Gs. Nguyễn văn Tuấn - Cần thử nghiệm vaccine trên bao nhiêu người để có kết quả tin cậy?
23/6/2021
https://drive.google.com/file/d/1f6dVu-TaHM7BhCL_ltRnMRZnI6oKoZ4h/view?usp=sharing
Đây là một câu hỏi quan trọng có liên quan trực tiếp đến vaccine ‘made in Vietnam’. Trong cái note này, tôi cố gắng cung cấp một lời giải đáp cho câu hỏi và lí giải rằng con số 13,000 tình nguyện viên mà nhóm nghiên cứu nhắm tới có lẽ không đủ.
Con đường phát triển vaccine rất ngoằn ngoèo, và có khi không có kết quả như chúng ta mong đợi. Thông thường, trước khi đến bệnh nhân, vaccine phải qua nghiên cứu cơ bản, trên động vật, trên người (3 giai đoạn). Kết quả của giai đoạn nghiên cứu đều phải được công bố trên các tập san có bình duyệt. Qui ước này không phân biệt nhà sản xuất là công ti dược hay labo của Nhà nước.
Ở Úc, một vaccine Covid-19 đã qua nghiên cứu cơ bản và động vật với những kết quả rất tốt, nhưng khi đến nghiên cứu trên người thì thất bại và chương trình nghiên cứu phải dừng. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có vaccine cho HIV, SARS và MERS. Đó là tình hình chung về nghiên cứu vaccine, và nó đòi hỏi chúng ta phải rất cẩn thận với vaccine.
Ts. Nguyễn Hồng Vũ - NanoCovax - Những câu hỏi chưa tìm ra lời đáp!
23/6/2021
https://drive.google.com/file/d/10ghkbnJJC4bV2KT2eqUE874XB8IiwiC-/view?usp=sharing
Do vậy, khi chỉ dựa lên thông tin công bố trên báo “phổ thông” là “Nanogen cho biết dựa trên các kết quả thử nghiệm lâm sàng, khả năng sinh miễn dịch của vắc xin Nano Covax đạt 99,4%. Nếu so sánh với các loại vắc xin khác trên thế giới là không hề thua kém và có phần cao hơn.” mà có thể “đặt niềm tin” ở NanoCovax thì thật là “ngây thơ”… Để đánh giá được vaccine này có thể “sử dụng được an toàn và hiệu quả” hay không dưới mắt các nhà khoa học còn cần biết nhiều thứ khác nữa như: khả năng sinh miễn dịch này có đặc hiệu không? Kháng thể được tạo ra bởi phản ứng miễn dịch này có “nhận ra” được virus (và các biến thể mới của nó) hay không? Kháng thể có thể bám và “trung hòa” được virus để ngăn chúng nhiễm vào tế bào hay không? Kháng thể có thể duy trì trong người được chích vaccine là bao lâu? Người chích vaccine có những triệu chứng phụ nào, tỉ lệ ra sao? So sánh với nhóm đối chứng thì hiệu quả vaccine là bao nhiêu phần trăm? v.v… Những số liệu này cho đến nay của Nanocovax hoàn toàn không được tìm thấy ở bất cứ công bố khoa học nào cho các thử nghiệm tiền lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng pha 1,2. Ngoài ra, chỉ sau hơn 10 ngày bắt đầu pha 3 thử nghiệm lâm sàng thì lời đáp cho các câu hỏi trên cho kết quả pha 3 là hoàn toàn không thể biết được!
Yên Khắc Chính - Việt Nam : Chính sách thời dịch bệnh: Vừa mơ hồ, vừa thoái thác trách nhiệm
Dân không được tham vấn, lãnh đạo không phải giải trình. Công nhờ đảng, tội do dân.
24/06/2021
https://drive.google.com/file/d/174t6p1ZAQ0j4mw2dcxpy57Uh2ndq-roW/view?usp=sharing
Nếu cần một ví dụ để so sánh, trường hợp của Đài Loan thể hiện sự tương phản rõ rệt trong trách nhiệm giải trình của chính quyền.
Được xem là “cậu bé vàng” ở phương diện phòng, chống dịch, Đài Loan bỗng đối mặt với làn sóng lây lan mới từ đầu tháng 5/2021. Số ca nhiễm bệnh từ một con số nhảy lên hàng trăm mỗi ngày, tỷ lệ tử vong tăng lên còn vaccine lại thiếu hụt. Chính quyền Đài Loan bị chỉ trích dữ dội. Tổng thống Thái Anh Văn phải trực tiếp xin lỗi quốc dân và cam kết tìm cách cải thiện tình hình. [14] Uy tín của cá nhân tổng thống và Đảng Dân Tiến sụt giảm mạnh. [15]
Trái với tưởng tượng của nhiều người, các chỉ trích dành cho chính quyền và việc lãnh đạo nhận trách nhiệm không làm công tác phòng dịch yếu đi. Nó chỉ càng khiến mọi thứ minh bạch. Người dân bớt hoang mang và hỗn loạn. Lãnh đạo bớt vơ vét công trạng hay đùn đẩy trách nhiệm. Người dân biết rõ vấn đề nằm ở đâu, còn chính quyền hiểu mình phải làm gì để lấy lại niềm tin của cử tri.
Điều này ngược hoàn toàn với tình cảnh “thành sự nhờ đảng, bại sự do dân” của Việt Nam.
Trùng Dương - Sách điện Tử Và Công Trình Vãn Hồi, Phổ Biến Sách Báo Xuất Bản Tại Miền Nam Trước 1975
Ban Tu Thư TVVN
24/6/2021
https://drive.google.com/file/d/1pUCl8gskutWjZ8gJi6r_Jyb0FgTL9j0W/view?usp=sharing
Hôm nay, một ngày đầu năm, nơi tôi ở trời lấm tấm mưa và sương mù còn giăng mắc mặc dù đã 10 giờ sáng. Có lẽ không hạnh phúc nào bằng ngồi trước lò sưởi với ly cà phê và vài cuốn sách — chính xác thì phải nói là với mấy Web sites sách điện tử, hay e-book, trên cái iPad. Bằng hữu ở xa, giờ già cả cũng ít hoặc hết còn đi thăm nhau được. Ngoài trao đổi điện thư ngày một thưa thớt, chỉ còn cái thú làm bạn với sách. Thú thật chưa bao giờ tôi đọc sách báo nhiều như những lúc về sau này.
Từ ngày về hưu cách đây đã trên 10 năm, tôi dọn nhà nhiều lần, sách vở cho đi gần hết chỉ còn giữ lại vài cuốn tham khảo và hiếm hoi, nhất là sách chữ Việt. Vì đi du lịch luôn nên tôi cũng tập thói quen đọc sách trên iPad để có thể mang theo cả một thư viện sách điện tử bên mình, vô cùng tiện lợi.
Nguyễn Thị Sen - Việt Nam chống dịch quá sang!
24/6/2021
https://drive.google.com/file/d/18H5hRyUOEyK8UfO7GeUHAjOj7c525yky/view?usp=sharing
Lúc dịch mới bùng phát, nhiều người già trong các viện dưỡng lão bị thiệt mạng do COVID, không ít người Việt đã lớn tiếng chỉ trích chính phủ và nhân viên y tế vô tâm. Rồi cũng có nhiều người khăn gói trở về Việt Nam vì tin tưởng cách thức chống dịch ở quê nhà.
Trên các diễn đàn, mạng xã hội tràn ngập lời ngợi ca quê mẹ dang tay đón đàn con về trốn dịch. Được cho ăn ở trong khu cách ly miễn phí, nếu có bệnh lại được chữa trị miễn phí. Hết đợt này đến đợt khác, các đợt cách ly tập trung, xét nghiệm liên tục thì có vẻ sau hơn một năm trời, hình mẫu chống COVID của thế giới có vẻ đã hụt hơi, đuối nước vì các chính sách không phù hợp, nếu không nói là tiêu phí quá nhiều tài nguyên không cần thiết trong khi cái cần thiết lại không được chú tâm đúng mức.
Nguyễn Đăng Anh Thi - Tiêm 70% dân số cũng chưa chắc đạt miễn dịch cộng đồng
Kinh tế Saigon Online
24/6/2021
https://drive.google.com/file/d/154oVYq_WHrarG70-RXPXXSeVxCKtqupc/view?usp=sharing
Nếu không thể chọn những vaccine hiệu quả từ 86% trở lên, hãy chọn những loại hiệu quả thấp nhất là 80%, nhưng lúc ấy phải tiêm cho 75% dân số. Và nếu chọn vaccine có hiệu quả dưới 70%, khả năng bùng phát dịch trở lại là rất lớn dù có tiêm đến 72% dân số như bài học nhãn tiền của Seychells.
Những vaccine hiệu quả thấp chỉ là giải pháp “câu giờ” nhưng cũng đầy tốn kém cho Việt Nam vì không thể đạt miễn dịch cộng đồng.
Dù biết rằng việc đặt mua vaccine không dễ, nhưng thà chậm mà chắc. Việt Nam và Philippines liên tiếp mua thành công những liều Pfizer đầu tiên cho thấy nếu quyết tâm sẽ đạt được, khi nhu cầu tại các quốc gia phát triển đang giảm dần.
Đặc điểm của mô hình Trung Quốc độc đoán mà Việt Nam không thể buông bỏ
Bài phân tích của TS. Phạm Quý Thọ/RFA
21/6/2021
https://drive.google.com/file/d/1HklFGCNzp4PRXPKD8dbRgvFVjuzlcXWi/view?usp=sharing
Trung Quốc và Việt Nam cùng chung “lối rẽ” khi hệ thống XHCN Đông Âu sụp đổ, tuy có bất đồng về lãnh thổ, biển Đông, niềm tin lịch sử về nhau, hình thức quan hệ và… những dự án kinh tế kém hiệu quả, nhưng có điểm chung là duy trì sự lãnh đạo của đảng cộng sản và chức năng độc đoán.
Ngày 1/7 năm nay Đảng Cộng sản Trung Quốc kỷ niệm 100 năm ngày thành lập. Đây là một trong chuỗi các sự kiện được lên kế hoạch để khuyếch trương sức mạnh để thực hiện Giấc mộng Trung hoa kể từ khi Tập Cận Bình trở thành lãnh tụ đảng vào năm 2012. Sẽ không diễn ra lễ duyệt binh thường được tổ chức để kỷ niệm lễ “trọng đại” làm dấy lên những nghi ngờ về những vấn đề nội bộ. Dù thế nào chăng nữa, chờ đợi sự thay đổi về bản chất là hão huyền. Ở Việt Nam cũng vậy, buông bỏ mô hình Trung Quốc là không thể. Tuy nhiên, sự suy giảm tăng trưởng kinh tế được cảnh báo khiến người ta quan tâm điều tồi tệ có thể xảy ra.
Tin tức thế giới ngày Thứ năm 24 tháng 6 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
https://drive.google.com/file/d/178M_IcqOLmXCaJCXqa5CbrDrUQiQyWdJ/view?usp=sharing
Ngô Nhân Dụng - Trung Cộng sửa lịch sử
23/6/2021
https://drive.google.com/file/d/1U6R-bRHyXdhhdNI0wfPni8JjhEUAzL0k/view?usp=sharing
Đây là một dấu hiệu đáng lo, cho thấy Trung Cộng đang thay đổi chính sách Kiều vận. Từ Chu Ân Lai đến Đặng Tiểu Bình, các chính quyền cộng sản vẫn khuyên dân Trung Quốc ở nước nào hãy hội nhập với dân nước đó, theo châm ngôn Lạc địa sanh căn (落地生根), xuống đất thì mọc rễ. Hiện nay khẩu hiệu “Thao Quang Dưỡng Hối” của Đặng Tiểu Bình, khuyên các lãnh tụ Trung Cộng hãy khiêm tốn nhẫn nại, không còn được nhắc đến nữa. Tập Cận Bình đưa ra khẩu hiệu mới, khuyên các Hoa kiều hãy “Lá rụng trở về rễ” (Lạc diệp quy căn, 落叶归根), và kêu gọi người Hoa ở các nước Đông Nam Á ủng hộ chương trình “Nhất Đới Nhất Lộ” (Một vòng đai, một con đường). Việc sửa đổi và tô hồng lịch sử đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ hỗ trợ chiến dịch chiêu mộ Hoa kiều.
Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn đề cao chủ nghĩa Mác Lê và Tư tưởng Mao Trạch Đông. Ông Nguyễn Phú Trọng mới viết một bài tràng giang hứa hẹn tiến đến chủ nghĩa xã hội. Coi chừng, đừng để cho người dân Việt bị đánh lừa lần nữa, như Nguyễn Tuân trước đây nửa thế kỷ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét