Thứ Tư, 17 tháng 3, 2021

Bản tin ngày Thứ tư 17 tháng 3 năm 2021

Bao giờ Nguyễn Phú Trọng bị lột chức? Và bí ẩn nhân vật hạ bệ được Tổng bí thư!

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

16/03/2021

https://drive.google.com/file/d/19N1wSl3bPcQivj4-K-QRU1OL46UFMrRC/view?usp=sharing

Với ông Nguyễn Tấn Dũng thì quyền lực lần tiền bạc đều quan trọng, tuy nhiên khi ngồi được vào chiếc ghế thủ tướng thì sự khát khao quyền lực không mạnh bằng khát khao tiền bạc. Và đó là lí do mà ông làm nên những cú đấm thép đấm nát nền kinh tế mà cho đến nay, ông Nguyễn Xuân Phúc giải quyết không xong.

Còn ông Nguyễn Phú Trọng thì khác, ông Trọng có sự khao khát quyền lực rất mãnh liệt. Ông nhìn sang Tập Cận Bình làm điều gì ông làm điều nấy, đến nay có những điều ông đã làm đạt nhưng có những thứ ông làm chưa đạt.

Nguyễn Thị Sen  - Viettel và hàng triệu đô la vấy máu ở Myanmar

17/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1lKSfwiyWxgoaPyxaw0j-VvVwFsAn-xyG/view?usp=sharing

Những đồng đô la vấy máu kiếm được nhờ hợp tác với quân đội Myanmar, tiếp tay cho tham nhũng và vi phạm nhân quyền.

Ngày 21/02/2021 Justice for Myanmar – Công lý cho Myanmar –  đã kêu gọi người dân trong nước huỷ Sim điện thoại Mytel vì các hành động tiếp tay cho quân đội sau khi công bố một báo cáo dài 161 trang về mối liên hệ giữa Viettel và quân đội Myanmar.

Trang web Denial of Secrets   tiết lộ tướng lĩnh của quân đội Myanmar có thể nhận được đến hơn 700 triệu USD từ Mytel.

Trung Quốc dùng trường học để gây ảnh hưởng lên Bắc Việt ra sao?

Nguồn: Olga Dror, “How China used schools to win over Hanoi“, The New York Times, 26/01/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

17/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1ap_8DgMqifOyR5PoPkUZBJxvPpdRAAiu/view?usp=sharing

Mặc dù gặp khó khăn, hệ thống vẫn được duy trì cho đến giữa năm 1975 khi nó được chấm dứt và tất cả học sinh, giáo viên và các nhà quản lý đều trở về Việt Nam. Tới thời điểm đó, Bắc Việt Nam sắp sửa đánh bại Nam Việt Nam, và nhu cầu về một cơ sở giáo dục ở các khu vực an toàn không còn quá lớn. Tuy nhiên, quan hệ Trung-Việt cũng xấu đi. Cuộc tấn công cuối cùng của Hà Nội vào Sài Gòn đã được thực hiện với sự giúp đỡ từ Liên Xô, và sự củng cố chế độ cộng sản tại một Việt Nam thống nhất đã biến một đồng minh trở thành một mối đe dọa đối với Trung Quốc. Dù khi chiến tranh nổ ra giữa Trung Quốc và Việt Nam vào năm 1978, có thể có một số những người lính Việt Nam đã từng theo học trên đất Trung Quốc, nhưng vẫn còn nhiều người tiếp tục nâng niu những kỷ niệm về khoảng thời gian học tập tại Trung Quốc.

Song Châu - Đến Hoa Kỳ

Ban Tu Thư/TVVN

16/3/2021

https://drive.google.com/file/d/11Cc5DvVLDohcLzNUQ9eqzP3MdkVhGDUk/view?usp=sharing

Bạn có biết những khoản tiền đó từ đâu mà có không? Là từ những người đến đây trước bạn, họ ý thức được lòng nhân đạo và sự hào phóng của những người đến trước họ, đã giúp họ cơ hội để họ được là họ hôm nay và họ tri ân bằng cách làm việc không lãnh lương chui, họ sẵn sàng và vui vẻ đóng thuế để góp công xây dựng nước Mỹ được giàu mạnh, cho nước Mỹ có đủ ngân khoản mà tiếp tục giữ được truyền thống tốt đẹp này để lúc bạn đến, chính phủ Mỹ sẽ chu cấp cho bạn và cho gia đình bạn. Đúng không? Nhưng bạn không phải yêu nước Mỹ.

Ở đây, mục đích của bài viết này, người viết chỉ mong rằng, bạn không cần phải yêu nước Mỹ nhưng xin bạn đừng vô tình hay cố ý làm tổn thương nước Mỹ, một đất nước đã cưu mang bạn, giúp cho bạn mọi phương tiện, mọi cơ hội để bạn vươn lên sống cuộc đời tươi đẹp mà nhiều người trong nhiều quốc gia trên thế giới ước ao…

Có phải một “Mùa Xuân Đông Á” đang diễn ra?

Nguồn: Bài báo trên tờ Tagesspiegel, một nhật báo Đức tại Berlin, ra ngày 14-3-2021

Nina Breher và Maria Kotsey * Hiếu Bá Linh dịch

17/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1-PPceuzuKTdPBxOeADR8PjXRM8QI7fKx/view?usp=sharing

Các cuộc biểu tình ở Myanmar học hỏi từ phong trào dân chủ ở Hồng Kông như thế nào?

Sau cuộc đảo chính ở Myanmar, mọi người dân đang tạo ra tiếng nói của mình một cách sáng tạo. Nhưng chính quyền phản ứng bằng sự tàn bạo – trên đường phố cũng như trên Internet.

Một khoảnh khắc trước khi chết, cô Kyal Sin, 19 tuổi, đang cúi rạp người ẩn nấp trên mặt đường. “Chúng ta sẽ không bỏ chạy”, cô ấy hô lên trong một video đang lan truyền trên mạng xã hội. “Không để máu của người dân chúng ta nhỏ xuống đất”.

Nỗi buồn trên Sài Gòn (phần 1)

Gồm 2 phần

Tháng Mười 13, 2014

Phan Ba dịch

https://drive.google.com/file/d/10QkewT_pYp0CRNd1fZLn__P7PgekEgX0/view?usp=sharing

Peter Scholl-Latour sinh năm 1924 ở Bochum, Đức. Năm 1945/46 ông phục vụ trong Commando Parachutiste Ponchardie, một đơn vị nhảy dù của Pháp, đã tham chiến ở Đông Dương. Sau đó, ông học đại học và kết thúc với bằng tiến sĩ tại các trường Đại học Mainz ở Đức, Đại học Sorbonne ở Paris và Université Saint-Joseph tại Beirut. Ông là người thành lập (năm 1963) và là giám đốc studio ở Paris của đài truyền hình nhà nước Đức ARD (cho tới 1969), sau đó là sếp thông tín viên của đài truyền hình nhà nước Đức ZDF (cho tới 1983). Từ Paris, Scholl-Latour thường xuyên sang Việt Nam dưới tư cách là thông tín viên đặc biệt, từng bị Việt Cộng bắt tạm giam một tuần năm 1973. Ông sang Việt Nam thêm một lần nữa vào năm 1976, sang Campuchia năm 1980, Trung Quốc và Afghanistan năm 1981. Bắt đầu từ  năm 1983, ông chuyển sang hoạt động trong giới truyền thông in, là tổng biên tập và nhà xuất bản tuần báo stern, và từ 1988 là tác giả tự do. 

Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 17 tháng 3  năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1uCyZKB3SvJHYC4bxUT5Ndc9hXxHwS-Z1/view?usp=sharing

Vincente Nguyen  - Khủng hoảng Myanmar và câu chuyện về can thiệp nhân đạo

Những gì đang xảy ra tại Myanmar là một tình huống kinh điển cho việc can thiệp nhân đạo.

17/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1zuo0Bdm5-mNmp6-zOWOP3SbE3TTudMTJ/view?usp=sharing

Thiệt hại nhân mạng, việc quân đội xem thường tính mạng của người dân và tính chính danh của một chính quyền đảo chính, tất cả trộn lẫn tại Myanmar khiến cho người viết không thể không nghĩ đến một khái niệm pháp lý khét tiếng trong công pháp quốc tế: can thiệp nhân đạo (humanitarian intervention).

Can thiệp nhân đạo là một chủ đề nghiên cứu lớn. Giới học giả, luật sư quốc tế, các viện nghiên cứu cũng như các quốc gia trên thế giới đã tiêu tốn bốn thập niên để hình thành, xây dựng, thảo luận và đến nay vẫn còn tiếp tục tranh cãi về nó.

Ngô Nhân Dụng  - Mỹ tiêu tiền, Trung Quốc lo lắng

17/03/2021

https://drive.google.com/file/d/18uvzAi7QQLth-bbVgVj9CSOb6_jVIvbl/view?usp=sharing

Còn lạm phát thì sao?

Trong cùng ngày Thứ Hai, khi ông Hoàng Kỳ Phàm đả kích “con thú hoang dã” do Mỹ đẩy ra cho thế giới cùng chịu, bà bộ trưởng Tài chánh Janet Yellen đã lạnh lùng bác bỏ mối lo lạm phát. Bà nhắc lại, trong hàng chục năm qua Mỹ phải chịu đựng mức lạm phát quá thấp chứ không phải quá cao. Bà vẫn trấn an: Bao giờ thấy lạm phát lên cao, chúng ta có các món võ để trị nó. Bà đã từng làm chủ tịch Fed, Ngân Hàng Trung Ương Mỹ trước ông Powell, miệng bà nói có gang có thép.

Mỹ sẽ nâng cấp năng lực quân sự ở Thái Bình Dương như thế nào?

Nguồn: Dispersal orders”, The Economist, 11/03/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

17/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1jBw4M09Uzp6MaeyNBgrC2JnyuFcgueLf/view?usp=sharing

Trong nhiều năm qua, các lãnh đạo quân đội Mỹ đã chứng kiến cán cân quân sự ở châu Á chuyển dịch theo hướng bất lợi cho họ. Vào năm 2018, một ủy ban đã cảnh báo rằng, nếu chiến tranh với Trung Quốc xảy ra, “người Mỹ có thể phải đối mặt với một thất bại quân sự quyết định”. Vào ngày 4 tháng 3, Đô đốc Philip Davidson, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ (INDOPACOM), cho biết Trung Quốc sẽ đạt được sự “vượt trội” trong vòng 5 năm tới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét