Thứ Hai, 14 tháng 6, 2021

Bản tin ngày Thứ hai 14 tháng 6 năm 2021

Tim Hiểu về ngày Quân Lực VNCH 19-6

Nguyễn-Huy Hùng – (K1 Trường VBQGVN)

https://drive.google.com/file/d/1fQXzysFNMklbh8ypMsbR8ADnuhbt_g2p/view?usp=sharing

Cả gia đình Tôi tới định cư tỵ nạn Cộng sản Việt Nam tại Hoa Kỳ, vào đầu tháng 8 năm 1992 theo diện H.O.10 (Humanitarian Operation), đến nay 2015 tính ra cũng được hai mươi hai năm rồi. Các cháu nội, cháu ngoại của Tôi đã tiếp theo nhau vào Đại học. Có người đã tốt nghiệp và đã đi làm, có người còn đang tiếp tục học nửa chừng, có người sắp sửa hết chương trình Trung học, có người mới vào Tiểu học. Bạn bè của các cháu, có người là Hoa Kỳ chính gốc da trắng, cũng có người là Mỹ gốc Việt sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ hay gốc các sắc tộc khác, đến nhà chơi trong những dịp Lễ hoặc kỷ niệm sinh nhật, biết Tôi là cựu Sĩ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng Hoà ngày xưa, nên thường đưa ra những câu hỏi rất đơn giản và thành thật, yêu cầu Tôi giải thích cho họ rõ về 2 điểm mà họ thường thắc mắc sau đây:

1.- Ngày Quân Lực 19 tháng 6 là ngày kỷ niệm của Quân đội nước nào vậy?

2.- Việt Nam Cộng hoà đã tan rã không còn, tại sao các Ông vẫn hàng năm tổ chức ngày kỷ niệm Quân lực làm chi vậy?

Gs. Nguyễn Sĩ Huyên - Một cách nhìn về tình hình đại dịch Corona hiện nay tại Việt Nam

https://drive.google.com/file/d/1oh0-qaXsZJ-KsU9FApmiROH-hq0cPE8h/view?usp=sharing

* Kịch bản 1 (có tính bệnh lý): Vấn đề quan trọng ở đây không phải là con số người bị lây bệnh (test dương tính), mà nên biết rằng 85% của nhóm người bị nhiễm virus Sars-CoV-2 sẽ vượt qua bệnh không cần điều trị chuyên biệt, 10% cần theo dõi, điều trị theo chứng, khoảng 5% sẽ lâm bệnh nặng cần điều trị lâm sàng; trong số đó, khoảng chừng 50%-70% cần điều trị với máy thở nhân tạo. Trong nhóm bệnh nhân này, khoảng một nửa sẽ có khả năng lớn rơi vào tử vong.

Trong điều kiện dịch COVID-19 bộc phát với tử vong tăng cao, thì nguy cơ rất lớn sẽ xảy đến cho Việt Nam là tình trạng y tế sẽ nhanh chóng bị quá tải và con số bệnh nhân rơi vào tử vong sẽ không theo trình tự như trên, tức là trong tình trạng chăm sóc y tế còn trong vòng kiểm soát, không bị quá tải, mà phải tính tới tử vong tăng vọt vì điều trị lâm sàng của các cơ sở y tế đã bị quá tải.

Thách thức và rủi ro trong chương trình tiêm chủng đại trà của Việt Nam

Giang Nguyễn RFA

12/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1ZOMC9OE8JOwvuKKRbB7gcsHA6r6tlbHW/view?usp=sharing

Theo tôi trong năm nay mục tiêu tăng trưởng 6,5% của Việt Nam có thể không đạt được và chúng ta có thể phải thực tế hơn trong mục tiêu tăng trưởng, ví dụ như có thể là 4 đến 5% --trong điều kiện Việt Nam tiếp tục kiểm soát được dịch bệnh và triển khai nhanh, đẩy nhanh được chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 trong thời gian tới. 

Trong trường hợp mà dịch bệnh cứ tiếp tục lặp đi lặp lại và Việt Nam không đạt được nhanh chóng tiến độ về tiêm chủng vắc-xin thì tôi nghĩ là mục tiêu tăng trưởng, kể cả 4-5% cũng có thể rất khó khăn.

Tất cả phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh toàn cầu cũng như tiến độ kiểm soát dịch bệnh và triển khai tiêm chủng ở Việt Nam trong thời gian tới như thế nào. Nếu chúng ta có thể triển khai nhanh, thành công và bên ngoài, dịch có lắng xuống thì theo tôi nghĩ sẽ bớt tác động hơn. Nếu không thì sẽ rất bi quan cho triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm nay cũng như năm tới.

Vì sao nhân viên bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM mắc COVID-19?

Nguyễn Huỳnh (thực hiện)

14/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1NbfGF_V8ECdq2RuBnCPVKvgkckxIWuHm/view?usp=sharing

Ngoài ra không thể đòi hỏi vắc xin hiệu quả trên tất cả mục tiêu và 100%.

Với hai loại vắc xin tốt nhất hiện nay ở Mỹ và trên thế giới là Moderna và Pfizer nhưng vẫn có những trường hợp thất bại xảy ra. Tỷ lệ tai biến của vắc xin với nhiều hình thái lâm sàng là tuy nhiên rất thấp và nguy cơ đó vẫn thấp hơn nhiều so với nguy cơ tử vong do Covid-19.

“Điều bây giờ bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cần làm là giới hạn tối đa sự lây lan cho gia đình, bạn bè và nhất là cho bệnh nhân trong viện. Điều này bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM chắc chắn đã biết và sẽ làm tốt.

Phạm Văn Bản - Cải Tạo Tư Tưởng

Ban Tu Thư/TVVN

11/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1nK1_8YkHHOCK8LOTFehJLnLjE7NLJoXv/view?usp=sharing

Xuyên tạc lịch sử và chà đạp sách sử “Đại Nam Thực Lục”

Đại Nam Thực Lục là bộ sách ghi chép các sự kiện từ khi chúa Nguyễn Hoàng trấn thủ Thuận Hóa (1558) cho tới đời vua Khải Định (1925), do Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên soạn, gồm hai phần tiền biên và chính biên được viết vào năm Minh Mạng thứ hai (1821) sau 88 năm công phu soạn thảo tới năm 1909 mới hoàn thành:Tiền biên có 2 kỷ và Chính biên 6 kỷ, và được dịch ra Quốc Ngữ từ nguyên bản Nho Ngữ vào năm Khải Định thứ 9 (1924) để giúp cho chúng ta tra cứu dễ dàng.

Thế nhưng vào năm 1961, trước khi cho sửa đổi và tái bản Đại Nam Thực Lục, các tác giả của Ủy Ban Khoa Học Xã Hội đã đồng loạt viết tài liệu giới thiệu với chủ đích đấu tố bộ sử triều Nguyễn như đã thực hiện trong phong trào cải tạo ruộng đất, với hai chiến thuật mà họ đã công phu tập luyện tới mức vô địch thượng thừa; đó là đánh “du kích và bắn sẻ;” đồng thời khai thác triệt để hai chiến thuật này vào các mặt trận quân sự, kinh tế, xã hội, ngoại giao, tôn giáo và văn hóa, khiến cho người ta nhớ lại câu chuyện Gà đẻ trứng vàng trong cổ học Đông phương, để phòng ngừa du kích và bắn sẻ.

Cập nhật tình hình Biển Đông ngày 14 tháng 6 năm 2021

Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

14/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1E1OCxqFxXiJwj8rR_28bl_fv3c-0TNzB/view?usp=sharing

Hàng Không Mẫu Hạm  USS Ronald Reagan tiến vào Biển Đông giữa lúc HKMH Sơn Đông của Trung Quốc rời Tam Á.

Như vậy, một lần nữa chúng ta lại chứng kiến hai HKMH của Mỹ và Trung Quốc sẽ cùng nhau có mặt tại Biển Đông.

1. Chuyển động quân sự

Trong ngày 13.6, nhiều lượt máy bay tuần tra và trinh sát Mỹ bay vào khu vực phía tây Ba Sỹ. Chuyển động này gợi ý HKMH USS Ronald Reagan nhiều khả năng đã tiến vào Biển Đông trong ngày 13.6.

Tin tức thế giới ngày Thứ hai 14 tháng 6 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://drive.google.com/file/d/1HMwscdvQnOlZ2ObtE2USwQ4xe3Iz-qCG/view?usp=sharing

« Sợ » Trung Quốc, châu Âu giữ khoảng cách với Mỹ

Thanh Hà RFI

11/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1E835KEns5UmmssV_1j8feCAWJ66ZkO-0/view?usp=sharing

Vẫn theo chuyên gia này, trong logic của chủ nhân Nhà Trắng, ưu tiên số 1 của Joe Biden là Trung Quốc bởi về chiến lược, Hoa Kỳ trong thế « mặt đối mặt với Bắc Kinh » và ông Biden không muốn ra trận một mình.

Trong khi đó, « châu Âu tuy ý thức được rằng Trung Quốc là một mối đe dọa có hệ thống, nhưng lại không có chung một quan điểm, và cũng không muốn bị kẹt giữa hai siêu cường » là Mỹ và Trung Quốc.

Dù vậy báo Le Figaro không quên nhắc nhở châu Âu là nên thận trọng, chớ phấn khởi quá đáng về hình thức bề ngoài mà quên mất rằng, tổng thống Biden trong chưa đầy nửa năm ở Nhà Trắng đã theo chân những người tiền nhiệm ít nhất trên ba hồ sơ. Đó là « chính sách thoái lui của Mỹ khỏi Trung Đông và Trung Á ; tập trung trở lại vào những vấn để cốt lõi của nước Mỹ từ kinh tế, đến chính trị và hồ sơ thứ ba là một sự đối đầu về mặt chiến lược giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc ».

NATO: Âu Mỹ đồng sàng dị mộng

Trọng Nghĩa  RFI

14/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1wmCxEFetlyq2mAgblVlRzkGEJ3WsVaYO/view?usp=sharing

Phải nói là mối quan ngại mà Bắc Kinh làm dấy lên tại phương Tây không thiếu. Trong một bài phỏng vấn mới đây dành cho tờ báo Đức Die Welt, tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, nêu bật : “Nga và Trung Quốc gần đây đang hợp tác ngày càng nhiều hơn, cả về chính trị lẫn quân sự. Đây là một nhân tố mới và là một thách thức nghiêm trọng đối với NATO”.

Jens Stoltenberg đã liệt kê từ những cuộc tập trận chung, những chuyến bay đường trường của các loại máy bay chiến đấu, các chiến dịch trên biển, cho đến những trao đổi kinh nghiệm “trong lĩnh vực sử dụng các hệ thống quân sự và kiểm soát trên Internet”.

Đối với một số nhà quan sát, quan ngại của Mỹ không hẳn là của các đồng minh châu Âu. Theo ông Ian Bond, giám đốc bộ phận chính sách đối ngoại tại trung tâm tham vấn châu Âu – Center for European Reform, vào lúc có đồng thuận rộng rãi trong chính giới Mỹ theo đó sự trỗi dậy của Trung Quốc đang đe dọa Hoa Kỳ, thì về mặt nguyên tắc, châu Âu không phản đối việc Trung Quốc trở thành siêu cường, miễn là nước này vẫn tôn trọng các chuẩn mực quốc tế.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét