Thứ Hai, 28 tháng 6, 2021

Bản tin ngày Thứ hai 28 tháng 6 năm 2021

 

Tranh cãi về ‘vaccine made in Vietnam'

27/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1Eg1cb3jX9CRez2ta2vd2wZYktyKYKNVM/view?usp=sharing

Tranh cãi đã nổ ra liên quan đến tính minh bạch trong việc phát triển và sản xuất vaccine Nano Covax của Việt Nam.

Đến thăm Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu tháo gỡ ngay mọi khó khăn, vướng mắc và nghiên cứu lập tổ hành động để thúc đẩy sản xuất vaccine phòng chống Covid-19 trong thời gian sớm nhất.

Trong khi đó, giới khoa học tiếp tục bày tỏ nghi ngờ và quan ngại về thông tin mà Nanogen đưa ra liên quan đến vaccine ngừa Covid-19 có tên gọi Nano Covax mà công ty này đang phát triển.

Covid-19: Dịch bùng phát, Việt Nam thực hiện cách ly tại nhà 28 ngày

BBC News

28/6/2021

https://drive.google.com/file/d/19IYdgN8o3BG600SZDzpGlxvsVmrkbdTs/view?usp=sharing

Cách ly tập trung được áp dụng triệt để trong các đợt dịch trước, nhưng cách ly tại nhà được coi là phù hợp hơn với diễn biến mới hiện nay.

Tại cuộc làm việc với tỉnh Đồng Nai chiều 27/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu thí điểm cách ly tại nhà đối với những người được xếp vào diệp F1, tức tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh, báo điện tử Chính phủ cho biết.

Chỉ đạo của người đứng đầu chính phủ Việt Nam cho thấy bước dịch chuyển đáng kể trong cách thức phòng chống dịch.

Tại sao cách ly tại nhà?

Sông Mekong bắt đầu chảy vào hồ Tonle Sap

(Mekong River begins to flow into Tonle Sap Lake)

Rasmei News – Bình Yên Đông lược dịch

Khmer Times - June 17, 2021

https://drive.google.com/file/d/1tXV1ROlbWy7q1CGLqqc1h4SiDvY-YdJQ/view?usp=sharing

Sông Mekong đã bắt đầu chảy vào hồ Tonle Sap hôm Thứ tư sau khi mực nước ở Chaktomuk [hợp lưu của sông Mekong và Tonle Sap] dâng lên 2,76 m.

Ở tỉnh Kratie và Kampong Cham, mực nước đã dâng lên khoảng 1 m một ngày.

Mao Hak, Viên chức Thủy học của Bộ Thủy lợi và Khí tượng (MOWRAM), nói với truyền thông địa phương ngày hôm qua rằng sông Mekong đã bắt đầu chảy ngược vào hồ Tonle Sap vào ngày 16 tháng 6 sau khi mực nước ở Trạm Thủy học Tonle-Bassac-Chaktomuk đo được 2,76 m.

Viên chức nói rằng nước bắt đầu chảy vào hồ Tonle Sap vào lúc nầy, giống như trung bình nhiều năm và điều nầy rất thuận lợi cho cá để đẻ trứng.  Thông thường, sông bắt đầu chảy vào hồ Tonle Sap vào đầu hay cuối tháng 6 nhưng thường vào giữa tháng 6.

Mạc Văn Trang - Sự khủng hoảng tâm lý xã hội theo cách nhìn của S.Freud

28/6/2021

https://drive.google.com/file/d/10SKC5lAMaso-cUGAbzFI9AUrN39gpgrW/view?usp=sharing

Lý tưởng nhất, là tất cả các thiết chế xã hội phải trở về đúng với bản chất, chức năng của nó và mỗi một con người có được Cái TÔI khỏe mạnh, ý thức rõ tự do và trách nhiệm. Đó là:

- Đảng cầm quyền hoạt động công khai, minh bạch, được kiểm soát theo pháp luật, bình đẳng với các tổ chức xã hội khác, cấm độc tài, toàn trị, siêu quyền lực, để không áp đặt Cái SIÊU TÔI tập thể lên toàn xã hội (ai vượt ra cái “vòng kim cô” thì bị quy là “tự diễn biến”, “suy thoái”, “bất hảo’, “phản động”...). Bắt cả trẻ em ngay từ thơ bé không được là chính mình, mà phải phấn đấu theo một mẫu hình “siêu nhân” là tội ác!

- Các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp phải độc lập để Pháp luật được thượng tôn, Công lý được hiện hữu, để khi gặp vấn đề bất công, xung đột, người dân sẽ đi khiếu kiện và tin vào Công lý... chứ không đem gậy gộc, dao kiếm, súng đạn ra giải quyết với nhau;

- Chính quyền làm đúng chức năng của nó, sinh ra là để phục vụ Dân chứ không phải để cai trị Dân, hành Dân, “ăn của Dân không chừa thứ gì”;

Làm thế nào để đối phó với đội tàu cá của Trung Quốc?

Bài phân tích của Đào Thanh Hải/RFA

27/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1L2g1RoIJKO6nNhRxqj8Rl12zrLAyAhZG/view?usp=sharing

Trung Quốc dẫn đầu vi phạm

Theo chỉ số do Poseidon Aquatic Resource Management (công ty tư vấn nghề cá và nuôi trồng thủy sản) công bố vào năm ngoái, Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU) (1). Tuy nhiên, nước này đang cho thấy những dấu hiệu cải thiện nhỏ. Trước sức ép quốc tế từ các nhóm bảo tồn đại dương và chính phủ nước ngoài, những năm gần đây, Bắc Kinh bắt đầu thắt chặt kiểm soát đội tàu cá của mình dù các nhà bảo tồn và chuyên gia ngư nghiệp vẫn tỏ ra nghi ngờ.

Tin tức thế giới ngày Thứ hai 28 tháng 6 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://drive.google.com/file/d/1XghPFJ_YUJ-lbPRpMfPfS640eqiL4WrD/view?usp=sharing

Trường thọ nhờ tàn bạo và kinh tế, Đảng Cộng Sản Trung Quốc trăm năm cô đơn

Thụy Mi/RFI

27/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1yboM5gxy2qI1dvSHkBwguG_YyEsvdlNC/view?usp=sharing

Tuần báo Anh dành đến 8 bài viết nhân kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đề cập đến nhiều khía cạnh từ lịch sử, thanh trừng nội bộ đảng cho đến việc giám sát người dân, xâm nhập lãnh vực tư nhân, vươn vòi ra tận nước ngoài…

Ngày 01/07 tới sẽ bước sang thế kỷ thứ hai của mình, ĐCSTQ luôn tự đánh giá là « vĩ đại, quang vinh và đúng đắn ». Một đảng đã lãnh đạo Hoa lục trong 72 năm mà không hề được cử tri bầu lên. Đó chưa phải là kỷ lục thế giới : Lênin và những người kế tục đã chiếm lĩnh quyền lực ở Matxcơva lâu hơn, cũng như đảng Lao Động ở Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên Trung Quốc nghèo khổ với vài chục triệu người chết đói dưới thời Mao Trạch Đông nay đã trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì, và cộng sản Trung Hoa là những kẻ độc tài giàu có nhất thế giới.

Nguyễn thị Cỏ May: Cộng sản dễ thương?

28/6/2021

https://drive.google.com/file/d/1pHYT1UEJOpMgK-eoylNJcqyPNRkszsBL/view?usp=sharing

Nhựt báo «Nhân đạo» của đảng cộng sản pháp, hôm 19/03/21, lên tiếng bênh vực cái xác mác-xít «Đúng vậy, cộng sản, chính nó phải tự thể hiện giá trị những  nội dung của mình, những nội dung tích cực».

Tuần báo Marianne, không hẳn tả khuynh, hôm 21/03/21, nhận xét «Một thứ cộng sản có thể dễ thương được», chúng tôi nghĩ ông Frédéric Lordon tin tưởng là thứ có được, thực hiện được.

Cộng sản dễ thương?

Ông Frédéric Lordon, khi xác nhận phải có một thứ «Cộng sản dễ thương», ông đưa ra những đường hướng tổ chức một «Tổ chức xã hội khác hơn». Ông nêu lên ở mỗi người cái tính tạm bợ trong cuộc sống, cái không có ngày mai chắc chắn, sự lo lắng về cuộc sống, bằng cách sáng lập một chế độ «bảo đảm kinh tế tổng quát», theo lý thuyết «đồng lương suốt đời»!

Điểm sách: Thế chiến tương lai sẽ bùng nổ năm 2034

Tác giả: Francis Fukuyma

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

27-6-2021

https://drive.google.com/file/d/1mdHcofJzYnrPUEtyTWIHwuyhKU3OSS7-/view?usp=sharing

Sau các cuộc hội thảo song phương ở Alaska, G7 và NATO, một sự thất vọng phơi bày: Hai cường quốc trở nên gay gắt  cáo buộc nhau về bản chất của chế độ, nên các vấn đề tồn đọng như cạnh tranh mậu dịch, chuyển giao công nghệ, vi phạm nhân quyền, Đài Loan và Biển Đông, không có những cách giải quyết mới cho phù hợp. Quan trọng nhất là cả hai đều quên lợi ích phát triển của các nước chậm tiến và giá trị phổ quát cho cộng đồng quốc tế.

Các bất lực nội tại của từng chế độ vẫn không được cải thiện mà còn trầm trọng hơn. Trung Quốc và Hoa Kỳ đều không biện minh được tính cách ưu việt của chế độ, trong khi cực lực bài bác các điểm yếu của đối phương. Trung Quốc không thể biện minh cho việc vi phạm luật thương mại quốc tế, tác quyền trí tuệ và chuyển giao công nghệ, là một mô hình lý tưởng trong việc phát triển để cho các nước noi theo. Việc vi phạm nhân quyền trong nước, cạn kiệt môi sinh và lạm dụng địa chính trị để xâm chiến khu vực cũng không phải là đặc thù mà Trung Quốc tiếp tục hãnh diện.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét