Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Bản tin ngày Thứ tư 30 tháng 6 năm 2021

 

Ts. Phạm Đình Bá : Vấn đề, con người và con đường đấu tranh

30/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1jznjpLBuW1V6W4nlL8sQgsSO_o4qAQ0N/view?usp=sharing

Đổi mới xã hội là đổi mới với mục đích giải quyết các vấn đề xã hội, hoặc đổi mới để dẫn đến tác động xã hội tích cực, tức là cải thiện cuộc sống của cá nhân, cộng đồng và toàn dân. Trên trang Việt Nam Thời Báo, tác giả Ngọc Vân đề nghị là đấu tranh không nhất thiết là bạo lực (1). Đấu tranh có thể là dùng các phương tiện mình có để buộc đối phương phải thay đổi theo hướng có lợi cho mình.

Để giúp các nhà hoạt động đổi mới xã hội đóng góp vào thay đổi xã hội, khuôn khổ “Ba Điểm” (3Đ, xem hình) xem xét bản chất của vấn đề, người theo đuổi đổi mới xã hội và con đường để tạo nên thay đổi (2).

Nguyễn Đình Cống - Trí thức lề dân băn khoăn điều gì?

30/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1e553lVgk1ILWN5aFtN6dm994vr1A1YBD/view?usp=sharing

Ở VN hiện nay, nhiều thông tin, nhận thức, quan điểm được chia thành Lề Đảng và Lề Dân. Điều này chủ yếu do tư tưởng và hoạt động của trí thức. Có trí thức lề đảng và trí thức lề dân. Phân biệt này chủ yếu dựa vào tư tưởng và mục tiêu của hoạt động mà không dựa vào nghề nghiệp hoặc vị trí công tác.

Trí thức lề đảng là những người luôn tâm niệm “Còn Đảng còn mình”, hết lòng phụng sự lý tưởng và tổ chức Đảng. Bài này chưa bàn đến họ.

Trí thức lề dân là những người có lòng yêu nước thương nòi, mong muốn đóng góp công sức và trí tuệ cho sự phát triển của đất nước nhằm đem lại tự do và hạnh phúc cho toàn dân. Họ là những cá nhân riêng lẻ, không tập hợp thành tổ chức, có thể ở trong nước hoặc nước ngoài, đang sống tự do hoặc làm việc trong một tổ chức. Họ có thể là hoặc không phải đảng viên cộng sản nhưng nhờ có đầu óc biết suy nghĩ nên không bị chi phối bởi ý thức hệ Mác Lê, không ủng hộ sự độc tài toàn trị, họ mong ước dân chủ hóa đất nước.

Gs. Nguyễn Văn Tuấn - Sống với 'Bình thường Mới' (sau mùa dịch) như thế nào? 

29/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1aZnzLJ4AAjTNqk4sivXjldT19HG98ez9/view?usp=sharing

Xin hân hạnh giới thiệu các bạn một bài phỏng vấn của phóng viên Phan Việt Anh (?) trên báo VNexpress (phiên bản tiếng Anh) chung quanh câu chuyện Covid-19 [1]. Tôi nghĩ con virus này nó sẽ chẳng đi đâu cả, và chúng ta sẽ phải thay đổi lối sống theo cái gọi là 'Bình thường Mới' (New Normal), nhưng chúng ta cũng sẽ mất nhiều quyền tự do khi Anh Cả trở thành một thực tế. 

Con virus mới này (tạm gọi là 'virus Vũ Hán') sẽ không biến mất; ngược lại, nó sẽ ở lại với chúng ta vĩnh viễn như bao nhiêu con virus khác. Nó sẽ không chết, nhưng theo thời gian sẽ biến hoá sang một dạng khác, đúng như dự báo của triết lí Phật. Do đó, những chiến lược tiêu diệt nó không thể nào khả thi và phi thực tế. 

Bs. Võ Xuân Sơn - Thay đổi hay là chết

29/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1TnH7rtAqE58sOuhFjuoeVYKjIcOJYUqa/view?usp=sharing

Một công ty có 81 người, chủ động đi xét nghiệm, lòi ra 20 người dương tính, gần 25% (1). Như vậy là dịch đã lưu hành trong cộng đồng nhiều và khá lâu rồi. Vậy thì chúng ta có thể tự hào là chúng ta chống dịch giỏi hay không?

..Nếu cứ truy vết, phong tỏa, cách li, thì liệu ai sẽ đi làm việc đó? Đi lấy mẫu, có người dương tính: phong tỏa, cách li. Đi chích ngừa, có người dương tính: phong tỏa, cách li. Bệnh viện có bệnh nhân dương tính: phong tỏa, cách li. Bệnh viện có nhân viên dương tính: phong tỏa, cách li… Nếu cứ xét nghiệm thế này thì ai còn ở ngoài, không bị phong tỏa, cách li, để đi phong tỏa, cách li người khác nữa?

Theo số liệu ngày 28/6/2021 (2), chúng ta có 12.788 ca nhiễm kể từ 27/4, trong đó có 3.745 đã khỏi bệnh, còn lại 9.043 ca. Trong khi đó, chúng ta đang cách li 204.159 người. Trung bình, mỗi người dương tính, có 22,5 người phải cách li. Nếu lấy 1/10 tỉ lệ của cái công ty 81 người, có 20 người dương tính, thì tỉ lệ lây nhiễm cộng đồng khoảng 2,5%. Với tỉ lệ đó, có khoảng 2,3 triệu người Việt nam bị nhiễm, và sẽ phải cách li gần 52 triệu người.

Làm được không?

Nguyễn Đức Hạo Nhiên - Đảng đang xắn tay áo đánh vào bão*

30/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1b_bXCCKk9IqXp8KGe9JBuktIgKjTR4HZ/view?usp=sharing

ĐCSVN ra sức chống đỡ những bài viết từ tim, óc của người dân đủ mọi thành phần ào ào như lốc làm lung loay, phá đổ cơ chế đảng  bằng những bài viết trên báo đảng mà Tiến sĩ Lê Hải thú nhận là “chưa đủ sức luận giải những vấn đề lý luận khó”,“đầu tư công sức chưa tương xứng với yêu cầu cao của một bài chuyên luận, viết chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa đúng thể loại, nội dung chưa sâu sắc.”, “chưa đạt tầm của bài đấu tranh tư tưởng, còn nông, gượng ép, thiếu thuyết phục, tính chiến đấu mờ nhạt”.

Trước sự thong dong nhập cuộc của các tay viết nghiệp dư bất đồng chính kiến, mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn, ĐCSVN lại cảm thấy như bị cuốn hút vào một trận bão, họ xắn tay áo, tuyệt vọng đấm vào cuồng phong. Không còn tự tung tự tác như thời hồng hoang cộng sản,  dám thủ tiêu người cầm bút như đã từng giết Nhượng Tống, Từ Chung,  họ tăng cường đàn áp tự do ngôn luận, vu cáo, bắt bớ người cầm bút bất đồng chính kiến.

Việt Nam : COVID-19: Cách ly kiểu giết lầm còn hơn bỏ sót

Bài bình luận của Gió Bấc

https://drive.google.com/file/d/1_joePRf23Y7cxZDET6YjUeHnTEaQB4Gk/view?usp=sharing

Cách ly, giãn cách xã hội là biện pháp ngăn chặn, chống lây lan dịch bệnh, nhưng cách truy vết, lùa đi cách ly tập trung theo kiểu thà giết lầm hơn bỏ sót đã thành nỗi ám ảnh của người dân. Không chỉ là F1, F0, cả người chỉ đi vào vùng dịch cũng bị cách ly. Đau xót nhất là cả trẻ em cũng bị đưa vào trại cách ly. Khu cách ly trở thành ổ lây lan dịch nhiều nhất, nhiều người bi nhiễm nhất.

Cách ly tập trung người bị nhiễm (F0), người tiếp xúc gần với người bị nhiễm (F1) và áp dụng các biện pháp xã hội được xem xem là biện pháp thành công của Việt Nam trong các đợt dịch bùng phát trước đây đã từng gây dư luận bất bình. Sự mất vệ sinh, thiếu tiện nghi, đối xử không thân thiện của người có trách nhiệm…

Trốn cách ly như vượt biên tị nạn

Khởi tố dàn lãnh đạo Bình Dương "bán rẻ đất vàng"

BBC News

30/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1-eSpLXZ7pD0QmGC28WgPLLcbtFOvoKcl/view?usp=sharing

6 cán bộ Bình Dương bị khởi tố, (từ trái qua) hàng trên: Phạm Văn Cành, Trần Thanh Liêm, Nguyễn Thanh Trúc; hàng dưới: Võ Văn Lượng, Trần Xuân Lâm, Ngô Dũng Phương - Ảnh: Bộ Công an

Bộ Công an Việt Nam ngày 30/6 tiến hành khởi tố bắt giam 6 lãnh đạo và cựu lãnh đạo tỉnh Bình Dương.

Việc bắt giữ được mô tả là “mở rộng điều tra” một vụ án hình sự được khởi tố từ tháng 12/2019 liên quan tới một doanh nghiệp có “vốn chi phối” thuộc Tỉnh ủy Bình Dương.

“Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an “đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản cho Nhà nước,” bản tin trang web Bộ Công an viết.

Tin tức thế giới ngày Thứ tư 30 tháng 6 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://drive.google.com/file/d/1AiwNCjIsrHNpMGlBElOGjGjiOMF2QWDx/view?usp=sharing

Sự trỗi dậy của các đảng cực hữu ở châu Âu: Nguy cơ hay bình thường mới?

Nguồn: Gideon Rachman, “Democracy in Europe adjusts to the far right”, Financial Times, 28/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

https://drive.google.com/file/d/1Iyzi6UZ4uHvzbXJlRwkXVnrjTTpfVI3t/view?usp=sharing

Khó khăn của EU trong việc chung sống với một nhà lãnh đạo cực hữu thể hiện ở mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa Orban và hầu hết các nhà lãnh đạo EU khác. Nhưng Hungary là một quốc gia nhỏ, vì vậy tác động của nó lên toàn thể EU có thể quản lý được. Nếu Le Pen giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vào năm tới thì cú sốc sẽ được cảm nhận trên khắp lục địa này. Có thể hình dung khả năng EU sẽ tan rã dưới tác động của nó. Ngoài ra, EU cũng có thể đi theo mô hình của các nền dân chủ tại các quốc gia thành viên và được quản lý bởi một liên minh không hề dễ chịu giữa các chính trị gia cực hữu và các chính trị gia dòng chính.

Hoa Kỳ - Big Media: Mỹ xếp hạng cuối cùng về Uy tín Truyền thông Toàn cầu

Du Miên

29/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1vH3FDIqUB2Nmz1332VR73Yuuhzn8wnQr/view?usp=sharing

Các kênh truyền thông thuộc Big Media đã thu hút một lượng người theo dõi khổng lồ. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thế lực ngầm nắm trong tay quyền kiểm soát và định hướng dư luận. (Tổng hợp)

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, Hoa Kỳ xếp cuối cùng trong số 46 quốc gia về mức độ uy tín của giới truyền thông Big Media, với chỉ 29% người Mỹ được thăm dò ý kiến ​​bày tỏ sự tin tưởng.

Báo cáo tin tức kỹ thuật số hàng năm của Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters cho biết, sự tin tưởng vào truyền thông đã tăng lên ở một số quốc gia và nói chung trên toàn thế giới - nhưng không phải ở Hoa Kỳ.

Theo báo cáo này, “Phần Lan vẫn là quốc gia có mức độ tin cậy tổng thể cao nhất (65%), và Hoa Kỳ hiện có mức thấp nhất (29%) trong cuộc khảo sát của chúng tôi".

 

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Bản tin ngày Thứ ba 29 tháng 6 năm 2021

 


Moderna thành vaccine thứ 5 được phê duyệt ở Việt Nam

29/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1U5nBw7bmgmSR7EudkBwxeIVxGcj2KCN5/view?usp=sharing

Thứ trưởng Bộ Y tế vừa ký quyết định phê duyệt khẩn có điều kiện vaccine Moderna. Đây là vaccine thứ 5 được chấp thuận ở Việt Nam, sau AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer và Sinopharm.

Quyết định phê duyệt dựa trên dữ liệu an toàn, chất lượng và hiệu quả do Zuellig Pharma cung cấp cho Bộ Y tế đến ngày 23/6.

Zuellig Pharma cũng là đơn vị chịu trách nhiệm phân phối vaccine Moderna tại Việt Nam.

Theo đó, Zuellig Pharma Việt Nam phải đáp ứng được việc phối hợp với Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo tổ chức đánh giá an toàn và hiệu quả của vaccine; phối hợp đơn vị phân phối và sử dụng triển khai theo dõi cảnh giác dược.

Nguyễn Huỳnh - Sài Gòn tiếp tục ‘phong thành’

29/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1QRnCMD-btFRig5fPSQn1qxkh44YIGX8q/view?usp=sharing 

Từ 0g ngày 29-6, TP.HCM tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp của Chỉ thị 10/CT-UBND của UBND TP.HCM

Chính quyền TP.HCM yêu cầu mọi người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp và các trường hợp khác do Sở Y tế hướng dẫn.

Từ 0g ngày 29-6, TP.HCM tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp của Chỉ thị 10/CT-UBND của UBND TP.HCM; trong đó, có giải pháp mạnh như dừng tất cả các loại hình kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, dừng hoạt động các chợ tự phát; Không tụ tập trên 3 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tuân thủ triệt để quy tắc 5K của Bộ Y tế; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 1,5m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.

VietTuSaiGon  - Khi đất nước thành đứa bé béo phì

8/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1YoA8Bwx3waf8-2VxQCL9dDTsIm_tezxo/view?usp=sharing

Sau nhiều biến cố, kể từ những năm sau 1975 đến nay, dường như Việt Nam có phát triển, thậm chí có phì đại về mặt tiền bạc, ở đây tôi không muốn nói đến nợ quốc gia hay các khoản tham nhũng hoặc những gian dối trong xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như quản lý kinh tế vĩ mô… Mà tôi muốn nói đến một sự thật khác: Việt Nam có phát triển về kinh tế, con người trở nên rủng rẻng tiền bạc, trừ một bộ phận không nhỏ đồng bào miền núi, thiểu số, vùng quê hẻo lánh còn nghèo khổ ra, số còn lại là phát triển, thậm chí rất phát triển về kinh tế. Và song hành với việc phát triển kinh tế của một bộ phận nhân dân có thể đại diện cho quốc gia này là sự chậm trưởng thành, thậm chí đứng yên tại chỗ về văn hóa, giáo dục. Điều này khiến Việt Nam trở thành đứa bé béo phì.

Hứa Y Định- Phải trái đúng sai thời đại dịch

Công lợi, tự do cá nhân và quân bình, đâu là lựa chọn đúng?

29/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1-c8p-I5VpSXboEK_YnAScplhCxtiSbyu/view?usp=sharing

Cái gì là đúng, cái gì là sai có thể không phải là câu hỏi thường trực trong đầu mỗi người. Rốt cuộc thì rất ít người trong chúng ta phải tự đặt ra câu hỏi triết học ghê gớm đó với mỗi quyết định thường nhật.

Phần lớn lựa chọn hành động của mọi người đến từ thói quen và là sản phẩm của tập thể. Ta làm vì cha mẹ, thầy cô, chính quyền bảo ta làm. Ta thấy đúng vì đa phần mọi người xung quanh thấy đúng. Còn đa số thấy đúng vì họ cũng được dạy, cũng chứng kiến những người xung quanh làm vậy.

Đối với nhiều người, ý niệm đúng – sai là một thứ có sẵn trong tự nhiên. Chúng ta chỉ việc nhận biết, học và làm theo chúng. Nó như một thứ đạo Trời.

Nguyễn Đức Cung – Cộng sản Việt Nam và các đảng phái quốc gia

Tháng 6/ 2021

https://drive.google.com/file/d/1wKB7xgEuwCu82AqMZe4e8QcvGdbBL0rQ/view?usp=sharing

Trong cuốn hồi ký nổi tiếng có tên Một cơn gió bụi, sử gia Trần Trọng Kim đã viết như sau về chính sách của Việt Minh đối với các chính đảng quốc gia: “Cái thủ đoạn của Việt Minh là dùng mọi cách bạo ngược, tàn nhẫn, giả dối, lừa đảo để cho được việc trong một lúc.

Ngay như họ đối với Việt nam Quốc dân đảng nay nói là đoàn kết, mai nói đoàn kết, nhưng họ vẫn đánh úp, vẫn bao vây cho tuyệt lương thực. Khi họ đánh được, thì giết phá, đánh không được thì lại đoàn kết, rồi cách ngày lại đánh phá. Dân tình thấy thế thật là ngao ngán chán nản, nhưng chỉ ngấm ngầm trong bụng mà không dám nói ra. Nên dân gian người ta thường có câu “nói như Vẹm. Vẹm là do hai chữ Việt Minh viết tắt V.M., đọc nhanh mà thành ra.”1 

Ngòi bút của sử gia họ Trần viết ra cách đây trên nửa thế kỷ nhận định về thực chất của Cộng Sản Việt Nam và Hồ Chí Minh. Thật vậy, từ năm 1945 cho đến ngày nay, chính quyền Cộng Sản vẫn sử dụng đường lối bạo lực đối với những ai bất đồng chính kiến với họ với mục đích duy nhất là nắm chắc được quyền hành trong tay không chia chác cho bất cứ một ai. Đường lối bạo lực của họ thể hiện qua việc ngụy tạo hai biến cố phố Ôn Như Hầu tại Hà Nội và vụ cầu Chiêm Sơn tại Quảng Nam năm 1946 mà mục đích bôi đen đối thủ chính trị nhằm loại đối phương ra ngoài đấu trường chính trị, tiêu diệt các chính đảng quốc gia.

Lịch sử: Vì sao nhiều điệp viên, biệt kích VNCH bị bắt khi ra miền Bắc?

BBC News

29/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1sYvuHMtCfsZRdh2_vHHnp6WBUX6xA9Bi/view?usp=sharing

"Các bạn hãy luôn tin vào bản thân là chính, đừng trông chờ phép màu, kể cả với trời đất, với các đức Phật, Chúa, chúng ta có thể cầu nguyện, nhưng chính chúng ta phải cố gắng hết khả năng mình, trước khi trông chờ bên ngoài.

"Một điều khác rất quan trọng, ấy là cần chăm chỉ, siêng năng, đừng bao giờ lười biếng, cuộc đời luôn thay đổi, anh chị em luôn cần kiểm điểm lại mình đã siêng năng, nỗ lực đầy đủ chưa, ngay cả tôi, người mà đã từng là học sinh, là thợ bạc ở Hà Nội, học viên ở miền Nam, được đào tạo nghề điệp viên, qua Mỹ tự học và đào tạo lại qua nhiều nghề kỹ thuật để có chứng chỉ chuyên môn đàng hoàng làm việc, vẫn thấy mình chưa đủ chăm chỉ thời kỳ trước đây khi trẻ, bởi vì nếu quyết tâm kiên trì từ nhỏ, nếu tôi muốn học để thành bác sĩ, kỹ sư, giáo sư...với nỗ lực và chăm chỉ hơn, tôi và mọi người đều sẽ có thể đạt.

Cập nhật tình hình Đông Á ngày  29 tháng 6 năm 2021

Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

https://drive.google.com/file/d/1vMT7V0BmfcH-wsTMHTky_lxoZYTYBVLh/view?usp=sharing

Sau sáu tháng nhiệm kỳ của chính quyền Biden, hiện có một số lo ngại về mục tiêu rối rắm của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á, theo một bài viết trên tờ Foreign Policy của James Crabtree, giám đốc điều hành khu vực châu Á của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS).

Ông Crabtree nêu lại hai sự kiện dễ gây ấn tượng Mỹ không mấy quan tâm đến khu vực này là việc Ngoại trưởng Antony Blinken không thể tham dự cuộc họp trực tuyến với những người đồng cấp ASEAN vì sự cố kỹ thuật trên đường bay đến Israel vào tháng trước và việc tàu sân bay USS Ronald Reagan được điều đến Trung Đông.

Đông Nam Á là tiền tuyến quan trọng trong kỷ nguyên mới của cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ. Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức với nhiều thiện chí trong khu vực. Các nhà lãnh đạo hy vọng Biden sẽ ít thất thường hơn so với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và sẵn sàng dành thời gian để can dự kinh tế và ngoại giao. Nhưng 6 tháng đã trôi qua trong nhiệm kỳ của Biden và thiện chí đó đang giảm dần. Thay vào đó, cảm giác thất vọng đang chiếm ngự trong bối cảnh có những bàn tán về sự thiếu tập trung của Mỹ và các mục tiêu rối rắm. Nếu Biden không thể sớm tìm lại được trọng tâm đó, Washington có nguy cơ gây tổn hại đến uy tín của mình trong khu vực - và khiến ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng gia tăng.

Tin tức thế giới ngày Thứ ba 29 tháng 6 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1N-e2g6pOyq-rMs-FcBGDGUnr_zUNkSBG/view?usp=sharing

Tác động của phân tách Mỹ – Trung đến cục diện thế giới và khu vực CA-TBD

Tác giả: Mỹ Châu

Bộ Ngoại giao. 

Bài viết được xuất bản lần đầu trên tạp chí Nghiên cứu Quốc tế (Học viện Ngoại giao, số 124 (tháng 3/2021). 

https://drive.google.com/file/d/1VAGh8pAVZJjDH9oVIvg30K5FaHXOzcac/view?usp=sharing

 Tóm tắt: Xu thế phân tách Mỹ – Trung ngày càng được giới chuyên gia, học giả đề cập nhiều trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc ngày một quyết liệt hơn. Đây là một xu thế tất yếu, tuy mới ở giai đoạn đầu, song đã diễn ra khá mạnh mẽ trong một số lĩnh vực như công nghệ, đầu tư, tài chính, và dự báo sẽ còn tiếp tục gia tăng thời gian tới. Tiến trình phân tách giữa hai  cường quốc hàng đầu thế giới có tác động trực tiếp, đa chiều, lâu dài và sâu sắc không chỉ đến các quốc gia mà cả đến hệ thống thể chế, luật chơi và chuẩn mực toàn cầu, trong đó mặt thách thức lớn hơn mặt cơ hội. Mặc dù phân tách giữa Mỹ và Trung Quốc tạo ra áp lực “chọn bên” đối với các nước vừa và nhỏ, song chưa có dấu hiệu cho thấy triển vọng xảy ra phân tách toàn diện, hay hình thành trở lại cục diện hai cực và phân tuyến rõ nét như thời Chiến tranh Lạnh trong ngắn hạn.

Hoa Kỳ rút binh khỏi Trung Đông và tương lai châu Á

Tác giả: Gordon Lubold, Nancy A. Youssef và Michael R. Gordon

Nguồn: U.S. Military to Withdraw Hundreds of Troops, Aircraft, Antimissile Batteries From Middle East (The Wall Street Journal)

Người dịch: Vũ Văn Lê

28/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1JKw7cuDjVtUA7bv2r5S32WToIUCNSSdP/view?usp=sharing

Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin nói với thái tử Ả Rập Xê-út về quyết định rút quân và khí tài chiến lược trong điện đàm ngày 2 tháng 6

Theo tin từ các giới chức quân sự có thẩm quyền, Chính quyền Biden đang cắt giảm số lượng quân lớn và hệ thống chống tên lửa của Mỹ ở Trung Đông, trong chiến lược điều chỉnh quân sự quan trọng của Hoa kỳ, nhằm tập trung sức mạnh để đương đầu với các thách thức của Trung Quốc và Nga.

Lầu Năm Góc đang rút đi khoảng 8 khẩu đội chống tên lửa Patriot từ các nước Iraq, Kuwait, Jordan và Saudi Arabia. Hệ thống chống tên lửa Thaad cũng đang được rút khỏi Ả Rập Xê Út, và các phi đội máy bay chiến đấu phản lực được giao cho khu vực này đang bị giảm thiểu.

Thứ Hai, 28 tháng 6, 2021

Bản tin ngày Thứ hai 28 tháng 6 năm 2021

 

Tranh cãi về ‘vaccine made in Vietnam'

27/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1Eg1cb3jX9CRez2ta2vd2wZYktyKYKNVM/view?usp=sharing

Tranh cãi đã nổ ra liên quan đến tính minh bạch trong việc phát triển và sản xuất vaccine Nano Covax của Việt Nam.

Đến thăm Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu tháo gỡ ngay mọi khó khăn, vướng mắc và nghiên cứu lập tổ hành động để thúc đẩy sản xuất vaccine phòng chống Covid-19 trong thời gian sớm nhất.

Trong khi đó, giới khoa học tiếp tục bày tỏ nghi ngờ và quan ngại về thông tin mà Nanogen đưa ra liên quan đến vaccine ngừa Covid-19 có tên gọi Nano Covax mà công ty này đang phát triển.

Covid-19: Dịch bùng phát, Việt Nam thực hiện cách ly tại nhà 28 ngày

BBC News

28/6/2021

https://drive.google.com/file/d/19IYdgN8o3BG600SZDzpGlxvsVmrkbdTs/view?usp=sharing

Cách ly tập trung được áp dụng triệt để trong các đợt dịch trước, nhưng cách ly tại nhà được coi là phù hợp hơn với diễn biến mới hiện nay.

Tại cuộc làm việc với tỉnh Đồng Nai chiều 27/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu thí điểm cách ly tại nhà đối với những người được xếp vào diệp F1, tức tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh, báo điện tử Chính phủ cho biết.

Chỉ đạo của người đứng đầu chính phủ Việt Nam cho thấy bước dịch chuyển đáng kể trong cách thức phòng chống dịch.

Tại sao cách ly tại nhà?

Sông Mekong bắt đầu chảy vào hồ Tonle Sap

(Mekong River begins to flow into Tonle Sap Lake)

Rasmei News – Bình Yên Đông lược dịch

Khmer Times - June 17, 2021

https://drive.google.com/file/d/1tXV1ROlbWy7q1CGLqqc1h4SiDvY-YdJQ/view?usp=sharing

Sông Mekong đã bắt đầu chảy vào hồ Tonle Sap hôm Thứ tư sau khi mực nước ở Chaktomuk [hợp lưu của sông Mekong và Tonle Sap] dâng lên 2,76 m.

Ở tỉnh Kratie và Kampong Cham, mực nước đã dâng lên khoảng 1 m một ngày.

Mao Hak, Viên chức Thủy học của Bộ Thủy lợi và Khí tượng (MOWRAM), nói với truyền thông địa phương ngày hôm qua rằng sông Mekong đã bắt đầu chảy ngược vào hồ Tonle Sap vào ngày 16 tháng 6 sau khi mực nước ở Trạm Thủy học Tonle-Bassac-Chaktomuk đo được 2,76 m.

Viên chức nói rằng nước bắt đầu chảy vào hồ Tonle Sap vào lúc nầy, giống như trung bình nhiều năm và điều nầy rất thuận lợi cho cá để đẻ trứng.  Thông thường, sông bắt đầu chảy vào hồ Tonle Sap vào đầu hay cuối tháng 6 nhưng thường vào giữa tháng 6.

Mạc Văn Trang - Sự khủng hoảng tâm lý xã hội theo cách nhìn của S.Freud

28/6/2021

https://drive.google.com/file/d/10SKC5lAMaso-cUGAbzFI9AUrN39gpgrW/view?usp=sharing

Lý tưởng nhất, là tất cả các thiết chế xã hội phải trở về đúng với bản chất, chức năng của nó và mỗi một con người có được Cái TÔI khỏe mạnh, ý thức rõ tự do và trách nhiệm. Đó là:

- Đảng cầm quyền hoạt động công khai, minh bạch, được kiểm soát theo pháp luật, bình đẳng với các tổ chức xã hội khác, cấm độc tài, toàn trị, siêu quyền lực, để không áp đặt Cái SIÊU TÔI tập thể lên toàn xã hội (ai vượt ra cái “vòng kim cô” thì bị quy là “tự diễn biến”, “suy thoái”, “bất hảo’, “phản động”...). Bắt cả trẻ em ngay từ thơ bé không được là chính mình, mà phải phấn đấu theo một mẫu hình “siêu nhân” là tội ác!

- Các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp phải độc lập để Pháp luật được thượng tôn, Công lý được hiện hữu, để khi gặp vấn đề bất công, xung đột, người dân sẽ đi khiếu kiện và tin vào Công lý... chứ không đem gậy gộc, dao kiếm, súng đạn ra giải quyết với nhau;

- Chính quyền làm đúng chức năng của nó, sinh ra là để phục vụ Dân chứ không phải để cai trị Dân, hành Dân, “ăn của Dân không chừa thứ gì”;

Làm thế nào để đối phó với đội tàu cá của Trung Quốc?

Bài phân tích của Đào Thanh Hải/RFA

27/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1L2g1RoIJKO6nNhRxqj8Rl12zrLAyAhZG/view?usp=sharing

Trung Quốc dẫn đầu vi phạm

Theo chỉ số do Poseidon Aquatic Resource Management (công ty tư vấn nghề cá và nuôi trồng thủy sản) công bố vào năm ngoái, Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU) (1). Tuy nhiên, nước này đang cho thấy những dấu hiệu cải thiện nhỏ. Trước sức ép quốc tế từ các nhóm bảo tồn đại dương và chính phủ nước ngoài, những năm gần đây, Bắc Kinh bắt đầu thắt chặt kiểm soát đội tàu cá của mình dù các nhà bảo tồn và chuyên gia ngư nghiệp vẫn tỏ ra nghi ngờ.

Tin tức thế giới ngày Thứ hai 28 tháng 6 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://drive.google.com/file/d/1XghPFJ_YUJ-lbPRpMfPfS640eqiL4WrD/view?usp=sharing

Trường thọ nhờ tàn bạo và kinh tế, Đảng Cộng Sản Trung Quốc trăm năm cô đơn

Thụy Mi/RFI

27/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1yboM5gxy2qI1dvSHkBwguG_YyEsvdlNC/view?usp=sharing

Tuần báo Anh dành đến 8 bài viết nhân kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đề cập đến nhiều khía cạnh từ lịch sử, thanh trừng nội bộ đảng cho đến việc giám sát người dân, xâm nhập lãnh vực tư nhân, vươn vòi ra tận nước ngoài…

Ngày 01/07 tới sẽ bước sang thế kỷ thứ hai của mình, ĐCSTQ luôn tự đánh giá là « vĩ đại, quang vinh và đúng đắn ». Một đảng đã lãnh đạo Hoa lục trong 72 năm mà không hề được cử tri bầu lên. Đó chưa phải là kỷ lục thế giới : Lênin và những người kế tục đã chiếm lĩnh quyền lực ở Matxcơva lâu hơn, cũng như đảng Lao Động ở Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên Trung Quốc nghèo khổ với vài chục triệu người chết đói dưới thời Mao Trạch Đông nay đã trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì, và cộng sản Trung Hoa là những kẻ độc tài giàu có nhất thế giới.

Nguyễn thị Cỏ May: Cộng sản dễ thương?

28/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1pHYT1UEJOpMgK-eoylNJcqyPNRkszsBL/view?usp=sharing

Nhựt báo «Nhân đạo» của đảng cộng sản pháp, hôm 19/03/21, lên tiếng bênh vực cái xác mác-xít «Đúng vậy, cộng sản, chính nó phải tự thể hiện giá trị những  nội dung của mình, những nội dung tích cực».

Tuần báo Marianne, không hẳn tả khuynh, hôm 21/03/21, nhận xét «Một thứ cộng sản có thể dễ thương được», chúng tôi nghĩ ông Frédéric Lordon tin tưởng là thứ có được, thực hiện được.

Cộng sản dễ thương?

Ông Frédéric Lordon, khi xác nhận phải có một thứ «Cộng sản dễ thương», ông đưa ra những đường hướng tổ chức một «Tổ chức xã hội khác hơn». Ông nêu lên ở mỗi người cái tính tạm bợ trong cuộc sống, cái không có ngày mai chắc chắn, sự lo lắng về cuộc sống, bằng cách sáng lập một chế độ «bảo đảm kinh tế tổng quát», theo lý thuyết «đồng lương suốt đời»!

Điểm sách: Thế chiến tương lai sẽ bùng nổ năm 2034

Tác giả: Francis Fukuyma

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

27-6-2021

https://drive.google.com/file/d/1mdHcofJzYnrPUEtyTWIHwuyhKU3OSS7-/view?usp=sharing

Sau các cuộc hội thảo song phương ở Alaska, G7 và NATO, một sự thất vọng phơi bày: Hai cường quốc trở nên gay gắt  cáo buộc nhau về bản chất của chế độ, nên các vấn đề tồn đọng như cạnh tranh mậu dịch, chuyển giao công nghệ, vi phạm nhân quyền, Đài Loan và Biển Đông, không có những cách giải quyết mới cho phù hợp. Quan trọng nhất là cả hai đều quên lợi ích phát triển của các nước chậm tiến và giá trị phổ quát cho cộng đồng quốc tế.

Các bất lực nội tại của từng chế độ vẫn không được cải thiện mà còn trầm trọng hơn. Trung Quốc và Hoa Kỳ đều không biện minh được tính cách ưu việt của chế độ, trong khi cực lực bài bác các điểm yếu của đối phương. Trung Quốc không thể biện minh cho việc vi phạm luật thương mại quốc tế, tác quyền trí tuệ và chuyển giao công nghệ, là một mô hình lý tưởng trong việc phát triển để cho các nước noi theo. Việc vi phạm nhân quyền trong nước, cạn kiệt môi sinh và lạm dụng địa chính trị để xâm chiến khu vực cũng không phải là đặc thù mà Trung Quốc tiếp tục hãnh diện.

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

Bản tin ngày Chủ nhật 27 tháng 6 năm 2021


Tưởng Năng Tiến – Quả Da & Tiếng Nước Ta

https://drive.google.com/file/d/1RvmKJOeERyjANXIoBdZCN5039v9NQLU-/view?usp=sharing

Thực ra thì cũng chả có gì để tức. Theo như cách nói của nhà văn Huy Phương thì đây chỉ là giai đoạn “rối bời chữ nghĩa” trong buổi giao thời. Hiện tượng này tuy đã kéo dài hơi lâu nhưng sẽ không thể tồn tại mãi.

Nhiều hạn từ đã từng tràn lan trên khắp phương tiện truyền thông, và cũng đã len lách vào mọi hang cùng ngõ hẻm (phấn khởi, hồ hởi, bồi dưỡng, đại trà, đăng ký, quản lý, khẩn trương, đề xuất, đột xuất, quân hàm, nhất trí, quản lý, sự cố, tham quan, xử lý ...) hiện đang dần thưa thớt, và sẽ bị đào thải trong tương lai gần.

Ngôn ngữ cũng có đời sống và sinh mệnh riêng của nó. Thời gian sẽ gạn đục khơi trong. Nếu tiếng Việt thật sự nền nã, trong sáng và thuần hậu thì những từ ngữ sống sượng/thô lỗ đều sẽ yểu tử thôi!

Nguyễn Đức Hạo Nhiên - Bệnh kiêu ngạo cộng sản

27/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1aGnc5XK86ruakujOw1T5ajIJK2VDRv7J/view?usp=sharing

Triệu chứng của người mắc bệnh kiêu ngạo thường thấy gồm hách dịch,  kiêu căng,  vênh váo, tự mãn, táo tợn, chuyên quyền, khoe khoang, khinh người, độc đoán, tự cao tự đại, xấc xược, tự cho mình biết hết, là vô địch chúa tể. Nhiều người, đặc biệt giới lãnh đạo chop bu mang tính kiêu ngạo, có đủ các triệu chứng kể trên, kèm theo tính đạo đức giả và có biệt tài đóng kịch. Một đảng mang tính kiêu ngạo thì các triệu chứng trên trở thành thuộc tính được che đậy tài tình, tinh vi, khéo léo. Tính kiêu ngạo một khi tăng lên đến tột đỉnh, họ tự xem mình là chúa tể,  là Thượng Đế. Đảng là một tôn giáo.

Sau ngày 30.4.75 khi chiếm được Saigon, khẩu hiệu: “ĐCSVN vô địch” được treo đến tận khắp hang cùng ngõ hẻm. Thái độ kiêu ngạo cộng sản khi chiến thắng như cao hơn, to béo hơn tính kiêu ngạo của anh chàng võ sĩ thượng đài huênh hoang trước đối thủ thất bại của mình. Không lạ gì khi người cộng sản luôn cao giọng phải chiến thắng với những lời lẽ mang tính ‘khói lửa’, cái lò của Nguyễn Phú Trọng có thể đốt cháy cả cành cây tươi là một ví dụ cho tính kiêu ngạo cộng sản của ông Tổng Bí Thư.

Nguyễn Nam - Xã hội dân sự: nhìn từ ‘sự kiện chích ngừa Covid’

27/6/2021

https://drive.google.com/file/d/16tsqxKGykG7unxv7mKaVOnfc2nSnvR9D/view?usp=sharing

Ngay cả một số nhân viên đi chích ngừa cho người dân, mà bản thân họ cũng còn chưa được chích ngừa. Cho nên, những ai, kể cả những lãnh đạo cao cấp, trước giờ cho rằng người ta ra tư nhân là chảy máu chất xám, là vì tiền, thì hãy tự xem lại mình.

Thực ra thì việc sắp xếp người đến chích sao cho khoa học không khó. Cái khó là giao việc đó cho ai. Có giao việc cho người có trách nhiệm với công việc hay không, có giao việc cho người có chút ít khả năng điều phối hay không? Hay là giao việc cho người mà xưa giờ chỉ biết ngồi chờ cấp trên sai bảo, chỉ biết chỉ đâu đánh đó, vâng vâng dạ dạ cho đẹp lòng cấp trên?

Việt Nam : Covid-19: TP HCM xác định ‘sống chung với lũ’?

27/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1SVPmWCQr-UjdIRFcguPDHTLJG2bWIrpM/view?usp=sharing

Trong động thái thừa nhận thách thức lớn với trong phòng chống dịch Covid-19, giới chức y tế TP HCM nói có thể phải tính phương án "sống chung với lũ".

Bình luận này được Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) nói vào chiều ngày 25/6.

‘Chậm hơn dịch bệnh’

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng nói tới thực trạng gia tăng các ca nhiễm mà không có triệu trứng.

Đỗ Ngà - ẩn đằng sau thứ "văn hóa chen lấn" đầy ô nhục này là gì?

26/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1bz9TbLhu9oEw0ix63Iv914MWWXZBTjPy/view?usp=sharing

Khi thông báo chích ngừa, một rừng người chen lấn tranh chích. Nếu nhìn từ trên cao nó chẳng khác nào đàn gà thả vườn, khi chủ nhà quẳng cho vài hạt thóc là chúng cắm đầu vào giành nhau. Tập tính đó của đàn gà thả vườn sẽ giúp cho chủ vườn dễ dàng trong vấn đề “bắt gà mần thịt” nếu họ muốn. Tương tự vậy, với một dân tộc mà chấu đầu tranh giành lợi ích trước mắt như đàn gà kia, thì ắt hẳn đám lãnh đạo CS rất hài lòng.

Đàn gà thả vườn mà nếu xổng chuồng, nó chạy sang vườn khác thì nó vẫn giữ nguyên tập tính như vậy. Quẳng vài hạt thóc thì nó sẽ có đấu nhau chí tử tranh ăn mà quên rằng kẻ thù trên cao đang xem con nào ngon để bắt mần thịt. Dù đi đến đâu, nếu hình thành được cộng đồng người Việt (dù chỉ vài chục người) thì đặc tính tranh ăn vì vài hạt thóc vẫn xuất hiện. Và đó là yếu tố dẫn đến mọi phong trào đều có kết cục “tự hoại” mà không cần CS ra tay. Đó là nỗi đau, nhưng không thể không nói. Thật đáng buồn!

Nguyễn Lương Hải Khôi  - Đông Nam Á trong mắt Trung Quốc: Miến Điện, eo biển Malacca và Biển Đông

Bài này được đăng lần đầu trên VOA Tiếng Việt. Đây là bản bổ sung đầy đủ.

Tháng 6/2021

https://drive.google.com/file/d/1dQlSdGIFM_jRA6J6O0y1XwyzpAjpRiBM/view?usp=sharing

“Binh thư yếu lược” là cuốn sách quân sự cổ xưa nhất của Việt Nam, trước tác của Trần Hưng Đạo, người lãnh đạo Việt Nam ba lần đánh bại quân Mông Cổ vào thế kỷ 13. Văn bản này mặc dù đã bị hủ Nho đời sau thêm thắt, sửa chữa đến mức trở nên tầm thường, nhưng vẫn còn sót lại một vài ý tưởng có thể coi là tinh hoa về mặt tư duy chiến lược, có thể phán đoán là được lưu lại từ bản gốc. Một trong những ý tưởng ấy là “Đánh chỗ cứng, chỗ mềm hóa cứng. Đánh chỗ mềm, chỗ cứng hóa mềm”. 

Có thể hiểu “chỗ cứng” là mục tiêu chính, cuối cùng, chủ yếu, khó giải quyết, còn “chỗ mềm” là những mục tiêu phụ, thứ yếu, dễ thành công, có liên quan đến “chỗ cứng”. Lời dạy này nhấn mạnh đến tính chất chiến lược của “quy trình thực thi” một chiến dịch để đạt được mục đích cuối cùng. Nếu ngay lập tức tấn công trực diện vào mục tiêu chính, không những khó có thể giành mục tiêu này mà còn làm cho các mục tiêu phụ trở nên khó khăn (“chỗ mềm hóa cứng”). Ngược lại, nếu trước tiên tấn công vào các mục tiêu mềm, tính cấu trúc của đối phương có thể bị phá vỡ (“chỗ cứng hóa mềm”) để từ đó xem xét đánh tiếp. Lời dạy này có thể soi sáng cho chúng ta về câu chuyện Miến Điện và chiến lược của Trung Quốc.  

Tin tức thế giới ngày Chủ nhật 27 tháng 6 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://drive.google.com/file/d/1WuWzq17xmQfXjew0XUOBq15iOAoBf3gU/view?usp=sharing

Vũ Linh –Thủ tục FILIBUSTER của Thượng viện Hoa Kỳ là gì?

26/6/2021

https://drive.google.com/file/d/19ilps5edjGm9cwACG07OB3lG9iwgffr2/view?usp=sharing

Cụ Biden đang gặp khó khăn lớn, khó có thể thực hiện được các chương trình vĩ đại của cụ. Lý do giản dị là thế đa số của đảng DC của cụ quá mong manh. 

    Tại hạ viện, DC chỉ nắm đa số có khoảng hơn nửa tá, nghĩ là chỉ cần 3-4 dân biểu DC nhẩy rào là cụ bị kẹt. 

    Tại thượng viện, đa số DC là đúng … zero khi cả hai đảng đều có đúng 50 ghế đồng đều. Đảng DC trên thực tế nắm đa số tại thượng viện vì Hiến Pháp dự trù nếu biểu quyết hai bên ngang nhau thì phó tổng thống có quyền bỏ lá phiếu quyết định. Hiện nay PTT là bà Kamala Harris của DC. Tuy nhiên, chỉ cần một nghị sĩ nhẩy rào là DC sẽ thua. 

Juneteenth, ngày lễ liên bang mới nhất của Mỹ, có nguồn gốc như thế nào?

Nguồn: “What is Juneteenth, America’s newest national holiday?”, The Economist, 18/06/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

https://drive.google.com/file/d/1IwzWmv1cB-8IR72waTMYo-sArc-DLgDx/view?usp=sharing

Các nhà hoạt động quyền dân sự ở Hoa Kỳ từ lâu đã thúc đẩy việc biến ngày “Juneteenth” (từ ghép của June và 19th, tức ngày 19/6) trở thành ngày lễ quốc gia. Mong ước của họ đã trở thành hiện thực trong tuần này khi Tổng thống Joe Biden ký một dự luật đưa “Ngày Độc lập Quốc gia 19 tháng 6” trở thành ngày nghỉ lễ ở cấp liên bang. Nhiều dịch vụ không thiết yếu sẽ đóng cửa và nhân viên chính phủ sẽ được nghỉ lễ có trả lương. Các thị trường chứng khoán cũng thường ngừng giao dịch vào các ngày lễ, nhưng vì ngày 19/6 năm nay rơi vào thứ Bảy nên dù sao thì các sàn cũng sẽ đóng cửa. Ông Biden gọi sự công nhận này là một trong những vinh dự lớn nhất mà ông có được trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, nhưng việc này vẫn gặp phải các chỉ trích. Đạo luật đã được Thượng viện nhất trí thông qua, nhưng 14 thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã bỏ phiếu chống lại. Và nước Mỹ ngày càng bị chia rẽ bởi quan điểm về chủng tộc. Vậy, ý nghĩa của Juneteenth chính xác là gì?