Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2021

Bản tin ngày Thứ sáu 13 tháng 8 năm 2021

 


Đỗ Duy Ngọc – Sài Gòn ngày phong tỏa thứ ba mươi sáu

NHỮNG ĐỨA TRẺ TRONG MÙA ĐẠI DỊCH

13/8/2021

https://docs.google.com/document/d/1W66RBtJuisBjPViuhlR6Yqo5TXWVrdSq/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Mùa đại dịch, ai cũng có thể là nạn nhân, gia đình nào cũng có thể dính bệnh. Người già là một nỗi lo âu, nhưng bất hạnh nhất vẫn là những đứa trẻ. Nhiều cháu mới đôi ba tuổi, chưa ý thức được những gì đang xảy ra nhưng bị cách chia cha mẹ, ông bà. Chúng ngơ ngác với bộ đồ bảo hộ rộng thùng thình, chúng lạc lõng trong những khu cách ly và buồn bã vì không được gần cha mẹ. Những hình ảnh các cháu được đăng trên báo chí làm người xem xót lòng, rơi nước mắt.

Hôm kia, trên mạng có một đoạn clip ghi lại cảnh một gia đình phải chia ly vì dương tính với virus Vũ Hán. Người quay clip là một nhân viên y tế hoặc tình nguyện viên đón các F0 mặc đồ bảo hộ xanh đến khu cách ly. Trong cảnh chộn rộn đưa người đi cách ly, người ta nhìn thấy một thanh niên đứng nhìn theo trên tay ẵm một đứa bé còn nhỏ xíu mới 3 tháng tuổi. Bố mẹ là F0 phải đi cách ly, bé 3 tháng tuổi đành gửi lại cho hàng xóm vì chẳng có ai là người thân. Anh hàng xóm không biết đã có gia đình hay chưa, có kinh nghiệm chăm sóc trẻ em hay không, vì nhìn anh có vẻ hoang mang lắm và ngơ ngác lắm. Có lẽ anh không ngờ phải chấp nhận tình cảnh này. Anh chỉ nhận vì tình làng nghĩa xóm. Anh cũng có thể nhiễm bệnh vì tiếp xúc như thế này. Nhân viên y tế bảo với anh: "Ôm nó chạy về đi, chứ để nó ở đây chi tội nó", và động viên cha mẹ em bé: "Mới bây lớn như này, để nó ở nhà đi, chứ ẵm vô cách ly còn không chịu nổi nữa"

Trần Nhật Kim  - VIỆT NAM: Nền Độc Lập Bị Bỏ Lỡ

07/8/2021

https://docs.google.com/document/d/1p31efFlT4p6kAcOtmQvKcsB1HFUCvNfd/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tôi chọn hãng máy bay Singapore Airlines để về thăm gia đình. Vào thời gian này, chưa có đường bay thẳng từ Washington DC tới Sài Gòn, nên phải theo lộ trình: Washington DC tới New York bằng máy bay hãng Delta Airlines, sau đó chuyển sang Singapore Airlines, ghé Frankfurt (Đức) khoảng hơn 1 giờ đồng hồ trước khi tiếp tục bay tới Singapore. Tại Singapore, tôi chuyển máy bay để về Sài Gòn.

Chiếc máy bay Singapore Airlines 747 rời phi trường Frankfurt tiếp tục bay đoạn đường dài 12 giờ 30 phút tới phi trường Changi, thủ phủ của đảo quốc Singapore. Tôi đã xử dụng nhiều hãng máy bay trên các đoạn đường dài, nhưng phải công nhận Singapore Airlines là hãng máy bay đã làm hài lòng du khách, nhất là các tiếp viên trẻ trong bộ đồng phục trang nhã, vui vẻ, năng động và rất hiếu khách.

Ts. Nguyễn Văn Trần  - Nền Dân Chủ nào cho Việt Nam ngày mai ?  

Dân Chủ : từ đặc tính văn hóa đến thể chế chính trị   

13/8/2021

https://docs.google.com/document/d/1eot1mzKwk19KEWfS20d9A9ZyGDt0b-my/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

KHÁI NIỆM VỀ VĂN HÓA

Thường văn hóa được định nghĩa là căn bản về mọi kiến trúc của con người. Nên có thể nói không một nền chính trị nào được xây dựng mà không dựa trên nền tảng văn hóa, bởi xã hội loài người đều trưởng thành trong môi trường văn hóa. Tất cả đều xuất xứ từ văn hóa. Đời sống là văn hóa và văn hóa là sự sống. Chánh trị cũng như văn minh là cái thị hiện của văn hóa. Văn hóa tạo nên nếp sống và nếp tư duy. Văn hóa làm cho ta có một trạng thái tinh thần, một thái độ đối với sự việc. Do đó ta có quan niệm chánh trị. Như vậy, người ta có thể hỏi nếu cùng một văn hóa thì đều có một quan niệm và một đường lối chánh trị giống nhau hay sao ? – Không . Văn hóa giúp ta nảy nở và phát huy và trong sự phát huy có nhiều sắc thái. Chính đây là giá trị đích thực của văn hóa, bởi nó vô cùng đẹp, vô cùng linh biến. Trong sự phát huy đó, ta có ý nghĩ chánh trị, tức là ta có tư tưởng về tổ chức xã hội, tức chánh quyền và quyền hành . Và tư tưởng của con người thì không bao giờ đồng nhứt . Điều tốt là tư tưởng không đống nhứt, bởi đống nhứt thì đưa đến quán tính. Mà quán tính thì ngưng trệ, là khô héo, là chết.1

Võ Văn Quản  - Có thể bắt buộc người dân tiêm vaccine không?

Luật pháp có thể bắt buộc, nhưng đạo đức thì bảo không.

13/8/2021

https://docs.google.com/document/d/1NsdZmavGx9ZBKS3DrOOSkhyMcFAlAvpB/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tại Việt Nam, những tranh cãi về khả năng ép buộc người dân tiêm vaccine bắt đầu khi năm triệu liều vaccine xuất xứ từ Trung Quốc được nhập về nước.

Theo sau đó là hàng loạt các chiến dịch tuyên truyền, bao gồm cả những bài viết sai lệch lộ liễu và cũng bị bóc trần ngay sau đó, như câu chuyện VnExpress dùng hình ảnh tiêm vaccine Pfizer tại Hoa Kỳ để nói về sự tín nhiệm vaccine Trung Quốc ở các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. [1]

Các thảo luận này tạm thời chấm dứt với giải thích chính thức từ chính quyền thành phố Hồ Chí Minh rằng “chính sách của nhà nước Việt Nam đối với vaccine COVID-19 là tiêm miễn phí và tự nguyện cho người dân”. [2] Cần lưu ý, lời giải thích này xác nhận rằng người dân có thể từ chối tiêm loại vaccine mình không muốn, nhưng không nhắc đến khả năng họ được lựa chọn vaccine.

Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 13 tháng 8 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1dBV7h2nNYJeN_BC-dQsSiI28FJX1ydw1/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tại sao Bộ Tứ (Quad) làm Trung Quốc hoảng sợ

Why the Quad Alarms China

Its Success Poses a Major Threat to Beijing’s Ambitions

By Kevin Rudd

Thành công của Bộ Tứ đặt ra một mối đe dọa lớn đối với tham vọng của Bắc Kinh

Nguồn: The Foreign Affairs ngày 6 Tháng Tám 2021

Hiếu Chân dịch12/8/2021

https://docs.google.com/document/d/1oI4OVhuP-sCnc2E5qfFiCQY4Nb2iUk-Y/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Khi cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe mời các quan chức Bộ Tứ (the Quad), gồm Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và Mỹ gặp mặt tại thủ đô Manila của Philippines Tháng Mười Một 2017, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không thấy có lý do gì để lo lắng. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) chế giễu lần tập hợp của Bộ Tứ chỉ là “một ý tưởng gây chú ý của truyền thông”. “Chúng giống như bọt biển ở Thái Bình Dương hoặc Ấn Độ Dương: Gây được một số sự chú ý nhưng sẽ sớm tan biến”, Vương nói.

Bắc Kinh có một số lý do để coi thường như vậy. Các nhà chiến lược Trung Quốc đánh giá các thành viên của Quad có quyền lợi quá khác biệt nhau nên khó tạo ra sự thống nhất thực sự. Dù thế nào thì nhóm Bộ Tứ đã được thử nghiệm hơn một thập niên trước mà có rất ít kết quả thực.

Nhìn lại cuộc chiến 20 năm của Mỹ ở Afghanistan

13/8/2021

https://docs.google.com/document/d/142GoujsQx1H1ncoozvjq9OAeb9qRPLLE/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Giao tranh diễn ra liên miên suốt 40 năm, và hầu như không mấy ai tại Afghanistan có thể nhớ tới giai đoạn yên bình nào

Sau 20 năm chiến tranh, các lực lượng nước ngoài đang rút khỏi Afghanistan sau khi Hoa Kỳ đạt thỏa thuận với các tay súng Taliban, lực lượng mà Mỹ đã hất cẳng hồi năm 2001.

Cuộc xung đột đã giết chết hàng chục ngàn người và khiến hàng triệu người phải ly tán.

Taliban nay cam kết sẽ không để Afghanistan trở thành căn cứ cho những kẻ khủng bố đe dọa phương Tây.

Chính sách Châu Á của Biden

Mối đe dọa nhỏ đối với ASEAN: Sự thờ ơ của Hoa Kỳ đối với Indonesia và Thái Lan

Các động thái ngoại giao được chờ đợi từ lâu của Washington gây nguy hiểm cho sự đoàn kết của khối

TORU TAKAHASHI, Tổng Biên tập Nikkei, khu vực châu Á 11 tháng 8 năm 2021

Thái Hà lược dịch

https://docs.google.com/document/d/1rUFpvjyj3hve5XUi8dF_iCGA9FStAPCs/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc khiến các thành viên ASEAN khó tìm được điểm chung, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là khối không thể buộc cả hai bên phải thỏa hiệp và hợp tác. Điểm vấp chính dường như là sự nhất trí giữa các thành viên cần thiết để thúc đẩy lợi ích của ASEAN.

Sự trở lại rất được chờ đợi của Hoa Kỳ đối với châu Á đang đe dọa một cách mỉa mai vị thế quan trọng của ASEAN. Liệu nó có thể duy trì vai trò hàng đầu của mình trong các vấn đề khu vực, giống như khi nó đã thông qua RCEP? Nếu vai trò lãnh đạo của ASEAN tiếp tục suy yếu, khối - gần đây đã không đoàn kết trong phản ứng sau vụ tiếp quản quân sự ở Myanmar - có thể bị xói mòn thêm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét