Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Bản tin ngày Thứ tư 30 tháng 6 năm 2021

 

Ts. Phạm Đình Bá : Vấn đề, con người và con đường đấu tranh

30/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1jznjpLBuW1V6W4nlL8sQgsSO_o4qAQ0N/view?usp=sharing

Đổi mới xã hội là đổi mới với mục đích giải quyết các vấn đề xã hội, hoặc đổi mới để dẫn đến tác động xã hội tích cực, tức là cải thiện cuộc sống của cá nhân, cộng đồng và toàn dân. Trên trang Việt Nam Thời Báo, tác giả Ngọc Vân đề nghị là đấu tranh không nhất thiết là bạo lực (1). Đấu tranh có thể là dùng các phương tiện mình có để buộc đối phương phải thay đổi theo hướng có lợi cho mình.

Để giúp các nhà hoạt động đổi mới xã hội đóng góp vào thay đổi xã hội, khuôn khổ “Ba Điểm” (3Đ, xem hình) xem xét bản chất của vấn đề, người theo đuổi đổi mới xã hội và con đường để tạo nên thay đổi (2).

Nguyễn Đình Cống - Trí thức lề dân băn khoăn điều gì?

30/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1e553lVgk1ILWN5aFtN6dm994vr1A1YBD/view?usp=sharing

Ở VN hiện nay, nhiều thông tin, nhận thức, quan điểm được chia thành Lề Đảng và Lề Dân. Điều này chủ yếu do tư tưởng và hoạt động của trí thức. Có trí thức lề đảng và trí thức lề dân. Phân biệt này chủ yếu dựa vào tư tưởng và mục tiêu của hoạt động mà không dựa vào nghề nghiệp hoặc vị trí công tác.

Trí thức lề đảng là những người luôn tâm niệm “Còn Đảng còn mình”, hết lòng phụng sự lý tưởng và tổ chức Đảng. Bài này chưa bàn đến họ.

Trí thức lề dân là những người có lòng yêu nước thương nòi, mong muốn đóng góp công sức và trí tuệ cho sự phát triển của đất nước nhằm đem lại tự do và hạnh phúc cho toàn dân. Họ là những cá nhân riêng lẻ, không tập hợp thành tổ chức, có thể ở trong nước hoặc nước ngoài, đang sống tự do hoặc làm việc trong một tổ chức. Họ có thể là hoặc không phải đảng viên cộng sản nhưng nhờ có đầu óc biết suy nghĩ nên không bị chi phối bởi ý thức hệ Mác Lê, không ủng hộ sự độc tài toàn trị, họ mong ước dân chủ hóa đất nước.

Gs. Nguyễn Văn Tuấn - Sống với 'Bình thường Mới' (sau mùa dịch) như thế nào? 

29/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1aZnzLJ4AAjTNqk4sivXjldT19HG98ez9/view?usp=sharing

Xin hân hạnh giới thiệu các bạn một bài phỏng vấn của phóng viên Phan Việt Anh (?) trên báo VNexpress (phiên bản tiếng Anh) chung quanh câu chuyện Covid-19 [1]. Tôi nghĩ con virus này nó sẽ chẳng đi đâu cả, và chúng ta sẽ phải thay đổi lối sống theo cái gọi là 'Bình thường Mới' (New Normal), nhưng chúng ta cũng sẽ mất nhiều quyền tự do khi Anh Cả trở thành một thực tế. 

Con virus mới này (tạm gọi là 'virus Vũ Hán') sẽ không biến mất; ngược lại, nó sẽ ở lại với chúng ta vĩnh viễn như bao nhiêu con virus khác. Nó sẽ không chết, nhưng theo thời gian sẽ biến hoá sang một dạng khác, đúng như dự báo của triết lí Phật. Do đó, những chiến lược tiêu diệt nó không thể nào khả thi và phi thực tế. 

Bs. Võ Xuân Sơn - Thay đổi hay là chết

29/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1TnH7rtAqE58sOuhFjuoeVYKjIcOJYUqa/view?usp=sharing

Một công ty có 81 người, chủ động đi xét nghiệm, lòi ra 20 người dương tính, gần 25% (1). Như vậy là dịch đã lưu hành trong cộng đồng nhiều và khá lâu rồi. Vậy thì chúng ta có thể tự hào là chúng ta chống dịch giỏi hay không?

..Nếu cứ truy vết, phong tỏa, cách li, thì liệu ai sẽ đi làm việc đó? Đi lấy mẫu, có người dương tính: phong tỏa, cách li. Đi chích ngừa, có người dương tính: phong tỏa, cách li. Bệnh viện có bệnh nhân dương tính: phong tỏa, cách li. Bệnh viện có nhân viên dương tính: phong tỏa, cách li… Nếu cứ xét nghiệm thế này thì ai còn ở ngoài, không bị phong tỏa, cách li, để đi phong tỏa, cách li người khác nữa?

Theo số liệu ngày 28/6/2021 (2), chúng ta có 12.788 ca nhiễm kể từ 27/4, trong đó có 3.745 đã khỏi bệnh, còn lại 9.043 ca. Trong khi đó, chúng ta đang cách li 204.159 người. Trung bình, mỗi người dương tính, có 22,5 người phải cách li. Nếu lấy 1/10 tỉ lệ của cái công ty 81 người, có 20 người dương tính, thì tỉ lệ lây nhiễm cộng đồng khoảng 2,5%. Với tỉ lệ đó, có khoảng 2,3 triệu người Việt nam bị nhiễm, và sẽ phải cách li gần 52 triệu người.

Làm được không?

Nguyễn Đức Hạo Nhiên - Đảng đang xắn tay áo đánh vào bão*

30/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1b_bXCCKk9IqXp8KGe9JBuktIgKjTR4HZ/view?usp=sharing

ĐCSVN ra sức chống đỡ những bài viết từ tim, óc của người dân đủ mọi thành phần ào ào như lốc làm lung loay, phá đổ cơ chế đảng  bằng những bài viết trên báo đảng mà Tiến sĩ Lê Hải thú nhận là “chưa đủ sức luận giải những vấn đề lý luận khó”,“đầu tư công sức chưa tương xứng với yêu cầu cao của một bài chuyên luận, viết chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa đúng thể loại, nội dung chưa sâu sắc.”, “chưa đạt tầm của bài đấu tranh tư tưởng, còn nông, gượng ép, thiếu thuyết phục, tính chiến đấu mờ nhạt”.

Trước sự thong dong nhập cuộc của các tay viết nghiệp dư bất đồng chính kiến, mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn, ĐCSVN lại cảm thấy như bị cuốn hút vào một trận bão, họ xắn tay áo, tuyệt vọng đấm vào cuồng phong. Không còn tự tung tự tác như thời hồng hoang cộng sản,  dám thủ tiêu người cầm bút như đã từng giết Nhượng Tống, Từ Chung,  họ tăng cường đàn áp tự do ngôn luận, vu cáo, bắt bớ người cầm bút bất đồng chính kiến.

Việt Nam : COVID-19: Cách ly kiểu giết lầm còn hơn bỏ sót

Bài bình luận của Gió Bấc

https://drive.google.com/file/d/1_joePRf23Y7cxZDET6YjUeHnTEaQB4Gk/view?usp=sharing

Cách ly, giãn cách xã hội là biện pháp ngăn chặn, chống lây lan dịch bệnh, nhưng cách truy vết, lùa đi cách ly tập trung theo kiểu thà giết lầm hơn bỏ sót đã thành nỗi ám ảnh của người dân. Không chỉ là F1, F0, cả người chỉ đi vào vùng dịch cũng bị cách ly. Đau xót nhất là cả trẻ em cũng bị đưa vào trại cách ly. Khu cách ly trở thành ổ lây lan dịch nhiều nhất, nhiều người bi nhiễm nhất.

Cách ly tập trung người bị nhiễm (F0), người tiếp xúc gần với người bị nhiễm (F1) và áp dụng các biện pháp xã hội được xem xem là biện pháp thành công của Việt Nam trong các đợt dịch bùng phát trước đây đã từng gây dư luận bất bình. Sự mất vệ sinh, thiếu tiện nghi, đối xử không thân thiện của người có trách nhiệm…

Trốn cách ly như vượt biên tị nạn

Khởi tố dàn lãnh đạo Bình Dương "bán rẻ đất vàng"

BBC News

30/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1-eSpLXZ7pD0QmGC28WgPLLcbtFOvoKcl/view?usp=sharing

6 cán bộ Bình Dương bị khởi tố, (từ trái qua) hàng trên: Phạm Văn Cành, Trần Thanh Liêm, Nguyễn Thanh Trúc; hàng dưới: Võ Văn Lượng, Trần Xuân Lâm, Ngô Dũng Phương - Ảnh: Bộ Công an

Bộ Công an Việt Nam ngày 30/6 tiến hành khởi tố bắt giam 6 lãnh đạo và cựu lãnh đạo tỉnh Bình Dương.

Việc bắt giữ được mô tả là “mở rộng điều tra” một vụ án hình sự được khởi tố từ tháng 12/2019 liên quan tới một doanh nghiệp có “vốn chi phối” thuộc Tỉnh ủy Bình Dương.

“Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an “đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản cho Nhà nước,” bản tin trang web Bộ Công an viết.

Tin tức thế giới ngày Thứ tư 30 tháng 6 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://drive.google.com/file/d/1AiwNCjIsrHNpMGlBElOGjGjiOMF2QWDx/view?usp=sharing

Sự trỗi dậy của các đảng cực hữu ở châu Âu: Nguy cơ hay bình thường mới?

Nguồn: Gideon Rachman, “Democracy in Europe adjusts to the far right”, Financial Times, 28/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

https://drive.google.com/file/d/1Iyzi6UZ4uHvzbXJlRwkXVnrjTTpfVI3t/view?usp=sharing

Khó khăn của EU trong việc chung sống với một nhà lãnh đạo cực hữu thể hiện ở mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa Orban và hầu hết các nhà lãnh đạo EU khác. Nhưng Hungary là một quốc gia nhỏ, vì vậy tác động của nó lên toàn thể EU có thể quản lý được. Nếu Le Pen giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vào năm tới thì cú sốc sẽ được cảm nhận trên khắp lục địa này. Có thể hình dung khả năng EU sẽ tan rã dưới tác động của nó. Ngoài ra, EU cũng có thể đi theo mô hình của các nền dân chủ tại các quốc gia thành viên và được quản lý bởi một liên minh không hề dễ chịu giữa các chính trị gia cực hữu và các chính trị gia dòng chính.

Hoa Kỳ - Big Media: Mỹ xếp hạng cuối cùng về Uy tín Truyền thông Toàn cầu

Du Miên

29/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1vH3FDIqUB2Nmz1332VR73Yuuhzn8wnQr/view?usp=sharing

Các kênh truyền thông thuộc Big Media đã thu hút một lượng người theo dõi khổng lồ. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thế lực ngầm nắm trong tay quyền kiểm soát và định hướng dư luận. (Tổng hợp)

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, Hoa Kỳ xếp cuối cùng trong số 46 quốc gia về mức độ uy tín của giới truyền thông Big Media, với chỉ 29% người Mỹ được thăm dò ý kiến ​​bày tỏ sự tin tưởng.

Báo cáo tin tức kỹ thuật số hàng năm của Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters cho biết, sự tin tưởng vào truyền thông đã tăng lên ở một số quốc gia và nói chung trên toàn thế giới - nhưng không phải ở Hoa Kỳ.

Theo báo cáo này, “Phần Lan vẫn là quốc gia có mức độ tin cậy tổng thể cao nhất (65%), và Hoa Kỳ hiện có mức thấp nhất (29%) trong cuộc khảo sát của chúng tôi".

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét