Thứ Tư, 16 tháng 6, 2021

Bản tin ngày Thứ tư 16 tháng 6 năm 2021

Lê Bá Vận – Bản sắc người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

18/6/2019

https://drive.google.com/file/d/1BYklvl-FBOirBrr_wdXBapgmxdzk3JtV/view?usp=sharing

Ngày 19/6 là ngày Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhiều nơi trên thế giới, người Việt tổ chức Đại lễ kỷ niệm. 

Tại quốc nội thì mỗi năm lại mục kiến tình cảnh đất nước dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản VN và Tổng chủ (1) , đối ngoại chính trị, kinh tế lệ thuộc Tàu, đối nội đàn áp tạo ổn định, nợ công(1) ngập đầu dân, đạo đức suy đồi, tham nhũng lên ngôi, giả dối ngự trị ….

Trong cảnh quan đó nhân dân miền Nam hồi tưởng những người lính VNCH thân thương đã cầm súng kháng cự để miền Nam có được tự do trong suốt 2 thập niên 1955-1975.

Mặc Lâm  - Người Sài Gòn

15/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1IWkEbhvaVILOEYAxPtbMnawUrxCyu3fB/view?usp=sharing

Sau năm 1975, mất mát lớn nhất của dân Sài Gòn là cái tên. Từ Sài Gòn đổi thành Hồ Chí Minh không phải ai cũng chấp nhận được. Nó hình thành một vết thương âm ỉ. Người sinh quán tại Sài gòn không chấp nhận đã đành, người dân tứ xứ đổ về có khi cũng không chấp nhận nốt. Nhiều người cảm thấy bị xúc phạm khi được người khác cho rằng “về thành phố HCM kiếm sống” nhưng lại thản nhiên hãnh diện khi được  nhìn nhận mình “về Sài Gòn làm ăn”. Điều đó cho thấy thái độ chính trị đã đành, nó còn thể hiện giá trị gốc rễ của nền văn hóa mang tên Sài Gòn.

Người Sài Gòn trở thành một danh xưng thú vị dành cho tất cả những ai biết thương yêu và chia sẻ hạnh phúc của mình cho người khác. Một miếng ăn, một hành vi trân trọng đối với người nghèo, một ứng xử chân thành hay một thái độ sống vì người khác đều được gọi là Người Sài Gòn.

Nguyễn Quang Duy - Chỉ tự do chính trị mới giúp Việt Nam chống được tham nhũng.

15/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1_rF4kdz8KzFKIkQlilGWKQcq6EQsu5r9/view?usp=sharing

Nói đến tự do chính trị thì phải trở lại các điều mà Đảng Cộng sản sau này gạt bỏ, gồm quyền lập hiến và các quyền chính trị được ghi rõ trong Hiến Pháp năm 1946.

Các hiến pháp sau này chỉ là những bản sao các Cương lĩnh của đảng Cộng sản, đều đã không được mang ra trưng cầu dân ý, vì thế muốn giải quyết những bế tắc tại Việt Nam thì phải bắt đầu lại từ đầu.

Người dân Việt trong và ngoài nước phải giành lại quyền lập hiến, bầu lên một Quốc Hội Lập Hiến, soạn một Hiến Pháp, xây dựng một thể chế tam quyền phân lập, soạn ra những điều luật mới chống tham nhũng và chống lại mọi tiêu cực xã hội do chủ nghĩa cá nhân gây ra.

Đây là con đường duy nhất để có thể đưa đất nước Việt Nam đến tự do, dân chủ, giàu mạnh, bảo toàn chủ quyền quốc gia.

Phạm Trần – Dân chủ một chiều là ngu dân

16/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1rVe_8QDdrE7DKzwXA6YX44qWDitTYAQ2/view?usp=sharing

Nhưng trước hết, sau 35 năm đổi mới (từ 1986), đất nước tuy có phát triển nhưng vẫn còn chậm và không đủ sức cạnh tranh với các nước láng giềng, ngay trong khối Đông Nam Á (ASEAN), ngoại trừ Cao Miên, Lào và Miền Điện. Khả năng lao động và trình độ kỹ thuật của công nhân Việt Nam vẫn là thứ yếu so với các nước khác. Tình trạng cách  biệt giầu nghèo và giáo dục ở Việt Nam mỗi ngày một giãn ra giữa dân và những gia đình có chức có quyền và giữa thành thị và nông thôn.

Vấn đề “ấm no, hạnh phúc” của dân Việt Nam bây giờ (2021), nếu so với dân các nước Thái Lan, Malaysia,Singapore, Indonesia, Philippines, Brunei trong khối Đông Nam Á thì vẫn còn đì đẹt phía sau nhiều năm, nói chi đến Nam Hàn và Nhật Bản cho xa vời.

Hơn nữa, điều quan trọng khác là lòng dân hai miền Nam-Bắc, tuy sống trong một nước đã thống nhất 46 năm mà trong xã hội vẫn còn những hố sâu thẳm kỳ thị và mất đoàn kết Nam-Bắc do chính sách chia để trị của đảng CSVN, từ sau 1975.

Tô Văn Trường - Việt Nam: Quốc hội không thể mãi mãi là “Mặt trận tổ quốc” thứ hai

15/6/2021

https://drive.google.com/file/d/15TsE56uNx5-dkQQWX6Dydm_DTr2QkBXa/view?usp=sharing

Lựa chọn nhân sự

Bầu lại các chức danh vừa bầu vài tháng trước

Quốc hội Việt Nam liệu có cần thiết bầu lại các chức danh vừa bầu tại kỳ họp cuối của khóa trước khi biết chắc chắn rằng không hề có sự thay đổi nào (mặc dù đây là cách làm đúng luật)? Việc làm này có thật sự lãng phí thời gian và tiền của hay không?

Cách làm đó khiến cho một số chức danh phải tuyên thệ hai lần trong mấy tháng. Việc làm này gây phản cảm trong xã hội vì không giống nước nào trên thế giới. 

Bởi vậy, tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới, chỉ nên có một Nghị quyết biểu quyết lại kết quả bầu các chức danh chủ chốt của Nhà nước mà Quốc hội khóa XIV vừa thực hiện vào tháng 4 năm 2021 vừa qua?

Nguyễn Nam - Tình huống giả định: nếu ai đó trong ‘tam trụ’ bị ‘bứng’?

16/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1VflD7fP8q3Idrj4oCHP-4CXYEhDqZ7iS/view?usp=sharing

Từ giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, 16 ở thành phố Hồ Chí Minh, và phương thức ứng phó của các địa phương trước dịch bệnh Covid-19 là không theo 1 kịch bản nào.

Điều đó cho thấy trong thời gian qua, các địa phương và ngay cả bề trên Trung ương của đủ cả ‘tứ trụ’ chỉ chú trọng đến các kịch bản chống bạo loạn, lật đổ chính quyền.

Nói thật, nếu 500 ‘phản động’ trong nước có cố kết với 1.000 lực lượng vũ trang ở hải ngoại xâm nhập thì không có khả năng lật đổ nhà nước này, nhưng dịch bệnh Covid-19 thì hậu quả khôn lường.

Từ bài học kinh nghiệm trong chống dịch, nên chăng nhà nước phải có các kịch bản để đối phó với các trình trạng khẩn cấp như dịch bệnh, thiên tai… và các kịch bản này phải là bài học bắt buộc trong các giáo trình đào tạo lý luận chính trị từ sơ đến cao cấp.

Liệu tân Thủ tướng Phạm Minh Chính và tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn có ‘xử trí’ được yêu cầu đó nếu như cả hai sẽ ‘tái đắc cử’ vào hạ tuần tháng 7 này?

Cập nhật tình hình biển Đông ngày 16 tháng 6 năm 2021

Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

https://drive.google.com/file/d/1Unclw5WgE2mkCmQLKNnT3EuLsRBoA3y1/view?usp=sharing

16.6: Chuyển động quân sự Biển Đông, lực lượng đặc nhiệm hải quân Thái Bình Dương

Trong một bài viết độc quyền, tờ Politico ngày 15.6 tiết lộ Ngũ Giiasc Đài đang cân nhắc thành lập một lực lượng hải quân thường trực ở Thái Bình Dương để đối phó với sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

1. Chuyển động quân sự

Tàu USS Ronald Reagan

Ngày 15.6, Hải quân Mỹ chính thức thông báo nhóm tác chiến hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald Reagan đã vào Biển Đông.

Trong khi ở Biển Đông, nhóm tấn công sẽ tiến hành các hoạt động an ninh hàng hải, bao gồm các hoạt động bay bằng máy bay cánh cố định và cánh quay, các cuộc tập trận tấn công trên biển và huấn luyện chiến thuật phối hợp giữa các đơn vị trên biển và trên không. Hoạt động của tàu sân bay ở Biển Đông là một phần trong sự hiện diện thường xuyên của Hải quân Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Tin tức thế giới ngày Thứ tư 16 tháng 6 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1DfemM6pecVYTjwXqcW4dxBOD-DLBkSuz/view?usp=sharing

Tại sao Trung Quốc cần tránh đi vào vết xe đổ của Nga?

Nguồn: Minxin Pei, “Putin’s Russia is a trap China should avoid”, Nikkei Asia, 13/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

https://drive.google.com/file/d/1P_OCoysIFX1zFwL99xk4Vy5-axYaK5dt/view?usp=sharing

Bài học cuối cùng mà Trung Quốc nên để ý là do sự điều chỉnh giữa chừng gần như không thể xảy ra dưới sự cai trị của một nhà lãnh đạo chuyên chế, mọi thứ có xu hướng trở nên tồi tệ hơn trong thập niên cầm quyền thứ hai vì hầu hết các nhà lãnh đạo chuyên quyền sẽ thường kiệt sức vào giai đoạn đó. Nếu những cải cách đã hứa hẹn không trở thành hiện thực trong thập niên đầu tiên, hầu hết các nhà lãnh đạo cũng khó có thể hoàn thành được gì nhiều trong thập niên thứ hai. Đồng thời, họ nhiều khả năng tái phạm những sai lầm của mình hơn là sửa chữa chúng để tránh làm cho quyền lực của mình bị suy yếu.

Nếu xét mối quan hệ có vẻ ấm áp giữa Trung Quốc và Nga hiện nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể lấy nước Nga của Putin làm ví dụ về cách thức điều hành một quốc gia. Nhưng nếu vậy họ đang mắc một sai lầm rất lớn. Nếu Tập Cận Bình có ý định đi theo con đường mà Putin đã chọn một thập niên trước, nước Nga ngày nay cũng có thể là Trung Quốc của ngày mai.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét