 15 năm trong Phòng Côn Trùng của Sở Bảo Vệ Mùa Màng được Đảng Bộ Cơ Sở đề cử đi học Đại Học Tại Chức để nâng đỡ cho giai cấp công nhân của chế độ XHCN. Trong khi theo học tại Đại Học Tại Chức, người công nhân này phải học Bổ Túc Văn Hóa. Lãnh được văn bằng Đại Học Tại Chức, người công nhân nhân này bước lên học Đại Học Chuyên Tu để lấy văn bằng Tiến Sĩ Côn Trùng. Anh chọn khảo sát và nghiên cứu về con “cào cào” (grass hopper”).
Anh đặt con cào cào trên bàn và lấy thanh gỗ đập xuống bàn, anh thấy con cào cào nhảy lên. Rồi anh cắt chân con cào cào và đập thanh gỗ xuống bàn, anh không thấy con cào cào nhảy lên nữa. Rồi anh kết luận: “Khi ta cắt 2 chân của con cào cào thì nó trở nên điếc”
Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 27 tháng 3 năm 2021
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/1nhMRkX4DWvPSU2p4sd9gUnPMAiZvsyZm/view?usp=sharing
TT Thái Anh Văn, Người Phụ Nữ Khiến Bắc Kinh Lo Sợ Nhất
Ban Tu Thư. TVVN
26/3/2021
https://drive.google.com/file/d/1VmGfwya1E3seLg7KOqvZYxv3f5xQM-iv/view?usp=sharing
Truyền thông Mỹ “GZERO Media” đã có một bài viết, nói về tổng thống Đài Loan, Bà Thái Anh Văn như sau: Mặc dù chỉ có quan hệ ngoại giao chính thức với 15 quốc gia, và luôn phải đối mặt ĐCSTQ “sói chiến” với một hàm răng đầy móng vuốt sắc nhọn, nhưng bà Thái đã khéo léo áp dụng một chiến lược ngoại giao kiểu mèo vờn để đối phó một cách linh hoạt trước sự chèn ép của ĐCSTQ đối với Đài Loan trên trường quốc tế. Bài báo còn nhấn mạnh rằng bà Thái Anh Văn có thể là người phụ nữ đáng sợ nhất đối với chính quyền Bắc Kinh.
Trung Quốc: Phát huy ngoại giao láng giềng trước cục diện trăm năm có một
Tác giả: La Chiếu Huy | Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan
26/3/2021
https://drive.google.com/file/d/1JvJLCVuKCG9zg8xSEy-tsxE8Q3AWdoBw/view?usp=sharing
Các quốc gia láng giềng là nơi đặt nền móng cho sự phát triển thịnh vượng của Trung Quốc. Trung Quốc luôn đặt các quốc gia láng giềng ở vị trị ưu tiên trong tổng thể nền ngoại giao, kiên định giữ vững mối quan hệ láng giềng hữu nghị, thực hành lý luận “thân, thành, huệ, dung”, làm sâu sắc thêm quan hệ láng giềng hợp tác đôi bên cùng có lợi, đồng thời tiếp tục cải thiện môi trường láng giềng. Năm 2020 chứng kiến một thế cục chưa từng có, dưới tác động của đại dịch và cục diện Trung – Mỹ, các yếu tố phức tạp trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ngày càng gia tăng.
Tác động từ thử nghiệm tiền điện tử của các ngân hàng trung ương
Nguồn: Gillian Tett, “Central bankers’ crypto experiments should put investors on alert”, Financial Times, 26/03/2021.
Biên dịch: Trần Hùng
25/3/2021
https://drive.google.com/file/d/18ERVoE5MzZXHQN_wAE9pZDzr2syumm6R/view?usp=sharing
Năm nay, bitcoin đã mê hoặc nhiều nhà đầu tư. Bitcoin đã tăng giá gấp đôi, sau khi tăng gấp ba lần trong năm 2020; và những nhân vật như Elon Musk đã ủng hộ nó – tuần này, ông tweet rằng người dùng có thể mua xe Tesla bằng bitcoin. Điều đáng chú ý hơn nữa là một số ngân hàng chính thống như Citigroup hiện cho rằng bitcoin “có thể được định vị tối ưu để trở thành loại tiền tệ toàn cầu ưa thích cho thương mại” trong tương lai, một vai trò hiện đang được đồng đô la nắm giữ.
Nhưng trong khi những điều này đang gây chú ý thì có một câu chuyện tiền mã hóa thứ hai đang diễn ra mà hầu hết mọi người ít chú ý hơn: các thử nghiệm của các ngân hàng trung ương. Tuần này, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã tổ chức một hội nghị “đổi mới”, tại đó Jay Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed), giải thích rằng các quan chức Fed đang làm việc với Viện Công nghệ Massachusetts để tìm hiểu tính khả thi của tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành (CBDC) dựa trên đồng đô la.
Mỹ không thể là « sen đầm quốc tế » bằng giấy trước Trung Quốc
https://drive.google.com/file/d/1qy4OkpqX5YkoiMIH2goGuVLOOLt8ftN7/view?usp=sharing
Tác giả Alain Frachon bắt đầu bài bình luận trên Le Monde bằng từ « ngạo mạn » : Trung Quốc nay chính thức bị bệnh dịch mãn tính này. Le Figaro cho rằng để đối phó với Bắc Kinh, « Nước Mỹ không nên trở thành sen đầm bằng giấy ».
Trang nhất các báo Pháp hôm nay rất đa dạng, từ việc chính khách cánh hữu Pháp Xavier Bertrand ra ứng cử tổng thống, bệnh nhân Covid nặng ngày càng trẻ, kênh đào Suez bị tắc nghẽn cho đến vụ diệt chủng Rwanda.
Bắc Kinh mắc bệnh ngạo mạn mãn tính
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét