Thứ Hai, 21 tháng 6, 2021

Bản tin ngày Thứ hai 21 tháng 6 năm 2021

 

Như Hồ - Nhật ký Sài Gòn: Dịch đang “vật” ai?

20/6/2021

https://drive.google.com/file/d/15Wky9Xr9dqpE3hi-gQ-XzDD_6ok6_b6C/view?usp=sharing

Cách thức của Việt Nam đang áp dụng với việc phòng chống dịch, được xem như hình thức thời chiến. Mệnh lệnh ban ra sẽ được giám sát thi hành mà không cần biết trong lòng xã hội có theo đuổi nổi các hành động duy ý chí của chính quyền hay không. Sáng ngày 20-6 ở Việt Nam, tất cả tài xế xe ôm công nghệ, hàng quán buôn bán nhỏ dù chỉ bán mang đi, đều bị đóng cửa. Không có bảo hiểm, không có hỗ trợ gì khác từ chính quyền, hàng triệu người đang gồng mình chịu đựng, kể cả đói kém, trong cuộc săn đuổi coronavirus không hình không dạng, trên khắp đất nước.

Nhưng trong khi đó, vẫn có hàng triệu công nhân vẫn phải xếp hàng vào các khu lao động để thỏa mãn ý chí “bảo đảm sản xuất và thành công chống dịch” của đảng và nhà nước. Có nghĩa là xã hội sẽ không bao giờ được giãn cách chống dịch thật sự vì vẫn có người phải chấp nhận ra ngoài lao động, làm ra tiền để giao nộp và nuôi chính quyền.

Hóa ra, “nhân dân một cổ hai tròng”- như Hồ Chí Minh, lãnh đạo đảng cộng sản từng nói thời thuộc Pháp. Dịch đã vật người dân một tròng, nay chính quyền lại vật người dân thêm một tròng đắng cay nữa.

Trần Tiến Dũng - Người Sài Gòn trước trùng vây dịch bệnh

21/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1oI4KOMDzDQrT2uB1KoKuorQvcrUh94yZ/view?usp=sharing

Thật ra chợ nhỏ, chợ chạy, chợ tự phát là tinh hoa thương mại của người bình dân đô thị, vì tính ứng biến thích nghi trước mọi biến cố trong đời sống người Sài Gòn. Một cửa hàng ở một căn nhà bên cái chợ nhỏ thuộc quận 11, cô bán cá biển quê ở Bạc Liêu nói nhỏ với nhiều khách hàng. “Mai cấm chợ, cháu vẫn bán trong nhà nghe cô, chú. Dù cô, chú có thấy cửa đóng nhưng cháu vẫn bán. Cháu bán cá ghe nhà gởi lên, cấm không cho bán chẳng lẽ đổ cá lại xuống biển sao!”.

Giới bình dân Sài Gòn hiện nay dù có nhiều thay đổi về gốc gác nhập cư, nhưng nhiều người vẫn tin rằng, đã sống ở Sài Gòn thì ít nhiều đều nhận được “gien di truyền”, biết cách thích ứng để nội tại đề kháng, vượt qua các hiểm họa thiên tai hay nhân tai.

Nhiều người Sài Gòn vẫn giữ lại vài thói quen sinh hoạt trong nhịp sống hàng ngày, trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, đẩy Sài Gòn vào rối loạn. Có thể họ bị chê bai, phê phán nhưng với họ, thà như vậy còn hơn là để cho nỗi ám ảnh dịch bệnh và các lệnh phòng chống dịch bất nhất, bất tài từ chế độ, làm tê liệt, mất đi sức kháng thể – tinh thần trước trùng vây của đại dịch.

“Cạp đất mà ăn”, ông Trọng “xử đẹp” dàn lãnh đạo Bình Dương. Lò rực lửa?

Hương Nhung – Thoibao.de (Tổng hợp)

20/6/2021

https://drive.google.com/file/d/19Jhs7G4ooR7Th28lJjmQIfcuTnITteXn/view?usp=sharing

Nhân vật quan trọng nhất là Trần Văn Nam (bí thư nhiệm kỳ 2015-2020 và tiếp tục tái cử nhiệm nhiệm kỳ 2020-2025) thì chỉ thấy Trung Ương nói là “kỷ luật” nhưng vẫn chưa biết mức độ kỷ luật là như thế nào. Hiện nay số phận của ông đương kim bí thư tỉnh bình dương vẫn đang treo lơ lửng trên đầu ông Nam, trong khi đó hàng loạt thuộc hạ của ông Nam đều chịu hình thức kỷ luật nặng nề. Điều này cho thấy, ông Nguyễn Phú Trọng đang gặp phải trở lực trong vấn đề triệt hạ Trần Văn Nam.

Nguyễn Phú Trọng đã làm chủ Tây Ninh, TP. HCM và hiện nay ông Trọng muốn đưa người thuộc phe cánh của ông vào nắm Bình Dương. Đây là ý đồ rất rõ ràng, tuy nhiên ông Trọng có cho được TRần Văn Nam vào lò hay không thì hãy chờ xem diễn biến trong những ngày tiếp theo.

Tranh giành ảnh hưởng Việt-Trung tại Lào

Thanh Phương  RFI

21/6/2021

https://drive.google.com/file/d/14GdzDIuboV3NdcaLSrk70Xb9n_90sSoj/view?usp=sharing

Với thu nhập bình quân tính theo đầu người 2.500 đôla, Lào hiện vẫn là một trong 47 quốc gia kém phát triển nhất, theo bảng xếp hạng của Liên Hiệp Quốc. Chính vì Lào là một quốc gia nghèo như vậy, cho nên Trung Quốc đã dễ dàng mở rộng ảnh hưởng đối với một nước Cộng sản “anh em” của Việt Nam.

Vào lúc Trung Quốc bành trướng thế lực về phía nam thông qua sáng kiến “Một vành đai, Một con đường”, Việt Nam cố duy trì  ảnh hưởng khu vực của mình. Đặc biệt Hà Nội không thể tranh đua với Bắc Kinh về mặt đầu tư và vốn vay, nên rất sợ Lào cũng sẽ đi theo con đường giống Cam Bốt lọt sâu thêm vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc

Thành phố Hồ Chí Minh muốn trở lại chính mình - Đầu tiên kẻ xấu  phải  ra  đi

Ho Chi Minh City Looks to Get its Own Back - First the crooks must go

Tác giả: David Brown

Anh  Khoa dịch  

21/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1cKPh0QAc7ODqL73G8jwDxdkjZ7JWXghi/view?usp=sharing

Một củ cà rốt nhằm mục đích bổ sung cho cây gậy lớn của Hà Nội rất có thể là khoản giảm thuế được đề cập ở trên, số tiền mà ông Nên và các thành viên mới của ông phải có để tái tạo năng lượng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị.

Một loạt các dự án của thành phố rất cần công quỹ như (tất nhiên) Thủ Thiêm, nơi được coi là một công viên và chằng chịt kênh rạch như Manhattan hay Pudong. Ngoài ra còn có mạng lưới chín tuyến đường sắt đô thị bị chậm tiến độ khoảng một thập niên và một sân bay quốc tế mới vẫn chỉ còn trong mơ.

Vì phần lớn diện tích Thành phố Hồ Chí Minh chỉ cao hơn mực nước biển một mét, nên cần phải xây dựng hệ thống phòng thủ tốn kém để chống lại nước biển dâng. Cơ sở hạ tầng y tế và giáo dục tạo nên một thành phố vĩ đại và các hàng hóa xã hội như nước sạch và xử lý chất thải cũng cần được tài trợ tốt hơn.

Việc giành được quyền giữ và sử dụng thêm 5% thuế thu được ở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ không giải quyết được tất cả những nhu cầu này, nhưng nó có thể dễ sửa hơn.

Tuyên bố chung về nâng cao hợp tác phát triển khả chấp của các quốc gia Lancang-Mekong

(Joint Statement on Enhancing Sustainable Development Cooperation of the Lancang-Mekong Countries)

Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China

Bình Yên Đông lược dịch 20/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1N0GMFvN9N5_CUmMxUCFSfrLJ4ra2oeIC/view?usp=sharing

Tại Phiên họp Bộ trưởng Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)) lần thứ 6th được tổ chức ở Chongqing (Trùng Khánh), Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ngày 8 tháng 6 năm 2021, các Bộ trưởng đã tái xác nhận cam kết của LMC, đào sâu tình láng giềng tốt và hợp tác thực tiễn giữa 6 quốc gia, góp phần vào nỗ lực tập thể để phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia LMC và nâng cao phúc lợi của người dân, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia, hỗ trợ việc xây dựng Cộng đồng ASEAN cũng như đẩy mạnh hợp tác Nam-Nam và nâng cao việc thực hiện Nghị trình Phát triển Khả chấp 2030 của Liên Hiệp Quốc (LHQ).  Các Bộ trưởng cũng tái xác nhận các nguyên tắc của nhất trí, bình đẳng, tham vấn và phối hợp với nhau, tự nguyện, đóng góp chung và chia sẻ lợi ích, và tôn trọng Hiến chương của LHQ, Hiến chương của ASEAN và luật pháp quốc tế, cũng như tuân thủ luật lệ quốc gia, và quy định và thủ tục của mỗi quốc gia.  Trong phạm vi nầy, các Bộ trưởng tuyên bố như sau:

Tin tức thế giới ngày Thứ hai 21 tháng 6 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://drive.google.com/file/d/1lq3SdecU0EECbzGJxPL7kpgyoGRoHv8v/view?usp=sharing

Truyền thông Mỹ xác nhận danh tính lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đào tẩu, tiết lộ thông tin chấn động

Vũ Dương

21/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1UJjnLwnsDiiXBQoOOcYNYmL6WoEjA2KE/view?usp=sharing

Ngày 17/6, kênh truyền thông cánh hữu Mỹ Redstate đưa tin, xác nhận người đào tẩu cấp cao nhất của ĐCSTQ là Đổng Kinh Vĩ, Thứ trưởng Bộ An ninh Trung Quốc. Việc tháo chạy của ông Đổng đã khiến dư luận dậy sóng trong nhiều ngày gần đây. 

Red State cũng là kênh truyền thông Hoa Kỳ đầu tiên tiết lộ tin tức về vụ đào tẩu này. Báo cáo cho biết, những tiết lộ của Đổng Kinh Vĩ thực sự khiến giới chức Mỹ bị sốc.

Bài báo viết sau khi ông Đổng đến California đã ngay lập tức liên lạc với các quan chức của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ DIA. Trong khoảng thời gian này, ông Đổng tạm trú ẩn ở một nơi mà DIA biết, hai tuần sau, ông trú ẩn dưới sự giám sát của DIA.

Mỹ hình thành ‘Chiến lược Thái Bình Dương phiên bản mới’ bao vây Trung Quốc ở Biển Đông

Phụng Minh

21/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1nTgHyK9IZTqIoVxyeJcd_SUUqjbaPeZS/view?usp=sharing

Vào ngày 15/6, Michael Beckley, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Tufts, đã xuất bản một bài báo trên tờ “Foreign Affairs” nói rằng Hoa Kỳ có nguồn lực khổng lồ để ngăn chặn sự bành trướng quân sự của ĐCSTQ. 

Ông Beckley nói rằng Ngũ Giác Đài không tán thành việc triển khai các tên lửa hành trình rẻ hơn và dễ lắp đặt hơn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương mà thay vào đó, họ thúc đẩy các nền tảng quân sự lớn (như hàng không mẫu hạm và tàu khu trục).

Trên thực tế, theo một báo cáo của Los Angeles Times vào tháng 6 năm ngoái, khi Ngũ Giác Đài ngày càng lo lắng rằng ĐCSTQ sẽ tiếp tục mở rộng kho vũ khí tên lửa và khả năng quân sự của mình, đe dọa sự an toàn của các căn cứ quân sự của Mỹ và các đồng minh ở châu Á, Hoa Kỳ đang chuẩn bị triển khai hàng trăm tên lửa thông thường ở châu Á, động thái này có thể nhanh chóng và dễ dàng cân bằng sức mạnh ở Tây Thái Bình Dương và giành lại lợi ích của mình ở Hoa Kỳ.

Hồi Kết Cho Giấc Mơ Chip Bán Dẫn Của Trung Cộng

Tác Giả: Nguyên Hương

10/9/2020 cập nhật 21/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1pJTX_f-aeCFSVzcURI1TtDC5BAjyBktT/view?usp=sharing

Cơn ác mộng hiện tại của Huawei có thể trở thành cơn ác mộng trong tương lai của SMIC.

Nguồn cung chip của Huawei đã bị cắt giảm sau khi Hoa Kỳ leo thang lệnh trừng phạt vào ngày 17/8.

Do đó, sản lượng điện thoại thông minh của Huawei sẽ giảm 80% so với con số 240 triệu của năm 2019 và sản xuất linh kiện TV sẽ giảm từ 30 đến 40%.

ĐCSTH đã mắc nhiều sai lầm trong quá trình theo đuổi “tham vọng trỗi dậy” và trong cuộc chiến tranh lạnh chống lại Hoa Kỳ.

Một trong những sai lầm lớn nhất của họ trong lĩnh vực công nghiệp cao là họ đã tưởng tượng rằng họ có thể xây dựng lợi thế quân sự và công nghiệp so với Hoa Kỳ bằng cách sử dụng chính thiết bị và dịch vụ của Hoa Kỳ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét