Thứ Ba, 22 tháng 6, 2021

Bản tin ngày Thứ ba 22 tháng 6 năm 2021

 


Đỗ Ngà – Sự phá hoại của những trò hề do Đảng Cộng Sản vẽ ra nó kinh khủng như thế nào?

Vòng kim cô thể chế chính trị tai hại thế nào?

https://drive.google.com/file/d/1vJIwB1PoLKxCf3w8jYEBbMAffhShPMqV/view?usp=sharing

ĐCS đã bỏ ra 4.000 tỷ đồng, tương đương 0,173 tỷ đô la tổ chức trò hề bầu cử để rồi nửa tháng 6, nền kinh tế Việt Nam phải trả bằng cái giá “thâm hụt thương mại đến 1,35 tỷ đô la”. Tính ra, ĐCS bỏ ra một đồng cho bầu cử thì trong 15 ngày thôi nó đã phá nền kinh tế 8 đồng. Một trò hề vô dụng nhưng sức phá hoại của nó rất lớn. Đấy chỉ là mới 15 ngày đầu tháng 6, hiện nay tình hình dịch bệnh vô cùng nghiêm trọng và Sài Gòn cùng với một số địa phương khác đang phải thêm thời gian giãn cách, dự đoán đến hết tháng 6 thì thâm hụt thương mại cả nước còn lớn hơn 1,35 tỷ đô la rất nhiều.

Những trò hề của ĐCS là nguyên nhân gây nên dịch bệnh bùng phát, dịch bệnh bùng phát kéo theo nền kinh tế Việt Nam phải trả giá. Đấy là những con số mà nền kinh tế Việt Nam phải trả giá thông qua con số xuất nhập khẩu. Mà xuất nhập khẩu chỉ là một phần của nền kinh tế, còn lại kinh tế gia đình và kinh tế doanh nghiệp Việt Nam cũng phải trả cái giá rất lớn, có điều không thể có con số thống kê mà thôi. Mỗi gia đình Việt Nam, mỗi doanh nghiệp Việt Nam cảm nhận rõ hơn ai hết. Trò hề vô dụng nhưng thiệt hại thì to lớn. Biết thế nhưng không ai cản được những việc làm vô minh của ĐCS. Thế mới đau./.

Nguyễn Long Chiến - Việt Nam: khi chính quyền bị nhiễm “virus thành tích”

21/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1ZWfbvAfpuqZKws50VRkAvGZ3onZhPOBQ/view?usp=sharing

Trong lúc thành phố Sài Gòn chủ trương giãn cách thì cũng thành phố làm lễ ra quân chích ngừa vaccine rầm rộ. Tập họp đông người không là “mồi” cho virus chắc? Chích ngừa là lo cho sức khỏe nhân dân. Cần phải biểu dương lực lượng để nhân dân thấy nhà chức trách yêu thương nhân dân? Rồi một cháu bé 5 tuổi mang một số tiền 100 triệu đồng “tiết kiệm” hai năm ra để ủng hộ quỹ mua vaccine. Nhìn cặp mắt cháu trong ảnh, tôi thấy dường như cháu có vẻ bất an: số tiền lớn như thế, ngay cả một vị bộ trưởng cũng không có để ủng hộ quỹ, huống hồ chi cháu; bất an là phải rồi. Cháu được truyền thông quảng bá như một “Phù Đổng Thiên Vương” thời đại dịch. Trẻ con tuổi cháu có em còn phải đi bán vé số không đủ ăn để sống. Tiền tiết kiệm “to” như thế chỉ có thể nhờ… “Thánh Gióng” độ trì.

Nguyên Sa  - Báo chí trí tuệ: Tương lai của báo chí?

Không thể có một nền báo chí mới nếu chúng ta giữ tư duy cũ.

22/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1tqS-Cxv1HUI_DX1HFeFcwqUFC7rjK737/view?usp=sharing

Tác giả Stephens cho rằng việc diễn giải (interpret) tin tức trong bối cảnh của nó mới là thứ tạo nên sự khác biệt cho báo chí, và để làm được vậy, những người làm báo phải từ bỏ cách định nghĩa báo chí phổ biến lâu nay.

Ông nhận định hóm hỉnh, để bước vào tương lai của việc diễn giải, những người làm việc trong ngành báo chí phải tạm biệt “hình ảnh chiếc kim tự tháp ngược với đỉnh là một bầy ngỗng trời hình thành từ 5 chữ W tượng trưng cho các tiêu chuẩn báo chí truyền thống đang vỗ cánh hướng về phương Nam.”

Vậy nếu không phải 5W thì là gì? Mitchell Stephens đề xuất một bộ tiêu chuẩn mới cho báo chí trí tuệ: 5I, bao gồm: Informed – Am hiểu, Intelligent – Thông thái, Interesting – Thú vị, Insightful – Sâu sắc, và Interpretive – Có tính diễn giải.

Ông gọi những trang báo với tiêu chuẩn 5I này là nơi không chỉ chứa tin tức, mà là chứa đầy “những khối trí tuệ lấp lánh”.

Nguyễn Quang Dy  - Dân trí, xã hội dân sự, và văn hóa ứng xử trên mạng

21/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1BfkkfM_9mnSq61FPphOaNDKVm_XFhDc0/view?usp=sharing

Cách đây hơn một thế kỷ, cụ Phan Châu Trinh đã nhận ra điều đó và kêu gọi “khai dân trí”. Nhưng đáng tiếc là trong khi người Nhật đã khai dân trí để canh tân Nhật Bản thành cường quốc, thì Việt Nam vẫn còn dậm chân tại chỗ ở ngã ba đường “không chịu phát triển”. Thời trước, các trí thức Việt thường kiêu ngạo vì “hủ nho” chỉ “ngâm thơ uống rượu”. Ngày nay, họ thường tự hào vì “truyền thống”, chỉ ham cãi nhau và “chém gió”. 

Trong khi đổi mới “vòng một” (chủ yếu về thể chế kinh tế) đã hết đà và nghẽn mạch, thì đổi mới “vòng hai” (chủ yếu về thể chế chính trị) chưa diễn ra, chậm chân hơn các nước khác, làm cho quá trình dân chủ hóa (democratization) và xã hội dân sự (civil society) bị kìm hãm. Trong khi “sức mạnh cứng” (hard power) của đất nước còn yếu trước sự trỗi dậy và đe dọa của Trung Quốc, thì “sức mạnh mềm” (soft power) của dân tộc bị suy yếu.

Vô số bất cập trong vấn đề vắc-xin ngừa COVID-19 tại Việt Nam

RFA

21/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1DKEvwPVzeTZ5wntjPo8_KMKlRgqZbcf5/view?usp=sharing

Việt Nam chậm trong chiến lược vắc-xin không phải vì thiếu nguồn lực tài chính mà là do những hạn chế về tầm nhìn và khả năng quản trị Nhà nước trong bối cảnh khủng hoảng - đại dịch. Quan điểm chi ngân sách theo kiểu “tiết kiệm từng đồng” trong khi lại “tận thu từ doanh nghiệp và người dân” cũng là những vấn đề được thảo luận tại cuộc tọa đàm “Mở rộng nguồn tiếp cận vắc-xin và trách nhiệm của Nhà nước” do Đại học Fulbright Việt Nam tổ chức vào cuối tuần qua.

Chiến lược vắcxin – chậm ở tất cả các khâu

Tin tức thế giới ngày Thứ ba 22 tháng 6 năm 2021

Võ Thái hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/17zNVrx0ZhxD3Pn8LBrcvxLt290JqG-hU/view?usp=sharing

Trung Quốc đã điều chỉnh mô hình phát triển Châu Á như thế nào?

Nguồn: Gideon Rachman, “How China broke the Asian model”, Financial Times, 21/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

https://drive.google.com/file/d/15401TIQgCuPIN73Ux9aCVE-3zlTl2Mqf/view?usp=sharing

Có một mô hình phát triển Đông Á dựa trên công nghiệp hóa nhanh chóng và hướng vào xuất khẩu, được thực hiện tiên phong bởi Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Những gì Trung Quốc đã làm là theo đuổi mô hình tương tự – nhưng trên quy mô lớn. Tôi nói thêm rằng một trong những đổi mới thực sự của Trung Quốc là đất nước này đã không tự do hóa về mặt chính trị dù đã trở nên giàu có hơn. Điều này khiến Trung Quốc trở nên khác biệt so với Hàn Quốc và Đài Loan.

Sau khi chúng tôi nói chuyện xong, tôi hỏi phóng viên liệu cô ấy có thể sử dụng được câu trả lời nào của tôi hay không. “Không, tôi không nghĩ vậy,” cô ấy trả lời. “Nhưng thật tuyệt khi ông có thể nói ra những gì ông nghĩ.”

Lào trao quyền kiểm soát lưới điện quốc gia cho TQ trong 25 năm ra sao?

22/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1qMlffGJYqy71nZBOvhG5M_EIgUI3XZNl/view?usp=sharing

Hiện TQ vẫn phải nhập khẩu dầu từ bên ngoài châu Á rất nhiều, và nguồn dầu từ châu Á mới chỉ chiếm 3,7% lượng dầu TQ nhập về.

Năm 2016, Úc ngăn không cho các công ty điện của TQ và Hong Kong mua cổ phần kiểm soát mạng lưới điện quốc gia Ausgrid, khiến Bắc Kinh bực bội.

Một bài trên BBC News cùng thời gian của phóng viên kinh doanh Karishma Vaswani về câu chuyện tại Úc nhắc rằng các quốc gia cần tiền đầu tư từ Trung Quốc cũng phải cân nhắc giữa an ninh quốc gia và quyền lợi kinh tế, thương mại.

Nhưng có vẻ như Lào nay không có nhiều lựa chọn, nên việc trao mạng điện cho công ty nước ngoài là hệ quả tất yếu của một quá trình đã bắt đầu nhiều năm trước.

B3W, ngõ thoát hiểm cho các nước nghèo khỏi bẫy nợ Trung Quốc ?

Thanh Hà RFI

22/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1NWpIcjGIH6C1NIFIOUlAZQ9l8gv54M3n/view?usp=sharing

Antoine Bondaz :« Đây là một sáng kiến được Mỹ yểm trợ và đã được thông báo trong khuôn khổ thượng đỉnh G7, tức là có sự đồng thuận đa phương. Mục tiêu đề ra là tạo điều kiện cho các nền kinh tế đang trỗi dậy và các nước kém phát triển có phương tiện xây dựng cở hạ tầng. Trong đó bao gồm từ các chương trình xây dựng hệ thống đường xá đến bệnh, viện trường học … Hiện tại, nhu cầu của các nước nghèo ước tính lên tới 40 ngàn tỷ đô la. Từ nhiều năm nay Trung Quốc dùng lá bài BRI- Sáng kiến Một vành đai một con đường, hay còn gọi là dự án Con Đường Tơ Lụa mới của thế kỷ 21, để đáp ứng nhu cầu to lớn đó ».

Thuần túy về kinh tế, B3W được đưa trong bối cảnh cả thế giới phải khắc phục hậu quả tai hại dịch Covid-19 gây ra. Nếu như cụm từ « phát triển cơ sở hạ tầng » được coi là cột sống của dự án thì cụ thể hơn sáng kiến vừa được bảy nước công nghiệp phát triển nhất thế giới đề xuất dành ưu tiên giúp các nước nghèo trong ba lĩnh vực :  khí hậu, y tế, phát triển công nghệ kỹ thuật số. Chuyên gia Antoine Bondaz giải thích thêm :

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét