Nguyễn Thắng Lợi – Việt Nam : Sự thất bại của chính sách ngoại giao im lặng trước Trung Quốc
11/6/2021
https://drive.google.com/file/d/10xSYGwqWFbqIe10TVJ_MJXKCRIVxv2VP/view?usp=sharing
Malaysia công khai phản đối Trung Quốc
Quan hệ Malaysia – Trung Quốc đang trở nên căng thẳng sau sự kiện máy bay Trung Quốc xâm phạm trái phép không phận của quốc gia này.
Hồi cuối tháng 5, Malaysia cho biết 16 máy bay Trung Quốc đã hoạt động trái phép cách Cụm bãi cạn Luconia ở Biển Đông mà phía Malaysia gọi là Beting Patinggi Ali chỉ 60 hải lý. Kuala Lumpur quản lý cụm bãi cạn này song Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền đối với thực thể này. Kuala Lumpur coi sự kiện này là “một mối đe dọa đối với chủ quyền quốc gia và an toàn hàng không”.
Tại sao các Chiến dịch Bài trừ Tham nhũng của Cộng sản không bao giờ thành công
Nguồn: Why Communist Anti- Corruption Campaigns Never Work, by David Hutt, The Diplomat
Chuyển ngữ: Hoàng Thủy Ngữ
10/6/2021
https://drive.google.com/file/d/1G32Y7TN5W5uFGyObYzzUzgq14GMwIGHn/view?usp=sharing
Các chiến dịch bài trừ tham nhũng đang diễn ra ở Việt Nam và Lào tập trung vào tư cách đạo đức của quan chức mà không giải quyết việc các cơ cấu chính trị thúc đẩy tham nhũng.
Chúng ta hãy so sánh hai bài báo của Đài Á Châu Tự Do, bài thứ nhất đăng ngày 18 tháng Hai và bài thứ hai đăng ngày hôm sau. Thông tin đầu tiên cho chúng ta biết cựu thủ tướng Thongloun Sisoulith, tân thủ lãnh của đảng cộng sản Lào, đã ra lệnh cho một tỉnh trưởng hủy bỏ thỏa thuận mua một đội xe mới cho các quan chức địa phương vừa đắc cử. Dường như vì các nhà chức trách muốn được coi là thắt lưng buộc bụng và tránh phô trương công khai trong bối cảnh kinh tế suy thoái hiện nay. Sau khi Thongloun trở thành thủ tướng vào năm 2016, ông đã phát động một chiến dịch bài trừ tham nhũng với quy mô nhỏ. Chiến dịch này chấm dứt khoảng năm 2018 nhưng bây giờ lại có thể quay trở lại.
Trường Sơn - Việt Nam thất bại khi phải kêu gọi người dân góp tiền mua vắc-xin COVID-19?
10/6/2021
https://drive.google.com/file/d/1t_qdeKV38b5IiBVm9GJFyR4A8kGNjGxw/view?usp=sharing
Việt Nam đang trải qua đợt bùng phát dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất kể từ đầu đại dịch khi đã ghi nhận gần 6.600 ca nhiễm trong cộng đồng ở 39 tỉnh, thành phố kể từ ngày 27 tháng 4 năm 2021. Ngày 5 tháng 6, Chính phủ Việt Nam công bố chiến dịch gây quỹ phòng, chống COVID-19, kêu gọi cá nhân và doanh nghiệp đóng góp tài chính để mua vắc-xin. Tuy được truyền thông nhà nước ca ngợi là một chiến dịch thành công với các khoản đóng góp nhanh chóng được gửi về, vẫn còn đó những vấn đề mà người dân thắc mắc xung quanh việc Chính phủ phải kêu gọi đóng góp tiền cho quỹ vắc xin COVID-19.
Tuyết Mai - Tri Ân, Vinh Danh, Tưởng Niệm Đại Tá Nguyễn Hữu Thông
03-26-2018
https://drive.google.com/file/d/1uHP8c2oW3tSxJ_zzVbQydvsaySbgAhjU/view?usp=sharing
Lời tác giả: Tuyết Mai vô cùng xúc động khi đọc bài "Một Đại Tá VNCH đuợc
an táng dưới cột cờ" TRONG WEBSITE hon-viet.co.uk viết về Đại Tá Nguyễn
Hữu Thông, Trung Đoàn Trưởng 42 BB - SĐ 22 BB, tự sát ngày 2 Tháng 4, 1975 .
Xác ông được chôn cùng với 47 xác các quân nhân khác dưới chân cột cờ ở Quân Y
Viện Qui Nhơn. Điều đáng khâm phục là Ông không xuống tàu chạy loạn, mà tự ý
chọn ở lại, chờ một tiểu đoàn thuộc quyền của ông chưa đến bờ biển để được di
tản.
Tuyết Mai gởi điện thư tới vài sĩ quan Võ Bị trong vùng Hoa
Thịnh Đốn, hy vọng sẽ có nhiều người quen biết Đại Tá Thông, cho thêm tin tức
về sự hy sinh vô cùng cao quý của ông, mà chưa đuợc nhiều nguời biết đến.
Rất may mắn CSVSQ Nguyễn Đức Thu (Khóa 16 TVBQGVN( là bạn thân của Đại Tá
Thông), có được thư của Tuyết Mai. Cả hai CSVSQVB Thu và Đại tá Thông đã tốt
nghiệp khóa 16 Võ Bị QGVN. Nguyễn Đức Thu cho biết hằng năm vào ngày 2 Tháng 4,
ông không quên tuởng niệm bạn.
Giới thiệu sách mới: “Văn-Học Quốc-Ngữ thời đầu và miền Nam lục-tỉnh” qua vài nhận định, biên khảo của Nguyễn Vy Khanh
Giới thiệu sách mới:
“Văn-Học Quốc-Ngữ thời đầu và miền Nam lục-tỉnh”qua vài nhận định, biên khảo của Nguyễn Vy Khanh do nhà Nhân Ảnh xuất bản tháng 5-2021 và amazon.com và lulu.com phát hành
https://drive.google.com/file/d/1wRkGOUtn442vpTveMy5HBh0SjpkrIRzB/view?usp=sharing
Buổi bình-minh của văn-học chữ Quốc-ngữ đã bừng lên từ nửa cuối của thế-kỷ XIX, nay đã trở thành quá khứ nhưng đã là sỏi đá nền móng! Hơn 150 năm sau, đất nước cũng như con người Việt-Nam đã trải qua biết bao dâu bể, biến suy, chưa biết bao giờ sẽ có thể sống hòa hợp lại được như thời thịnh trị và an bình như tổ tiên xưa. Chúng tôi thiển nghĩ cần có một cái nhìn lại, “ôn cố tri tân” như thường nghe, việc vốn không dễ vì dù chấp nhận hậu sinh là kẻ “phê bình” tối hậu của mọi nền văn học đã qua, nhưng chúng ta hôm nay không thể đọc lại các tác phẩm văn học các thời trước như người thời đó. Các thời đại văn chương đã qua đi và chúng ta có nhìn lại thì mới thấy chúng chỉ là những hiện tượng xuất hiện một thời nhưng không chết, không mất, vì chúng đắp lối, dọn ngõ cho các thế hệ đến sau.
Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 11 tháng 6 năm 2021
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/1K7t0KOPMpmjgV8erqIxyL5dWHlb_zDGA/view?usp=sharing
Ông Biden muốn nhanh chóng tiêm chủng cho các nước trên thế giới trước Trung Quốc
Tác giả: Gijs Moes
Thanh Long dịch
11/6/2021
https://drive.google.com/file/d/1C6bAHzVMs4cYO0lWWEwsX9COkYoK3wRE/view?usp=sharing
Tiêm chủng ngừa Covid ở các nước nghèo nằm trọng tâm trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh G7 hay thực ra là để kìm chế Trung Quốc?
Hãng dược Pfizer đã nhận được đơn đặt hàng trị giá 3,5 tỷ đô la nhờ Tổng thống Mỹ Joe Biden. Trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7 ở Cornwall, hãng Pfizer thông báo rằng Hoa Kỳ đang cung cấp 500 triệu liều vắc xin covid cho 100 quốc gia nghèo nhất trên thế giới.
Những quốc gia nghèo nhất ở đây chẳng hạn như Somalia và Nam Sudan, nhưng tùy thuộc vào danh sách được sử dụng, những quốc gia thuộc trung lưu như Ecuador, Albania và Nam Phi cũng có thể nhận được vắc xin. Suriname cũng có thể thuộc nhóm mục tiêu, nhưng cho đến nay hầu hết các quốc gia được ưu tiên là các nước châu Phi.
Nguyễn Kim - Khi Khoa Học Gia Bán Rẻ Lương Tâm Thì Hậu Quả Ra Sao?
10/6/2021
https://drive.google.com/file/d/1xX5IfzZIs1th4GxdiMJPGGU8XO3eAqim/view?usp=sharing
Tháng Giêng năm 2020, trong thời gian một số quốc gia vùng Đông Nam Á đang chuẩn bị đón mừng Tết Nguyên Đán thì một loại dịch cúm bùng phát tại Wuhan, làm cho mọi người hoang mang lo sợ. Tiếp theo là hình ảnh người dân Trung Hoa nằm chết la liệt tại các bệnh viện, ngoài đường phố và khắp nơi trong thành phố Wuhan. Bác sĩ, y tá phải làm việc ngày đêm không ngừng nghỉ. Hàng ngàn bệnh nhân chen chúc chờ đợi tại các bệnh viện, và nhiều người quá kiệt sức đã ngã lăn ra chết, rất nhiều hình ảnh thương tâm hãi hùng được nhìn thấy trên internet.
Đảng cộng sản Trung Cộng (ĐCSTC) đã ra lệnh cấm người dân Wuhan di chuyển tới những thành phố trong nội địa nhưng lại cho phép du lịch ra ngoại quốc, thế là hàng trăm ngàn người đã đổ ra trên toàn thế giới, tạo điều kiện cho đại dịch lan tràn khắp nơi, gây tử vong cho hơn 3 triệu 700 ngàn người. Tới nay, nó vẫn còn hoành hành tại một số quốc gia vùng Á Châu như Ấn Độ, Nam Dương, Việt Nam, và Taiwan.
Ký Thiệt - Cuộc nội chiến thứ hai của nước Mỹ
10/6/2021
https://drive.google.com/file/d/17ONeUOCTD7VQup-vvPHq_3ZwyFTYKvpK/view?usp=sharing
“Winning the Second Civil War: Without Firing a Shot” là tựa đề hơi dài và khó hiểu của một cuốn sách vừa mới xuất bản của Jim Hanson, 56 tuổi, một cựu sĩ quan Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ.
Sau nhiều năm phục vụ trong đội quân mũ xanh tại Âu Châu và Thái Bình Dương Á Châu, ông Hanson đã nhận ra rằng “đe dọa thực sự cho an ninh nước Mỹ bây giờ là ngay tại quê nhà”. Ông nói:
“Tất cả những sự nguy hiểm nhất đều là ở bên trong đất nước chúng ta. Phe tả đang tiến hành một cuộc chiến tranh chống Hoa Kỳ trong một nỗ lực để biến đổi tận nền tảng của đất nước này, và họ đã rất thành công. Họ đã tập trung vào việc thay đổi mọi việc tại đây, và họ đã thành công với mục tiêu đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét