Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2021

Bản tin ngày Chủ nhật 14 tháng 3 năm 2021

Y Chan  - Gạc Ma: Lời nhắc nhở về chứng mất trí (nhớ) tập thể

Một dân tộc không có quá khứ là một dân tộc không có hiện tại, không có cả tương lai.

Published

14/3/2021

https://drive.google.com/file/d/13xKj7_UmegR8iuRp6FkTdnadjqgRNPHs/view?usp=sharing

Vài năm trước, khi đang trốn trong góc của tiệm sách cũ quen thuộc, tôi nghe tiếng một người khách bước vào hỏi tìm một quyển sách.

Có cuốn “Vòng tròn Gạc Ma” không chú?

Vòng tròn Đạt Ma hả?

Không phải, sách về Gạc Ma đó.

À. Chưa nghe bao giờ. Sách về Đạt Ma thì có nè.

Chủ tiệm chỉ tay về chồng sách tôn giáo, rồi hỏi lại khách “quyển đó nói cái gì vậy”.

Người khách có vẻ ngạc nhiên. Tôi thì không ngạc nhiên lắm. Đơn giản vì tôi cũng giống như người chủ tiệm.

Tuấn Khanh - Sự kiện Gạc Ma 14-3-1988: nhìn từ thế giới bên ngoài

14/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1ruGov9-ItNjlhngQMP1p1YQseBYzSkb8/view?usp=sharing

Kể từ cuộc chiến tranh Trung-Việt, chưa có một cuộc chiến tranh nào giữa các quốc gia trong toàn bộ Đông Á, một khu vực chiếm 1/3 nhân loại, và vốn đã từng bị tàn phá bởi một số cuộc chiến tranh tồi tệ nhất.

Tuy nhiên, lịch sử tranh chấp ở Đông Nam Á, cũng đã ghi nhận các sự kiện nghiêm trọng, như vụ chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc vào năm 2010, có lẽ là do ngư lôi của Triều Tiên và chuyện pháo kích vào một phần tranh chấp của biên giới giữa

Việt Nam, ASEAN và Mỹ – Trung ở Ấn Độ – Thái Bình Dương

Vietnam, ASEAN, and the US-China Rivalry in the Indo-Pacific

An interview with Le Hong Hiep. By Jongsoo Lee

March 13, 2021

Bài phỏng vấn ông Lê Hồng Hiệp.

Khánh An dịch 

14/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1ZUkvhzfGdI-hRyo7-qinzrrSROg2coB8/view?usp=sharing

Việt Nam có thể sẽ trở thành một nền kinh tế tự do hóa hơn nữa trong những thập niên tới, nhưng về mặt chính trị sẽ không mấy thay đổi.

Làm thế nào để Việt Nam và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) điều khiển áp lực chọn bên trong cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung? Những thách thức chính đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia của Việt Nam khi Việt Nam đang tìm kiếm sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng là gì? Để có góc nhìn về những vấn đề này, Jongsoo Lee đã phỏng vấn Lê Hồng Hiệp, thành viên Chương trình Nghiên cứu Việt Nam và Chương trình Nghiên cứu Chính trị và Chiến lược Khu vực tại Viện ISEAS-Yusof Ishak, Singapore.

Helmut P. Müller - Địa Ngục Xanh Việt Nam . Phần 1

(Gồm 3 phần)

Phan Ba dịch

Ban Tu Thư - TVVN

13/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1jI40NZkNNAxXpBQwG0qUhEPyxi4IWG4e/view?usp=sharing

Sự lạc quan thống trị vào ban ngày. Lúc đó, đất nước mơ về hòa bình, về tái thiết, về an ninh và thịnh vượng. Nhưng màn đêm thuộc về Việt Cộng. Vì màn đêm là trợ thủ mạnh mẽ của du kích quân. Đêm đêm, đội quân ma của những phiến quân đỏ kẹp chặt lấy đất nước sợ hãi, bị hành hạ này. Rồi thì hàng triệu con người sống với cơn sợ hãi chết người, vì khủng bố ở khắp nơi. Pháo, mìn và dao để lại một dấu vết đẫm máu. Đó là một cuộc chiến không ranh giới, không chiến tuyến, không thương xót. Và bên này cũng như bên kia, họ chết vì tự do. Nhưng cho mỗi một người thì tự do này có một màu sắc khác. Vì trong thế giới này không còn có tự do chung nữa. Còn không có đến một tiêu chuẩn chung cho lý trí. Ai cũng muốn mình đúng. Và không ai muốn mất thể diện. Vì vậy mà hàng trăn ngàn người phải chết ở Việt Nam – mảnh đất hẹp đấy giữa đỏ và trắng. Từ nhiều năm nay rồi và có lẽ còn nhiều năm nữa. Vì không nhìn thấy hồi kết trong chết chóc cho Việt Nam.

Nguyễn Vạn Phú - Có hay không  “hậu báo chí”?

11/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1bFbwujMO6HOV6nBV8kI-jK9TQFixnAIo/view?usp=sharing

Hết “hậu sự thật” (Post truth) nay người ta đang nói về “hậu báo chí” (Postjournalism). Có hay không cái khái niệm lạ đời này? Và vì sao nhiều nhà báo đòi từ bỏ các nguyên tắc khách quan, đa chiều của báo chí để đòi hỏi một loại báo chí đem lại công bằng, nhà báo phải là chiến binh thập tự chinh cho những điều họ tin là lẽ phải?

Theo Andrey Mir, tác giả cuốn “Hậu báo chí và cái chết của báo” (Postjournalism and the death of newspapers, 2020), báo chí ngày xưa bán độc giả cho nhà quảng cáo và nay các báo trong thời kỳ “hậu báo chí” bán độc giả cho công chúng. Báo chí truyền thống cố gắng tìm sự khách quan; cố gắng miêu tả thế giới như nó “đang là”. “Hậu báo chí” cố tình theo chủ quan; cố tình diễn tả thế giới như nó “phải là”.

Vũ Linh – Tin vắn Hoa Kỳ trong tuần.

Vũ Linh tóm lược

13/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1E-nBHAZgrahz6oZ4JgjCq4RK_IzPuBtC/view?usp=sharing

Nhật ký Bắc Kinh (16/11/20): Trung Quốc nay đã khác xưa rồi

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 11/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

https://drive.google.com/file/d/1dhh4Ri8azLi2LQRI3pqKpZWNBtcGbRO2/view?usp=sharing

Gần đây tôi bắt gặp một bức ảnh cũ chụp Joe Biden đang bắt tay với chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ, Giang Trạch Dân. Nó được đăng trên trang nhất của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chính xác là vào ngày 9 tháng 8 năm 2001. Tất nhiên, cả hai người đều trông trẻ hơn bây giờ nhiều.

Biden, hiện là tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ, mới 58 tuổi khi ông đến thăm Trung Quốc trên cương vị Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và gặp ông Giang tại khu nghỉ mát ven biển Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc.

Giang, khi ấy 74 tuổi, nói người Trung Quốc luôn có tình cảm thân thiện với người Mỹ, theo bản tin về cuộc gặp. Dĩ nhiên bản tin nói Biden đã trả lời rằng Hoa Kỳ muốn Trung Quốc phát triển lớn mạnh, vì điều này có lợi cho cả hai nước.

Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 14 tháng 3 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1gKE02EtPotHp1nUimtgoD6tyFKF5WC_p/view?usp=sharing

Hội nghị thượng đỉnh lần đầu của QUAD

Bước đột phá ngoạn mục đáp lại gièm pha, đe nẹt của TQ

Tôn Sinh Thành *

14/3/2021

https://drive.google.com/file/d/1F3gD47K42ygWz3Go9Hlb_QisZuWNh0nX/view?usp=sharing

Được tái lập năm 2017, Bộ tứ bước đi một cách dè dặt, nhưng Bắc Kinh tiếp tục leo thang. Do vậy, việc Bộ tứ được nâng lên cấp cao nhất là tất yếu trước thách thức từ Trung Quốc.

Trái với những lời lẽ gièm pha, đe nẹt của Trung Quốc rằng Bộ tứ kim cương (hay còn gọi là nhóm QUAD - gồm Úc, Mỹ, Nhật, Ấn Độ) chỉ là nơi để "tán gẫu" hoặc là sản phẩm của tư duy Chiến tranh lạnh cũ kỹ, Nhóm này đã có bước phát triển đột phá khá ngoạn mục vào ngày 12/3 khi Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Úc Scott Morrison đã có cuộc họp Thượng đỉnh trực tuyến qua màn hình lớn kéo dài 2 giờ, với những kết quả ngoài sự mong đợi của nhiều người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét