Thứ Sáu, 4 tháng 6, 2021

Bản tin ngày Thứ sáu 04 tháng 6 năm 2021

 Bs. Võ Xuân Sơn – Chúng ta có sợ hãi và phản ứng quá mức không?

04/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1vF40sLleXZYrfKWOQAAZiXw9XL9-6PTh/view?usp=sharing

Mấy ngày nay, thông tin về dịch bệnh tràn ngập. Tôi cảm nhận sự lo lắng đang bắt đầu thái quá, tâm lí của nhiều người đang có xu hướng trở thành hoảng loạn. Có cần phải sợ hãi căn bệnh cúm Tàu này đến như vậy hay không?

Hiện nay, Mỹ là nước có số lượng mắc bệnh cao nhất, và số lượng người chết do cúm Tàu cao nhất. Chúng ta thử điểm qua con số nhiễm bệnh cúm Tàu của vài nước dẫn đầu thế giới và của Việt nam nhé.

Mỹ: Dân số 2020 là 331.002.651, tổng số người đã mắc cúm Tàu: 33.300.000, khoảng 10,06% dân số.

Ấn độ: Dân số 2020 là 1.380.004.385, tổng số người đã mắc cúm Tàu: 28.400.000, khoảng 2,06% dân số.

Brazil: Dân số 2020 là 212.559.417, tổng số người đã mắc cúm Tàu: 16.700.000, khoảng 7,86% dân số.

Việt nam: Dân số hiện nay là 98.106.153, tổng số người đã mắc cúm Tàu cho đến sáng hôm nay 04/06/2021: 8.115, khoảng 0,00827% dân số.

Cù Mai Công - Khi các khu phong tỏa đang chạy dài theo kháng chiến…chống Covid-19

 04/6/2021

https://drive.google.com/file/d/118YEUchs5xT7rgnLfx6kZB6vO1VESdZr/view?usp=sharing

Tất cả đều là nạn nhân. Vậy xin đừng nhìn họ, cư xử với họ như tội phạm; coi chỗ ở, khu vực họ ở là cái “ổ dịch”. Dù tiếng Việt cũng bình thường có nói “nằm ổ”, “no cơm tấm, ấm ổ rơm”…, nhưng trong bối cảnh này, cái “ổ” ấy rõ ràng hàm nghĩa coi thường, nó ngang với “băng ổ”, “hang ổ”… Tôi tin không ai ở khu vực bị khoanh vùng muốn khu vực mình bị gọi là “ổ” hết. Nước ngoài người ta gọi là “zone Covid-19”: vùng/khu vực Covid-19. Thì ngay thông tin chúng ta cũng gọi là “khoanh vùng” chứ có “khoanh ổ” đâu”.

Phạm Duy Thoại - Đại dịch Covid-19 và Y tế Việt Nam

Berlin, Đức

04/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1C7a7ItHArCVC_AH1ywTNtQJpPnIrlaS2/view?usp=sharing

Hiện nay tại những nước láng giềng quanh Việt Nam đại dịch đang lây lan dữ dội. Các virus biến thể từ Anh, Ba Tây, Nam Phi hay Ấn Độ là những biến thể lây mạnh, gây khó khăn hơn cho việc truy vết và cách ly. Con số người nhiễm có thể bùng phát dẫn đến tình trạng mất kiểm soát. Số người bệnh vì thế cũng lên cao, đe doạ làm xụp đổ hệ thống y tế. Thực tế cho thấy qua tiêm phòng rộng khắp ở Hoa Kỳ, Anh, Do Thái cũng như EU đại dịch đã bắt đầu được khống chế. Tại những nơi đó các biện pháp giãn cách xã hội đang dần được gỡ bỏ để từng bước bình thường lại cuộc sống xã hội. Khi đại dịch bị đẩy lùi, virus cũng sẽ còn âm ỉ và rút lại ở các vùng miền khác (endemic). Trên bình diện quốc gia khi tình hình giao thương quốc tế mở rộng trở lại, nếu chưa miễn nhiễm sau đã tiêm phòng hay khỏi bệnh, đời sống xã hội và hoạt động kinh tế vẫn chưa ổn định và còn bị giới hạn. Tại Việt Nam vì thế song song với việc tăng cường các biện pháp phòng chống theo chiến lược cũ, không thể chần chừ mất thời gian, phải tạo mọi điều kiện để có thể gấp rút thực hiện chiến dịch tiêm phòng một cách đại trà.

Cập nhật tình hình Biển Đông ngày 04/6/2021

Trung Hiếu tổng hợp

https://drive.google.com/file/d/14wNgY1tT595IVqSadKGUf8Qo9vHCfjFs/view?usp=sharing

Trung Quốc tập trận, căng thẳng Mỹ - Trung

Với những thông tin mới được hé lộ cùng với sự tập trung của dư luận vào nghi vấn vi rút bị rò rỉ, khó điều gì có thể cản trở các nỗ lực làm sáng tỏ nguồn gốc vi rút.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc quan hệ Mỹ - Trung sẽ tiếp tục lao dốc trong thời gian tới bởi Trung Quốc chắc chắn sẽ phản ứng với mọi lời kêu gọi minh bạch.

I. Chuyển động quân sự

1. Trung Quốc tập trận ở vịnh Bắc Bộ

Cuộc tập trận trên phạm vi rộng ở vịnh Bắc Bộ sẽ diễn ra từ ngày 4 đến 7.6, theo thông báo của Cục Hải sự tỉnh Quảng Tây.

ALERT 3.6: Trung Quốc tập trận phạm vi rộng ở vịnh Bắc Bộ

2. Vụ 16 máy bay vận tải Trung Quốc ở Biển Đông

Liên tiếp trong hai ngày, tờ South China Morning Post dẫn nguồn tin ẩn danh và các chuyên gia quốc phòng nêu ra nghi ngờ về vụ 16 máy bay vận tải quân sự Trung Quốc bay xuống phía nam quần đảo Trường Sa ngày 31.5.

Trần Phước Đạt  - Ai Là Tác Giả Truyền Thuyết Con Rồng Cháu Tiên?

10/5/2021

https://drive.google.com/file/d/17GbeEN2r-UjIsBogcIWLzz9CUTvt0gyK/view?usp=sharing

Tìm hiểu nguồn gốc và thực hư như thế nào về truyền thuyết con Rồng cháu Tiên là chuyện thật khó làm. Để giải thích cho có lý lẽ về truyền thuyết con Rồng cháu Tiên, may ra chúng ta chỉ có thể nghiên cứu tra khảo những bộ sách sử cổ như Việt Sử Lược (1), Lĩnh Nam Chích Quái (2), và Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (3), tra khảo những nguồn sử liệu viết về Lạc Long Quân và Âu Cơ, vua Hùng Vương của các sử gia nước ngoài (Tàu, Pháp, Nhật, và Mỹ) (4). Sau đó phân tích, đối chiếu về ngày tháng của những sứ kiện lịch sử để giải thích về truyền thuyết con Rồng cháu Tiên.

Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên xuất hiện từ khi nào trong lịch sử, ai là tác giả và với mục đích gì? Vì lý do gì lại có chuyện “chia tay”, 50 người con theo cha xuống biển và 50 người con theo mẹ lên núi? 

Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 04 tháng 6 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://drive.google.com/file/d/1v7gpZoEAAzgXOJH_iK1dJ16pKBau7QId/view?usp=sharing

White House bênh vực Bác sĩ Fauci vụ email rò rỉ phòng thí nghiệm

Posted by hoangtran204 trên 04/06/2021

Cho đến 3-6-2021, Covid-19 được biết là đã lây nhiễm cho khoảng 172 triệu người, và khiến hơn 3,5 triệu người thiệt mạng.

https://drive.google.com/file/d/17EcwxY_cghzOSjqJOo8jmEwXJ7zfa6PN/view?usp=sharing

White House bênh vực cố vấn virus corona hàng đầu của tổng thống, Bác sĩ Anthony Fauci, trong bối cảnh email công việc của ông đang bị xem xét kỹ lưỡng.

Giám đốc truyền thông Toà Bạch Ốc Jen Psaki nói Bác sĩ Fauci là một “tài sản không thể phủ nhận” trong chiến dịch đối phó với đại dịch Covid-19 của Hoa Kỳ. 

Bác sĩ Fauci, trong khi đó, nói với CNN rằng một cuộc trao đổi email của ông về lý thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm virus, đã bị hiểu sai.

Tại sao lý do vụ Mỹ ném bom đại sứ quán TQ năm 1999 lại được xới lên lúc này?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Analysis: Mystery of 1999 US stealth jet shootdown returns with twist”, Nikkei Asia, 03/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

04/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1OcbxGTIsWupsEgH7F-9MDfVRzwp9GJeD/view?usp=sharing

Các bài báo kết luận rằng các máy bay ném bom B-2 đã được cử đi để chặn bí mật quân sự không rơi vào tay Trung Quốc.

Một trong những quả bom đã thực sự xuyên được đến tầng hầm nhưng không phát nổ, giúp đống đổ nát vẫn còn nguyên vẹn, theo lời kể của những bài báo này.

Sau đó, Trung Quốc đã dành 10 năm để nâng cấp công nghệ tàng hình và tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về tên lửa dẫn đường bằng laser. Một bài viết của AP năm 2011 nói rằng công nghệ cho máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc có thể bắt nguồn từ chiếc máy bay F-117 bị bắn hạ.

Trong hai thập niên kể từ sau vụ ném bom đại sứ quán, Trung Quốc đã thu hẹp khoảng cách về sức mạnh quốc gia với Mỹ. Như cuộc gặp gần đây giữa các nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc và Hoa Kỳ cho thấy, Trung Quốc không cần phải sợ bất kỳ nước nào miễn là Trung Quốc có sức mạnh thực sự, các bài báo viết.

Nguyễn Kim - Trung Cộng Là Mối Nguy Hàng Đầu Của Hoa Kỳ

03/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1ezBOAxBiid0NUFgvMB6dG4oZcUOBFzji/view?usp=sharing

Cựu TT Trump, cựu Ngoại Trưởng Mike Pompeo và Thượng Nghị Sĩ Tom Cotton luôn luôn khẳng định rằng đại dịch cúm phát xuất từ Wuhan.  Một nghiên cứu mới của Giáo sư Angus Dalgleish người Anh và khoa học gia Tiến Sĩ Birger Sorensen người Na Uy cho thấy “Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra Covid 19 trong một phòng thí nghiệm và sau đó đã thiết kế ngược lại cho nó có tiến hóa tự nhiên như từ loài dơi.” (theo Daily Mail.)  Tình báo Anh cho biết sẽ hợp tác với Hoa Kỳ trong việc điều tra nguồn gốc của đại dịch cúm Wuhan.  Không còn nghi ngờ gì nữa, quả thực đại dịch là do Trung Cộng gây ra.

Trong nhiều năm nay, lực lượng quân sự của Trung Cộng đã gia tăng đáng kể. Quân đội Trung Cộng có lực lượng hải quân hùng mạnh với hơn 350 tầu chiến, có vũ khí hạt nhân, có phi cơ chiến đấu, hàng không mẫu hạm, tầu ngầm,… Tuy nhiên ông Antoine Bondaz, một chuyên gia tại Pháp vẫn cho rằng “Trung Cộng chưa có thể đương đầu với Hoa Kỳ trên mặt trận quân sự vì có sự cách biệt quá rõ ràng.” (theo RFI)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét