Thứ Năm, 10 tháng 6, 2021

Bản tin ngày Thứ năm 10 tháng 6 năm 2021

Ts. Phạm Đình Bá - Tư duy nô lệ và khí phách yêu nước

09/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1YtURmT8a_SagOskiDY07rxg2QHej_Ihb/view?usp=sharing

Tinh thần những vong nô tôn thờ Tập Cận Bình với giọng điệu kính cẩn Tập Bá Bá trên đất nước ta ngày nay cũng không khác gì biểu tượng Trần Ích Tắc ngày xưa. Ích Tắc là hoàng tử nhà Trần có tham vọng làm vua (1). Khi nhà Nguyên xâm lược nước ta năm 1285, ông đã dẫn gia quyến xin hàng và được cải phong làm An Nam quốc vương. Tuy nhiên, quân đội nhà Nguyên liên tiếp thất bại khiến Trần Ích Tắc tan vỡ kế hoạch và phải sống lưu vong ở Đại Nguyên.

Khí phách Trần Quốc Toản thì vang vọng trong dân gian (2). Năm 1282, vua Trần Nhân Tông mở hội nghị Bình Than, họp vương hầu và trăm quan cùng bàn kế chống quân Nguyên. Trần Ích Tắc thấy Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn khích, tay bóp nát quả cam lúc nào không hay. Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn người thân, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ:"Phá cường địch, báo hoàng ân". Khi đối trận với giặc, Quốc Toản tự mình xông lên trước quân sĩ và rồi chết ở trận Vân Đồn năm 1285.

Báo nước ngoài viết về chính phủ Việt Nam ‘xin’ tiền dân cho quỹ vắc-xin

VOA Tiếng Việt

09/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1lbYi6VF6pFyfxerXqQhMHgv0nTGCFfmN/view?usp=sharing

Báo Pháp France24 đăng tin rằng chính phủ Việt Nam "xin" công chúng đóng góp tiền cho quỹ vắc-xin COVID-19, 8/6/2021.

Nhiều báo nước ngoài liên tiếp đưa tin trong những ngày gần đây về việc chính phủ Việt Nam “xin” tiền người dân cho quỹ vắc-xin COVID-19. Trên mạng xã hội, không ít người Việt tỏ ý không đồng tình với việc chính phủ huy động tiền từ người dân như vậy.

Hãng thông tấn Pháp AFP đăng bài viết hôm 8/6 với hàng tít “Vietnam begs public for 'vaccine fund' donations after virus surge”, tạm dịch: “Việt Nam xin công chúng đóng góp cho ‘quỹ vắc-xin’ sau khi số ca nhiễm virus tăng mạnh”. Bản tin này được trang tin France24.com cũng của Pháp, i24 News của Israel, The Straits Times của Singapore và một số báo nước ngoài khác đăng lại trong cùng ngày.

Cập nhật tình hình Biển Đông ngày 10 tháng 6 năm 2021

Trung Quốc không còn hy vọng vào chính quyền Biden

Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

10/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1JyTr_1-Ho5WvxAwnkC2peVrymB2KcHBC/view?usp=sharing

Trung Quốc đã đẩy nhanh kế hoạch thông qua luật chống trừng phạt sau khi không còn hy vọng vào việc Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ có cách tiếp cận mềm mỏng hơn so với người tiền nhiệm Donald Trump.

I. Biển Đông, ASEAN

1. Chuyển động quân sự

Theo thông báo của Cục Hải sự tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc tiếp tục tiến hành huấn luyện quân sự tại khu vực vịnh Bắc Bộ ở phía tây bán đảo Lôi Châu từ ngày 9 đến 18.6. Trước đó, Trung Quốc cũng tiến hành tập trận tại khu vực này từ ngày 4 đến 7.6.




Ngày 10.6, tàu tác chiến cận bờ USS Charleston (LCS 18) của Mỹ tiến vào Biển Đông thông qua eo biển Verde Island.

Ðổng Duy Hùng - Trung Tá Lê Văn Ngôn Trấn Thủ Tống Lê Chân Như Thế Nào ?

Ban Tu Thư/TVVN

09/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1UXOupecrdIrSSOJWDbErO36Xz4V5gJz0/view?usp=sharing

-K21 Biệt Ðộng Quân Lê Văn Ngôn ngày đêm tử thủ Tống Lê Chân giữa trùng điệp giặc Bắc, K21 Không Quân Trần Gia Bảo liều mình bay vào lửa tiếp đạn cho Ngôn diệt quân thù.
-Kẻ thù muốn giết Ngôn ngay từ ngày khởi đầu của cuộc vây hãm, nhưng thực tế chứng minh rằng họ đã thất bại. Sau biến cố đau thương của cả dân tộc vào Tháng Tư Ðen, cùng với những sĩ quan khác, Ngôn cũng bị tống vào địa ngục của trần gian này và thêm một lần nữa để họ trả thù.

Ngôn bị đọa đày cho đến hơi tàn lực kiệt! Trong khung trời ảm đạm của một ngày mùa Ðông buốt giá vào cuối năm 1977, tại trại 1, Liên Trại 1, Ðoàn 776 thuộc vùng Yên Bái và sau hơn hai tháng chịu đựng từ căn bệnh ung thư gan quái ác kia, thế mà Ngôn chỉ được điều trị bằng thuốc “thần dược trị bá bệnh xuyên tâm liên.”

Hạt giống đỏ Nguyễn Chí Vịnh bị loại đau đớn, đâu là nguyên nhân?

09/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1vBx1ytLgh-Ae9HieWFg3-8fNIKJsLSzS/view?usp=sharing

Cha của ông Nguyễn Chí Vịnh là một tượng đài trong quân đôi, đỡ đầu ông Vịnh là một thế lực bất khả xâm phạm, còn Nguyễn Chí Vịnh thì nắm gọn ngành tình báo, vị thế như vậy tưởng như vững chắc nhưng cuộc đời không như ý. Để qua mặt Lê Đức Anh, năm 2009 Bộ Chính Trị đã chìa ra chức vụ thứ trưởng Bộ Quốc Phòng để điều chuyển sang đó. Mục đích của các lãnh đạo trong bộ chính trị là điều ông Nguyễn Chí Vịnh ra khỏi tổng cục 2. Mà để điều được ông Vịnh đi mà không có mồi thơm thì ông không đi, đó là lí do tại sao Bộ Chính Trị chìa ra chức thứ trưởng Bộ Quốc Phòng cùng lời hứa cơ cấu vào chức bộ trưởng để đổi lấy chức tổng cục trưởng. Có mồi thơm, Nguyễn Chí Vịnh cắn câu và chỉ có thế Bộ Chính Trị ghìm Nguyễn Chí Vịnh 12 năm trên chiếc ghế thứ trưởng không hề cơ cấu lên chức bộ trưởng. Với con người nguy hiểm như ông Vịnh thì đưa lên nắm Bộ Quốc Phòng thì Bộ Chính Trị còn gặp nguy hiểm hơn.

Tin tức thế giới ngày Thứ năm 10 tháng 6 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1cyUM-PBts4yEcryv3zcGHsJD_yPMksjI/view?usp=sharing

Tiến trình mở rộng CPTPP: Sau Vương quốc Anh sẽ là ai?

Nguồn: Deborah Elms, “The CPTPP expands”, Asian Trade Center, 03/06/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

https://drive.google.com/file/d/1g5XuyYVA1ZDriUZoHsZl21bK5tye8IlK/view?usp=sharing

Ngoài ra, còn hai thành viên khả dĩ cũng thường xuyên được nhắc đến: Mỹ và Trung Quốc.

Mỹ vẫn có khả năng tái gia nhập CPTPP. Có 22 điều khoản đã bị đình chỉ hoặc điều chỉnh sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định TPP ban đầu – chúng hoàn toàn có thể được hoặc không được đem ra thảo luận nếu Mỹ quyết định quay trở lại.

Tuy nhiên, có hai thách thức lớn cần xem xét. Thứ nhất, vào ngày 01/07 tới đây, nhánh hành pháp của Mỹ sẽ mất thẩm quyền đàm phán thỏa thuận thương mại mà Quốc hội cấp cho họ. Quyền Xúc tiến Thương mại (Trade Promotion Authority, TPA) – và theo đó là hướng dẫn của Quốc hội về những nội dung phải được đưa vào để đảm bảo thỏa thuận sau này được phê chuẩn suôn sẻ – sẽ hết hạn. Được duyệt TPA không nằm trong danh sách ưu tiên của Chính quyền Biden vào thời điểm này và có lẽ nó vẫn sẽ không được liệt kê trong chương trình nghị sự ở giai đoạn sắp tới.

Điều gì tạo ra các chính phủ tốt hay tồi?

Nguồn: Francis Fukuyama, “Good Government, Bad Government”, The American Interest, 20 October 2014.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

10/6/2021

https://drive.google.com/file/d/12q-x0FQAX2oPKDIwq_3IY0q8syqAlIUD/view?usp=sharing

Viễn cảnh thứ hai đã diễn ra ở Anh và Hoa Kỳ. Cả 2 nước đều được công nghiệp hóa từ rất sớm, nhờ đó hình thành tầng lớp trung lưu mới đi đầu trong việc thúc đẩy cải cách dịch vụ công, được biểu hiện thông qua luật pháp là cải cách Northcole-Trevelyan và Đạo luật Pendleton. Quá trình cải cách ở Anh diễn ra nhanh hơn nhiều so với Mỹ vì nhiều lý do: Đầu tiên, tầng lớp tinh hoa ở Anh đoàn kết hơn và có khả năng kiểm soát đáng kể đối với quá trình này; thứ hai, hệ thống Westminster đặt ra rất ít trở ngại hơn đối với những động thái chính trị có tính quyết định so với hệ thống kiềm chế và đối trọng phức tạp của Mỹ. Tòa án, sự phản đối ở cấp tiểu bang, và khó khăn trong việc đạt được tỷ lệ phiếu thuận chiếm đa số chắc chắn trong quá trình lập pháp đều làm chậm tiến trình cải cách ở Mỹ, nhưng lại ít có tác động trong trường hợp của Anh. Tuy vậy, khác biệt quan trọng nhất lại là việc chủ nghĩa bảo trợ đã bám rễ vào nền chính trị Mỹ trước cải cách và do đó nó rất khó bị xóa bỏ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét