Thứ Bảy, 12 tháng 6, 2021

Bản tin ngày Thứ bảy 12 tháng 6 năm 2021

Tưởng Năng Tiến – Thư  Về Làng & Giấc Mơ Hồi Hương Của Những Kẻ Tha Phương

https://drive.google.com/file/d/1jhlCKGERrdd1SR8Ni4uTVu7PmvhRzis6/view?usp=sharing

Tôi tình cờ tìm được ấn bản Lá Thư Về Làng của nhạc sỹ Thanh Bình, do nxb Lúa Mới phát hành, năm 1956. Vào thời điểm đó, tuy chưa đủ tuổi để cắp sách đến trường nhưng tôi cũng đã thuộc lời của nhạc phẩm này rồi vì nghe mấy bà chị và radio hay hát:  

 Từ miền Nam, viết thư về thăm xóm làng
Sắt son gửi trong mấy hàng
Thăm bà con dãi dầu năm tháng
Từ Tiền giang thương qua đèo Cả thương sang
Đêm đêm nhìn vầng trăng sáng
Thương những già khuya sớm lang thang

Câu chúc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với đội tuyển bóng đá Việt Nam gặp nhiều chỉ trích

RFA
11/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1ulX6tzeW6u_ZxxqLJC562oL3K89J_Zjs/view?usp=sharing

Theo Nhà báo Võ Văn Tạo, đá banh thắng thua là chuyện bình thường, mà ‘hun đúc từ nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc' thì ông Tạo thấy nó không ăn nhập vào đâu, buồn cười và lố bịch... Ông nói tiếp:

“Không chỉ mình tôi đâu, trên mạng người ta cũng đem ra làm trò cười. Tôi nghĩ đây là bài học mà các vị quan chức Nhà nước, tai to mặt lớn, chính khách... phải hết sức thận trọng lời ăn tiếng nói. Trước đây từ thời ông Nguyễn Xuân Phúc, cũng đã nhiều lần như thế. Đặc biệt là khi ông phát biểu liên quan Dự án Mekong đã nói mấy lần ‘cờ lờ mờ vờ...”làm mọi người không hiểu ổng nói gì? Mãi mới hiểu là Campuchia, Lào, Miến Điện và Việt Nam.”

Nghi ngại chính trị cản trở sự phát triển của người Việt?

LS Ngô Ngọc Trai

Gửi cho BBC từ Hà Nội

11 tháng 6 2021

https://drive.google.com/file/d/1db0OFsT3KrccOLNXaMf6uyf6Uy68qzaE/view?usp=sharing

Ở Việt Nam điều kiện môi trường xã hội có thể chưa cho phép bãi bỏ án tử hình nhưng thiết nghĩ một chính sách tiết giảm hạn chế đi thì cần có.

Khi đặt vấn đề như vậy thì ai cũng thấy hợp lý nhưng muốn đạt được thì cần có người khởi xướng lên tiếng chỉ ra, từ đó vận động thúc giục các ban ngành nghiên cứu cho một chính sách tiết giảm hạn chế.

Đó là một tiến trình hàm chứa trong đó những vận động chính trị để mong muốn đạt đến về một môi trường hành lang pháp lý mà xã hội nên có.

Và bởi vậy chính trị không phải là chuyện xấu mà là sự thực hành quyền công dân, là cách để thúc đẩy xây dựng cho tiến bộ xã hội.

Nhã Duy  - Mùa bãi trường, nghĩ về hệ thống giáo dục Hoa Kỳ

Gửi đến BBC từ Dallas, Texas

12/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1_JNqM4l8CLXLBcM5nkNuKwvNHh18LErK/view?usp=sharing

Những khoảng cách thế hệ không đến riêng vì tuổi tác, suy nghĩ, nhận thức, trải nghiệm mà còn vì một khoảng cách văn hóa. Một văn hóa Á Đông thấm đậm trong thế hệ thứ nhất có nhiều phần khác biệt so với một văn hóa cấp tiến, mạnh mẽ hơn của thế hệ thứ nhì, thứ ba gốc Việt đã được thụ đắc và đang mạnh mẽ tiến bước. Người Việt truyền thống lên tiếng chỉ khi họ thấy sự lên tiếng của mình có được không gian an toàn. Còn giới trẻ can đảm lên tiếng theo suy nghĩ và lương tâm của mình, bất kể những gì có thể xảy ra.

Trong mùa bãi trường này, xin chúc mừng thành tựu của các em sinh viên học sinh vừa hoàn tất một chặng đường học vấn của mình. Xin chúc mừng những hy sinh của các bậc phụ huynh đã vun bồi cho những hoa trái đơm bông và đóng góp cho xã hội những công dân trách nhiệm và hữu dụng.

Huỳnh Như Phương - Giáo dục Đại học Việt Nam Bước Vào Những Năm 2020

11/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1pJTfdtyuzOT8xbyYPx9QvjxRHKFQ4Rkn/view?usp=sharing

Hai, muốn đổi mới giáo dục đại học thì phải có một cơ chế giáo dục đại học tự chủ và những con người có năng lực tiến hành đổi mới. giáo dục đại học hiện nay chỉ mới thể hiện tinh thần tự chủ ở một vài lãnh vực: tuyển dụng nhân sự, tài chính…; còn nhiều lĩnh vực chưa thể nói là tự chủ: quan điểm học thuật, phương thức tuyển sinh, mở ngành học, chương trình học, giao lưu quốc tế… Như đã nói, những con người đang nắm sinh mệnh nền giáo dục hiện nay, về cơ bản, vẫn là những sản phẩm của hệ thống cũ. Xã hội chưa nhìn thấy những điển hình thực sự trong đổi mới tư duy giáo dục đại học, kể cả nơi những người có lý tưởng và tâm huyết nhất. Ba thập niên qua giáo dục đại học chưa đề xuất cho xã hội một mô hình giáo dục nào khả dĩ đem lại niềm tin rằng đổi mới giáo dục thực sự thành công.

Gs. Nguyễn Văn Tuấn - Tại sao phương Tây nghi ngờ vaccine Tàu và Nga?

11/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1RXipQNHEvkSGSKpxbW3kbTHfUlGKPfS8/view?usp=sharing

Quay lại hiện tượng người Việt không thích vaccine Tàu, dù có vẻ cảm tính, nhưng hoá ra cảm tính đó khá phù hợp với khoa học. Trong khoa học, phương pháp khoa học và minh bạch dữ liệu đóng vai trò rất quan trọng để nâng cao niềm tin của đồng nghiệp và công chúng. Cả hai yếu tố này đều, công bằng mà nói, thiếu ở Nga và Tàu. Và, đó chính là lí do mà giới khoa học phương Tây nghi ngờ các vaccine từ Nga và Tàu.

Cho đến nay, vaccine của hai nước này không được phê chuẩn ở các nước như Mĩ, Anh, EU và Úc, và trong tương lai cũng khó được phê chuẩn vì sự kém minh bạch trong khoa học. Điều này cũng áp dụng cho vaccine Việt Nam.

Tin tức thế giới ngày Thứ bảy 12 tháng 6 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/10tGtL6hXdPyPrEXTrFdn5IYocc50K2Y8/view?usp=sharing

Ông Trump được minh oan về vụ việc giải tán bạo loạn của BLM ở Công viên Layafette năm 2020

Nguyễn Hương

11/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1Hd8ho9dcWC_u5NOi56iJuFgbgykgkV_X/view?usp=sharing

Tổng thanh tra của Bộ Nội vụ cho biết hôm thứ Tư ngày 9/6 rằng, giới chức Nhà Trắng của cựu Tổng thống Trump đã không hề yêu cầu giải phóng người biểu tình khỏi Công viên Layafette vào năm ngoái khi cựu Tổng thống chụp ảnh trước Nhà thờ St. John. Trái lại, họ cho phép các cuộc biểu tình và bạo loạn Black Lives Matter diễn ra ở Washington và khắp nơi trên đất nước Hoa Kỳ, Theo The Epoch Times.

Báo cáo của Tổng thanh tra Bộ Nội vụ dường như xóa tan câu chuyện chính được sử dụng để chống lại ông Trump.

Học giả Trung Quốc nói về ba thay đổi lớn của trật tự quốc tế hiện nay

Bài viết được đăng trên Trung tâm nghiên cứu an ninh và chiến lược, Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc.

Giới thiệu: Việt Hải

11/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1y3Cpi0E9wFGP-dQRoyO7-2xv98BlaATV/view?usp=sharing

Ngày 14/5/2021, Đại học Thanh Hoa Trung Quốc phối hợp cùng Đại học Bắc Kinh và Đại học Nhân dân tổ chức tọa đàm với chủ đề “Trật tự quốc tế thời kỳ hậu Covid”. Nội dung cụ thể của tọa đàm được đăng tải trên website Trung tâm nghiên cứu an ninh và chiến lược, Đại học Thanh Hoa. Tại tọa đàm, Giám đốc Cơ sở trao đổi nhân văn Trung – Mỹ, Học viện Quan hệ quốc tế, Đại học Bắc Kinh Giả Khánh Quốc đã có bài phát biểu trong đó nhấn mạnh 3 thay đổi lớn của trật tự quốc tế hiện nay bao gồm: Thứ nhất, Mỹ ngày càng trở nên bất lực khi tiếp tục lãnh đạo thế giới. Thứ hai, năng lực của các nước phương Tây trong việc lãnh đạo trật tự quốc tế đang suy giảm. Thứ ba, cán cân quyền lực thế giới thay đổi lớn do sự trỗi dậy của các nước lớn phi phương Tây.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét