Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

Bản tin ngày Thứ sáu 25 tháng 6 năm 2021

EU nói VN còn có 'vi phạm nhân quyền' và tự do báo chí 175/180 thế giới

BBC News

25/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1rzMh_-6k7oGdAxcGmduS9ISut3L3fjHI/view?usp=sharing

Bà Heidi Hautala, Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu khi đó (bìa trái) có chuyến thăm Việt Nam năm 2018 để xem xét tình hình nhân quyền

Cơ quan Đối ngoại EU (EEAS) nói năm 2020 các blogger, nhà báo tiếp tục bị bắt ở Việt Nam, và tự do báo chí còn kém, tuy thế EU vẫn tiếp tục hỗ trợ cho nước này phát triển xã hội dân sự.

Quốc gia 97 triệu dân ở Đông Nam Á vẫn chỉ xếp hạng 175/180 về tự do báo chí, theo Báo cáo của EEAS ra trong tháng 6/2021, tổng kết tình hình nhân dân, dân chủ trên thế giới năm 2020.

Việt Nam : Điểm tiêm vắc xin lớn nhất có nguy cơ thành ổ dịch lớn nhất?!

25/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1g2ziwGIPedcHfYUu2pKwdc3zNEyUwXqV/view?usp=sharing

Sài gòn được trên phân bổ cho 836.000 liều vắc xin. Không biết vì lý do gì mà buộc phải sử dụng hết 836.000 liều này trong vòng 5-7 ngày. Kết quả là Sài Gòn phải vắt chân lên cổ để mà chạy.

Ngày 24/06/2021, tại nhà thi đấu Phú Thọ, quận 11, hàng ngàn người chen chúc tập trung tại đây để được tiêm vắc xin. Được biết 9.200 người xếp 5-7 hàng san sát, mỗi hàng cả vài trăm người kéo dài từ ngoài đường vào tận cửa nhà thi đấu dưới cái nắng nóng mùa hè. Quy tắc 5K giờ chỉ còn có 1K duy nhất là khẩu trang.

Phía bên trong nhà thi đấu được cho là có 46 bàn tiêm được xếp giữ đứng khoảng cách theo quy định, thế nhưng khoảng cách chỉ để kê bàn, người đứng chờ đến lượt vẫn không bỏ được thói quen đứng gần nhau chút thì có lẽ sẽ nhanh tới lượt hơn.

Vũ Ngọc Yên - Môt vài nhận xét về sự thất bại của cuộc cải cách chính trị tại Myanmar

25/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1JG8s-ieTWdN9k6evEKH0Y-qBcuFhjQJL/view?usp=sharing

Sự thất bại của cuộc cải cách chính trị ở Myanmar đã cống hiến cho các Phong trào dân chủ ở nhứng nước đang bị độc tài, độc đảng ngự trị một số kinh nghiệm  đáng học hỏi

1.Tránh suy tôn biểu tượng và lãnh tụ

Trong cuộc đấu tranh, các tổ chức chính trị rất cần một biểu tương lãnh đạo . Nhưng bài học Myanmar cho thấy phong trào dân chủ Myanmar đã gặp trở ngại khi  suy tôn một lãnh tụ tổ chức chỉ có danh mà chưa chứng thực được  năng lựcchính trị.

2. Phương hướng chính trị phải rõ ràng

Phong trào dân chủ Myanmar đã không dứt khoát trong việc chọn lưạ thể chế  và mô hình xây dựng quốc gia. Liên minh NLD không xác định Myanmar sẽ đi theo một nền dân chủ tư sản phương tây xây dựng trên tam quyền phân lập hay một nền dân chủ hướng dẫn do quân đôi chỉ đạo. Một khi đã chấp nhận nền dân chủ tư sản của các quốc gia phương tây và nhất quán thực hiện  thì người dân củng dễ dàng mường tượng và tin tưởng vào  mô hình chế độ mà chính đảng chủ trương sẽ mang lại tự do và phồn vinh cho đất nước.

Vắc xin cũng có tác dụng chống lại biến thể Delta

Schutz vor neuer Corona-Mutante Impfstoffe wirken auch gegen Delta-Variante

Phan Ba lược dịch

https://drive.google.com/file/d/1ILzr6RE5XvbC20CfSq4qg1iAYD8O3Zak/view?usp=sharing

“Ở đây, Johnson & Johnson vẫn có thể chứng minh được một hiệu quả là 64% trong việc bảo vệ chống mắc bệnh với một liều duy nhất và gần 90% trong bảo vệ khỏi một đợt bệnh nặng”, nhà miễn dịch học cho biết. “Đó là lý do tại sao tôi cho rằng Johnson & Johnson cũng có tác dụng chống lại Delta.” Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là khả năng bảo vệ miễn dịch này tồn tại trong bao lâu, đó là lý do tại sao các cuộc thử nghiệm hiện đang được thực hiện để xác định liệu lần tiêm chủng thứ hai có phù hợp với vắc xin Johnson & Johnson hay không.

Hiệu quả của vắc-xin Moderna vẫn còn đang được nghiên cứu. Cố vấn y tế hàng đầu của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Anthony Fauci, tỏ ra lạc quan trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Washington Post. Nhà miễn dịch học giải thích, chế phẩm từ Moderna, dựa trên công nghệ mRNA giống như vắc-xin Biontech, sẽ cung cấp khả năng bảo vệ tương tự.

Người gốc Việt ở Cambodia

Không chốn dung thân (phần 1)

Phnom Penh muốn đuổi, Hà Nội không muốn nhận (phần 2)

Trường Sơn RFA

22/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1ZHJO_OzeOYi9h_AaaEy8VLZrBff3pzOy/view?usp=sharing

Dòng sông Tonle Sap đoạn chảy qua cầu Prek Nok, phía bắc thủ đô Phnom Penh, Cambodia là nơi cư ngụ của gần hàng trăm hộ dân, phần lớn là người gốc Việt đan xen với các gia đình người Chăm và Khơ-me.

Họ sống trong các căn nhà gỗ lợp mái tôn dựng trên bè nổi ở ven sông và làm đủ thứ nghề, từ nuôi cá, xây dựng, làm thuê, đến bán bất cứ thứ gì họ có thể xoay sở được ở cái chợ gần nhà.

Không ai rõ người gốc Việt đã đến đây sinh sống từ bao giờ, nhưng một vài gia đình đã sản sinh ra thế hệ thứ năm. Trải qua thời gian, người Việt cũng đã hoà nhập với cộng đồng bản địa thông qua việc kết hôn với người Khơ-me và người Chăm, con cái của họ nói và viết tiếng Khơ-me thông thạo hơn tiếng Việt.

Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 25 tháng 6 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1-FyRybxO6so-RlPTbwkc03sku_e-B8Sh/view?usp=sharing

Minxin Pei  - Đảng có chết yểu không?

Lược dịch bởi Ts. Phạm Đình Bá

25/6/2021

Min Xin Pei

Minxin Pei is Professor of Government at Claremont McKenna College and a non-resident senior fellow at the German Marshall Fund of the United States.

https://drive.google.com/file/d/1sI-CPmyXGCKMSIrOwIsoo-tzUTNnirQh/view?usp=sharing

Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị sinh nhật 100 năm của đảng vào ngày 1 tháng 7, lịch sử chết yểu của các đảng độc tài khác trong thời cận đại sẽ khiến các nhà lãnh đạo ĐCSTQ phải lo lắng. Nếu ĐCSTQ không đổi mới, thì đây là cột mốt cuối cùng của chế độ.

Con người gần 100 thường nghĩ về cái chết. Nhưng các đảng chính trị kỷ niệm một trăm năm thành lập, như ĐCSTQ sẽ tổ chức vào ngày 1 tháng 7, bị ám ảnh bởi sự bất tử. Sự lạc quan như vậy có vẻ kỳ quặc đối với các đảng cai trị của các chế độ độc tài, bởi vì thành tích tuổi thọ của các đảng chết yểu không truyền cảm hứng cho sự tự tin. Thực tế là không có đảng độc tài nào sống hơn 100 năm nên khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải lo lắng chứ không phải ăn mừng.

Mẫn Nhi -  “Trái táo cấm” Apple Daily không còn chỗ trong Tử Cấm Thành

Một trái táo rớt xuống, một cây mới sẽ mọc lên.

25/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1iLX7CigOKF8cKsPFfQxgzmqnBPRVJhS8/view?usp=sharing

Một người dân cầm số báo cuối cùng của Apple Daily vào ngày 24/6/2021. Trang bìa là hình ảnh người dân tập hợp trước trụ sở tòa báo thể hiện sự ủng hộ, với dòng chữ “Người Hong Kong đội mưa tiễn biệt - ‘Chúng tôi ủng hộ Trái Táo’”. Ảnh: Reuters.

 “Nhà báo con mẹ mày”.

Những ai lần đầu tiên đến trụ sở của tờ báo Apple Daily, vô tình nhìn thấy dòng chữ trên được dán trịnh trọng ở một góc văn phòng, hẳn sẽ thấy sốc và khó hiểu.

“Những ai” ở đây tất nhiên là người nước ngoài. Sẽ không có người Hong Kong nào thắc mắc gì về nó.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét