Thứ Năm, 3 tháng 6, 2021

Bản tin ngày Thứ năm 03 tháng 6 năm 2021

Mặc Lâm - “Người việt nam hèn hạ” - Một đoản văn làm sôi mạng xã hội

21/5/2016

https://drive.google.com/file/d/1sOC8vgwz0rQFln3_YclCDEaBxg1xkgZj/view?usp=sharing

“Mặt phải, chúng ta ra rả trên báo mỗi ngày là “Mỹ đã đến biển Ðông,” “bà Hillary dọa TQ không nên gây hấn,”… để mong lòng dân yên ổn. Mặt trái, chúng ta tổ chức ngày hội gặp gỡ những lớp cán bộ đã từng được Tàu đào tạo để cám ơn họ đã “dạy dỗ” cả đám chóp bu việt nam. “Ðĩ” chưa từng thấy! Chưa có cái chính quyền nào mà “đĩ” như chính quyền việt nam hiện tại. Dựa hơi mà cũng không biết dựa hẳn bên nào cho trót. Lá mặt lá trái như thế bảo sao quốc tế nó không khinh?

Còn dân việt nam thì sao? Dám cầm súng đánh TQ hay đánh bất cứ thằng nào xâm lược việt nam nữa không? Mà cầm súng để làm gì? Kết quả của gần 40 năm độc lập, ai cũng thấy cả rồi, không cần nói nữa.

Và cả bọn hèn hạ chúng ta đang ôm lấy nhau, hồi hộp chờ đợi hồi chuông báo tử.”

Ts. Nguyễn Hồng Vũ - Tại sao chiến lược vaccine lại kém hiệu quả?

03/6/2021

https://drive.google.com/file/d/100eaz_oIZxk7npDaN8zrYpQ_dgz_Sf6o/view?usp=sharing

Các bằng chứng khoa học cho đến hiện nay đều cho thấy rằng con đường ra khỏi đại dịch an toàn nhất đó là “chích ngừa vaccine”. Các nước có tỉ lệ người dân chích ngừa vaccine COVID-19 trên 40% đều đã bắt đầu cho những tín hiệu tốt về việc quản lý được dịch bệnh lan tràn. Mỹ hiện nay có tỉ lệ người chích vaccine COVID-19 khoảng 50% đã làm cho số người mắc bệnh và người phải nhập viện giảm rõ rệt 📉. Vài tuần trước CDC của Mỹ đã cho phép người chích vaccine đầy đủ (2 liều của Pfizer-BioNTech/Moderna hoặc 1 liều của Johnson&Johnson) bỏ sử dụng khẩu trang hoàn toàn, nhiều nhà hàng đã được phép cho người ăn bên trong với số lượng nhiều hơn, người làm việc từ xa đã bắt đầu trở lại văn phòng, cuộc sống đã bắt đầu ổn định trở lại. Tuy nhiên… đây không phải là một hệ quả tất yếu cho tất cả… và chúng ta cần phải xem xét thật kỹ lưỡng trường hợp sau đây đang xảy ra trên đất nước có tên là Seychelles

Singapore chống dịch và tiêm chủng thế nào và Việt Nam học được gì ?

BBC News

02/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1k0vW1kQAYP2d1TsVvDHQIt2cxLStKCTW/view?usp=sharing

BBC: Bài học cuối cùng có thể rút ra từ kinh nghiệm Singapore là gì thưa ông?

Bài học rõ nhất của Singapore là chủ động trong chuỗi cung ứng: đầu tư sản xuất vaccine, duy trì hàng hóa, tiếp vận hậu cần rất sớm.

Ngoài ra là họ chủ động về khoa học công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch với sự tham gia của cả khu vực tư nhân, trí thức lẫn chính phủ. Tôi có thể kể thêm rất nhiều phát minh, chế tạo các phần mềm, ứng dụng truy vết, xét nghiệm, điều trị Covid-19 ở dịp khác, và tất nhiên là họ đã luôn chủ động trong chuyển đổi nền kinh tế sang số hóa. Đây là điều Việt Nam mới chỉ bàn tới từ lâu nay.

Bs. Võ Xuân Sơn – Ngành Y lao đao

02/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1eQ4QeM-5ErUyTHkPCSBkJp3tHYPlv9zJ/view?usp=sharing

Hôm nay là ngày thứ 3 tự cách li ở nhà.

Bạn nhân viên F1 của phòng khám vẫn chưa được làm xét nghiệm, và hiện vẫn đang tự cách li ở nhà. Một số bệnh nhân, những người có tiếp xúc với bạn ấy, đã bắt đầu sốt ruột. Nhưng tôi hiểu, chỗ bạn ấy đang bị quá tải. Chỉ trong vòng có mấy ngày, mà thành phố này phải truy vết, khoanh vùng, xét nghiệm cho hơn 150.000 người, thì nhân lực đâu mà làm cho xuể.

Một vài nhân viên của phòng khám đã có kết quả xét nghiệm. Tất nhiên là âm tính, chứ dương tính thì tôi đã không còn ngồi nhà rồi. Mà cũng chưa biết, nhiều khi đội ngũ căng quá không đón đi được chưa biết chừng. Khi tôi gọi cho anh bác sĩ trưởng trạm y tế, thì được biết xét nghiệm của tôi dù đã lấy mẫu nhưng chưa kịp làm, vì quá nhiều. Anh cho biết, chỉ trong tối hôm qua phải lấy mẫu cho 1.500 người, liên quan đến bệnh nhân 22 tuổi.

Phạm Phú Khải  - Nhu cầu xây dựng văn hóa thảo luận công chúng

02/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1i9XOVuluYdRCkDkTARNAD-207FKfV-Xl/view?usp=sharing

Trên mạng thì chỉ thấy toàn chửi nhau, hiếm thấy có sự lý luận đối thoại nào. Hình minh họa.

Đối thoại, hay thảo luận, là một hoạt động vô cùng tự nhiên không thể thiếu được giữa con người với nhau.

Thế nhưng, muốn thật sự đối thoại, tuy không khó, cũng lắm rào cản. Nào là tôn giáo, chính trị, ngôn ngữ, phái tính v.v... Nhưng không có rào cản nào lớn hơn định kiến con người.

Đối với người Việt Nam, đối thoại dường như là một thử thách không ngừng. Nó chưa có trong văn hóa hành xử của chúng ta. Thay vì đối thoại, thảo luận, đại đa số dường như độc thoại, kết luận. Thành kiến, định kiến dường như đã có trong đầu trước khi bắt đầu thảo luận. Nhưng trong thế giới con người, sự thật chỉ là tương đối. Sự thật tuyệt đối thuộc về Thượng Đế, cõi tâm linh. Vậy mà con người vẫn tranh giành nhau tính tuyệt đối đó để rồi không thể nào đối thoại và hòa đồng với nhau.

Hành trình đi tìm cội nguồn: bản thể dân tộc Việt

Lang Linh

27/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1ABDCpCij30onWbkzu46Ag9HVXN9nt4u1/view?usp=sharing

Bạn đọc đã cùng chúng tôi đi qua một hành trình tìm hiểu về nguồn gốc dân tộc mình, chúng ta đã biết được nguồn gốc của dân tộc mình thông qua các phương tiện khoa học là di truyền, khảo cổ, từ đó có thể thấy được dân tộc mình từ đâu tới, quá trình phát triển ra sao, vấn đề nguồn gốc không còn mông lung và bất định như các giai đoạn trước.

Những phác thảo của chúng tôi mới là khởi đầu, chúng tôi hy vọng rằng, từ hướng nghiên cứu này, vấn đề nguồn gốc dân tộc sẽ được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn, tuyên truyền một cách rộng rãi và chính xác hơn tới người Việt, để từ đó làm nền tảng để phục hồi những nét văn hóa cổ của dân tộc, không chỉ là tìm về cội nguồn, mà đây còn là một hành trình tìm về bản thể của chính dân tộc mình, với những đặc trưng văn hóa đã theo dân tộc trong nhiều nghìn năm lịch sử.

Tin tức thế giới ngày Thứ năm 03 tháng 6 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1p0Aunr2Pk851gy9wiLLSIYJyUnI8iNjv/view?usp=sharing

Thanh niên học sinh Mỹ tập sự làm công việc nhà nước

Tác giả: Trần Cương (Trung Quốc)

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Nguyễn Hải Hoành lược dịch bài gốc tiếng Hoa của Trần Cường, phóng viên thường trú tại Mỹ của báo Thanh niên Trung Quốc,

美国的青年组织如何培养青少年参政议政能力, 陈强 (2007-11-21).

03/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1Mw-qXDAhh05-C3LohmEeh1BR4V6-z_-L/view?usp=sharing

Nước Mỹ có rất ít các tổ chức thanh niên mang tính chính trị, nhưng lại có vô số những đoàn thể thanh niên phục vụ xã hội mang tính tôn giáo. Ví dụ Hội Thanh niên Kitô giáo (Young Men’s Christian Association, YMCA) là một đoàn thể có ảnh hưởng lớn ở Mỹ.[1]

YMCA là một tổ chức thanh niên phi chính phủ, không kiếm lời, đề xướng tinh thần tình nguyện phục vụ xã hội, dùng tinh thần Kitô giáo thức tỉnh thanh niên. Năm 2007 tại hơn 40 bang trên đất Mỹ đã có nhóm Chính quyền thanh niên (Youth In Government, YIG) do Hội Thanh niên Kitô giáo YMCA tài trợ, giúp học sinh mô phỏng sự vận hành của bộ máy chính quyền, học tập cách hành xử quyền dân chủ, rèn luyện năng lực lãnh đạo, kích thích tinh thần trách nhiệm công dân của học sinh.

Chiến tranh Lạnh Mỹ-Trung là cũ hay mới?

Clyde Prestowitz - New or Old Cold War?

May 28, 2021 Updated: June 2, 2021

Nguyên Hương Lược dịch

03/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1ekR7H6Ya87lbjERqx4gpQx10NVulFYyr/view?usp=sharing

Tuyên bố năm 2015 về chính sách "Sản xuất tại Trung Quốc" ('Made in China 2025') thực sự là một tuyên bố về Chiến tranh Lạnh chống lại các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO mà Trung Quốc là thành viên và chống lại các ngành công nghệ cao của phương Tây. Điều này đi kèm với hành động quân sự hóa Biển Đông, sự bành trướng nhanh chóng của các lực lượng vũ trang Trung Quốc, các cuộc tấn công mạng vào các chính phủ và các doanh nghiệp phương Tây, đồng thời gây áp lực buộc các huấn luyện viên bóng rổ chuyên nghiệp Hoa Kỳ không được có ý kiến về Hong Kong. Sau khi Úc kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của COVID-19, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu từ Úc một cách tùy tiện và bất hợp pháp.

Trong bốn mươi năm qua, Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác đã đề cập đến việc Trung Quốc trở thành “một bên liên quan có trách nhiệm trong trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ”. Vào tháng 3/2018, câu chuyện trên trang nhất của tạp chí The Economist (Nhà kinh tế) thông báo rằng Thế giới Tự do đã "Đặt cược sai vào Trung Quốc". Bắc Kinh không muốn trở thành một bên liên quan trong một trật tự toàn cầu do những người khác thiết lập. Bắc Kinh muốn thiết lập một trật tự thế giới độc tài của riêng mình.

Thực tế là thế giới không ở trong một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Cuộc Chiến tranh Lạnh cũ thực sự chưa bao giờ kết thúc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét