Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2021

Bản tin ngày Chủ nhật 08 tháng 8 năm 2021

 


Thái Hạo - Quyền con người và tương lai giáo dục

08/8/2021

https://docs.google.com/document/d/10kDiDPxCaJR-0OSvJs_5bCYKn-Xq4gyv/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cô giáo không vi phạm Hiến pháp và Pháp luật, càng không vi phạm đạo đức nhà giáo. Cô cần được khen ngợi vì đã nói tiếng nói của một công dân có trách nhiệm với đất nước, đã nói tiếng nói hiểu biết và nặng tình cho học trò để chúng biết và yêu thương đồng bào.

Giáo dục và giáo dục đại học Việt Nam nói chung sẽ vĩnh viễn không thể “đối mới” được nếu những hành xử kiểu khủng bố này còn được duy trì. Vì con người, vì quốc gia dân tộc hãy tôn trọng người thầy, cổ xúy họ nói thẳng nói thật, nói chân thành và tha thiết về hiện tình đất nước. Chỉ có như thế thì nền giáo dục và xã hội mới có tương lai.

Cập nhật cuộc tập trận của Trung Quốc ở Biển Đông ngày 8 tháng 8 năm 2021

Trung Hiếu tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1QcH1ZUgwzk64dsUV7ntzdxB5tkF9dyN6/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hình ảnh vệ tinh ngày 7.8 cho thấy hàng chục tàu chiến Trung Quốc gồm đủ loại xuất hiện trong khu vực rộng lớn ở phía bắc Biển Đông.

Số tàu chiến này bao gồm HKMH Sơn Đông, 3 tàu khu trục Type 055, tàu khu trục Type 052D, tàu hộ vệ Type 054A, Type 056 cùng nhiều loại khác.

Đặc biệt, vệ tinh cũng ghi nhận được hình ảnh gợi ý về hoạt động bay của chiến đấu cơ trên tàu Sơn Đông.

Nguyễn Minh Quang – Xây đập có phải là nguyên nhân lớn gây xâm nhập mặn ở đồng Bằng sông Cửu Long hay không?

08/8/2021

https://docs.google.com/document/d/1PngxUCLrpa-p_4pLATL4HSY_yUYOIDwc/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Phần giới thiệu

Một bài báo trên tờ Tuổi Trẻ ngày 23 tháng 7 năm 2021 [1] cho biết “Theo trang tin Mongabay, nghiên cứu mới của Viện nghiên cứu độc lập Deltares (Hà Lan) đánh giá nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng xâm nhập mặn ở vùng châu thổ sông Mekong hiện nay là do con người (xây đập chặn dòng nước), nhưng đến năm 2050 biến đổi khí hậu sẽ đóng vai trò chính.  Nói cách khác, các quốc gia sông Mekong, đặc biệt là Việt Nam nằm ở cuối nguồn, chỉ có từ đây đến năm 2050 để áp dụng các biện pháp giảm thiểu thiệt hại, từ đó về sau mọi thứ sẽ vượt ngoài tầm kiểm soát của con người.”

Bài viết nầy sẽ tìm hiểu về nghiên cứu của Deltares và những yếu tố ảnh hưởng đến sự xâm nhập của mước mặn trong các sông ở đồng bằng, chẳng hạn như sông Cửu Long ở Việt Nam (ĐBSCL).  Sau đó, dữ kiện thủy học do Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) thu thập ở các trạm thủy học dọc theo sông Mekong ở hạ lưu sẽ được phân tích để xem các đập thủy điện ở Trung Hoa, Lào và Việt Nam có ảnh hưởng đến tình trạng thủy học cũng như sự xâm nhập của nước mặn ở ĐBSCL.

Nguyễn Ngọc Duy Hân - Bánh Mì

Đặc San Lâm Viên

07/8/2021

https://docs.google.com/document/d/172CuOaG7IFZkz82mo7eZ-AKua1sbw9we/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nói chung bánh mì rất ngon và thông dụng trong đời sống khắp nơi. Đầu năm 2020 khi dịch Covid bắt đầu, phải cách ly ở trong nhà, nhiều tiệm bị đóng cửa, người dân đã tự làm bánh mì tại nhà, men bột nổi lúc đó thật khan hiếm. Riêng tôi tay chân vụng về mà mùa Covid cũng tự làm được bánh mì tại nhà, nhờ vào Youtube học, cũng là một “thành tích” đáng nhớ trong cuộc đời. Ổ bánh mì tròn hay dài, nhỏ hay lớn là do tay mình nặn ra, suy tư hành xử trong cuộc sống cũng do mình điều khiển mà ra. Vậy hãy tự điều chỉnh cho mọi việc tốt đẹp, hay ít nhất cũng bớt xấu đi.

Nạn dịch đang hoành hành nhiều tại Việt Nam, dù trong đau khổ, người dân vẫn đùm bọc nhau, bánh mì “không đồng” tức là bánh mì miễn phí, kèm với rau tươi, các thức ăn khác đã được phân phối khắp nơi. Hải ngoại cũng nóng ruột, đóng góp nhiều tiền cứu đói, giúp người gặp lúc khó khăn. Cái đẹp, việc tốt lành vẫn luôn có, xin được trân trọng. Vâng, được đủ ăn, được an bình, được thở bình thường dù nhiều lo lắng trong mùa dịch, tôi vẫn rất tri ân và cầu chúc bạn cũng được nhiều niềm vui, sự an lành trong cuộc sống.

Lê Học Lãnh Vân  - Đất Nước và Cá Nhân

06/8//2021

https://docs.google.com/document/d/1IfngL01M6SnEpzOig4NvQBkWbtVl25Uq/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cuối thập niên 1990, trong khi rất nhiều bà con và người quen biết biểu Vương ở lại Pháp thì chú Tư, cùng với các người em của mình, khuyên Vương trở về Việt Nam.

– Bên đó cần cháu, về bển cháu mới vui vì thấy mình có ích. Bên đây thì, rồi cũng như tụi này, sống cũng chán. Sống ở đâu thì dễ lựa, mà làm việc ở đâu mới khó lựa! Quyết định lúc này là quyết định cả đời. Cháu là người ở bển, người Việt chấp nhận cháu, đó mới là xứ để cháu làm việc. Coi vậy chớ Việt Nam hoà bình rồi lần hồi cũng khá hơn. Lâu lâu đi du lịch qua đây ở chơi vài tuần, vài tháng…

Xoay xoay ly vang, nhìn ra nắng, một lúc sau chú hỏi:

– Xứ mình còn nghèo quá, sống bên này cháu nhắm có vui hoài được không?

Câu hỏi đó dành cho Vương hay dành cho chính chú?

Giọng cưng cứng của người đàn ông nói tiếng Pháp nhiều hơn tiếng Việt còn như mới nghe hôm qua mà đã cách xa mười mấy năm rồi…

Tin tức thế giới ngày Chủ nhật 08 tháng 8 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1NNob8hUbD3nJW8NM4yNshJHQqfVnQ3jA/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trung Quốc có hai con đường dẫn đến thống trị thế giới

China Has Two Paths to Global Domination

And a lot is riding on whether Washington can figure out which strategy Beijing has chosen.

By Hal Brands and Jake Sullivan

May 22, 2020

Tháng 8/2021

Người  dịch : Lê Nguyễn

https://docs.google.com/document/d/1khnQX2rdp5ChoIVnzQBR0F3APeV4uTNt/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tóm lược: Các chế độ độc tài chuyên chính, dù là Liên Bang Xô Viết hay Trung Quốc có xuất xứ từ chủ nghĩa Mao, sẽ không bao giờ ngừng việc thách thức các nước có lối sống tự do, dân chủ và tôn trọng các quyền con người đứng đầu là Mỹ. Bài viết này cho thấy Trung Quốc có thể đang tích cực tiến hành một trong hai phương thức hoặc cả hai để thách thức vị thế của Hoa Kỳ trên thế giới tương tự như Liên Xô đã làm sau thế chiến thứ hai trong Chiến tranh Lạnh. Tình hình thế giới trong Chiến tranh Lạnh so với hiện nay khác nhau rất nhiều nhưng nội dung của cuộc đối đầu đó vẫn giữ nguyên  mức độ. Hoa Kỳ có  thể thua cuộc trước thách thức tranh giành bá  chủ thế giới của Trung Quốc, một chế độ cho dù bị ngờ vực và khó tin cậy do tính chất cai trị bằng độc tài chuyên chính, vẫn không làm cho họ rời ý định. Nhưng khả năng thành công của họ cũng khó lường nếu các yếu tố kinh tế và chính trị bên trong Trung Quốc có điều bất ổn. 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét