Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam và Người Bảo Vệ Nhân Quyền Khuyến Nghị Phó Tổng Thống Kamala Harris
Nêu Vấn Đề Nhân Quyền Trong Chuyến Công Du Việt Nam
05/8/2021
Trước chuyến công du Việt Nam của Phó Tổng thống Kamala Harris vào tháng 8 năm 2021, Mạng lưới Nhân quyền và Người Bảo vệ Nhân quyền đã công bố thư ngỏ chung đề nghị Phó Tổng Thống nêu các vấn đề vi phạm nhân quyền trong các cuộc thảo luận sắp tới của bà với các quan chức chính phủ Việt Nam.
Bức thư ngỏ cũng kêu gọi Phó Tổng thống Harris thuyết phục chính phủ Việt Nam ngay lập tức chấm dứt việc giam giữ tùy tiện của các nhà hoạt động nhân quyền và trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân bị giam giữ vì lý do chính trị và tôn giáo.
Sau đây là toàn văn bản dịch bức thư ngỏ.
Cập nhật tình hình Biển đông ngày Thứ sáu 06 tháng 8 năm 2021
Cuộc tập trận của Trung Quốc ở Biển Đông
Trung Hiếu tổng hợp
I. Biển Đông, chuyển động quân sự
1. Trung Quốc tập trận
Ngày hôm nay 6.8, Trung Quốc bắt đầu cuộc tập trận trên khu vực rộng lớn ở Biển Đông, bao gồm một phần quần đảo Hoàng Sa.
Trong ngày 5.8, Cục Hải sự tỉnh Quảng Đông tiếp tục thông báo 3 cuộc tập trận trong phạm vi nhỏ ở vùng biển phía nam tỉnh này.
Giới quan sát hiện chờ đợi liệu Trung Quốc có tiến hành bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Đông như trong cuộc tập trận vào tháng 8 năm ngoái hay không.
Trong một diễn biến đáng chú ý, vào rạng sáng nay, một chiếc máy bay RC-135S Cobra Ball cất cánh từ căn cứ Kadena ở Okinawa bay vào khu vực Biển Đông, vòng xuống phía nam quần đảo Hoàng Sa trước khi vòng trở ngược ra.
Năng Tịnh - Dân kêu cứu khắp nơi, chính quyền thì đang làm gì?
Không có khả năng giúp dân thì phải để dân tự giúp nhau.
06/8/2021
Chính sách chống dịch cực đoan của chính quyền rõ ràng đang gây hại nhiều hơn lợi.
Bản đồ kêu cứu trên SOS map, cho dù con số tăng lên từng ngày, vẫn chỉ là một lát cắt nhỏ trong bức tranh ai oán của người dân. Còn biết bao nhiêu trường hợp tuyệt vọng chưa được ghi nhận. Còn hàng vạn người lao động thành phố đã phải lũ lượt bỏ về quê trên những chuyến đi đầy nguy hiểm. Và đó mới chỉ là hình ảnh của TP. Hồ Chí Minh, nơi đang biến thành trại tập trung khổng lồ.
Chính quyền cần thẳng thắn thừa nhận sự bất lực của mình trong việc chăm lo cho những nhu cầu cơ bản nhất của người dân. Họ phải gỡ bỏ chính sách chống dịch cực đoan, ngăn sông cấm chợ, xem dân như giặc, để cho người dân ít nhất có thể tự giúp đỡ lẫn nhau qua cơn khủng hoảng này.
Vì nếu đã không giúp được, thì việc tối thiểu có thể làm là tránh ra.
Thúy Ngoan - Tính chính danh của chính sách chống dịch COVID-19
Cuộc khủng hoảng COVID-19 là hệ quả của một chính sách thiếu tính chính danh.
05/8/2021
Xã hội đương đại Việt Nam có sự pha trộn nhiều loại tín
ngưỡng/tôn giáo khác nhau. Những tín ngưỡng/tôn giáo này thường không phải là
nguồn tri thức khoa học để giúp cộng đồng tư duy/ứng phó với dịch bệnh. [3]
Dường như tư tưởng dân tộc chủ nghĩa (nationalism) chiếm địa vị chi phối trong
phản ứng của Việt Nam và chính quyền mong muốn xây dựng tính chính danh trên
nền tảng này. Chính sách chống dịch hướng tới việc sản xuất vaccine trong nước.
[4] Việc thể hiện niềm tin vào sức mạnh của “cộng đồng tưởng tượng” mang tên
Việt Nam cũng phổ biến trong công chúng. [5] Tuy nhiên, theo chuyên gia dịch
tễ/y tế cộng đồng, chính mong muốn sản xuất vaccine trong nước và sự ngần ngại
tham gia thị trường vaccine toàn cầu đã dẫn tới sự chậm trễ của Việt Nam trong
việc kiểm soát chủng Delta. [6]
Phạm Trần - Viễn ảnh kinh tế Việt Nam sống với covid-19
05/8/2021
Theo tin Chính phủ ngày 23/07/2021 thì:”Nhiều nơi còn xuất hiện tình trạng tập trung đông người, một số dịch vụ không thiết yếu vẫn mở cửa, số lượng người ra đường đi lại đông, nhiều chợ dân sinh mở cửa nhưng thiếu các biện pháp an toàn. Việc kiểm tra, giám sát còn sơ hở. Tại một số điểm xét nghiệm, tiêm vaccine còn xảy ra chen lấn.”
Ông Chính kêu gọi “Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tăng cường lực lượng cho các vùng dịch; bảo đảm an toàn dịch bệnh cho các lực lượng.”
Bên cạnh lời kêu gọi, Chính phủ Việt Nam cũng tăng cường công tác chích ngừa và chữa trị cho những người nhiễm bệnh Covid-19, đặc biệt ở Sà Gòn, nhưng chậm quá. Hành động như vậy chỉ kéo dài thêm sự hồi sinh của các doanh nghiệp sản xuất và đầy đọa thêm hàng triệu công nhân mất việc làm.
Do đó, một quyết sách phải biết “sống chung với dịch Covid-19” nên được cấp thời đề xướng để cứu vãn tình hình, hay cứ ì ra đấy để “xem con Tạo xoay vần đến đâu“ ?
Nữ ‘kình ngư’ gốc Việt, cụt 2 chân, đại diện Mỹ tham dự Thế Vận Hội
August 5, 2021
CARTHAGE, Missouri (NV) – Cô Haven Shepherd, 18 tuổi, sẽ đại diện đội tuyển bơi lội Hoa Kỳ tranh giải tại Paralympic (Thế Vận Hội Cho Người Khuyết Tật) 2020 ở Tokyo, Nhật, sắp diễn ra vào ngày 24 Tháng Tám, theo Team USA.
Nữ “kình ngư” có tên Việt Nam là Đỗ Thị Thúy Phượng, sinh ra trong một gia đình bất hạnh tại tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, năm 2003, theo BBC.
Theo lời kể lại, cô bé là kết quả mối tình vụng trộm của cha mẹ. Do vấp phải phản đối từ gia đình hai bên, cha mẹ ruột của Haven tuyệt vọng và quyết định kết liễu cuộc đời cùng đứa con gái mới tròn 14 tháng tuổi.
Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 06 tháng 8 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Phan Văn Tìm - Gắn kết quan hệ Nhật – Đài trong bối cảnh TQ gia tăng áp lực
06/8/2021
Tokyo cũng có thể tích cực thúc đẩy giao lưu nhân dân với Đài Bắc. Bằng cách khuyến khích sinh viên Nhật Bản sang học tập tại Đài Loan, người dân Nhật Bản sẽ hiểu rõ hơn về văn hóa, truyền thống và địa vị quốc tế của Đài Loan. Với vai trò là các “đại sứ” văn hoá và giáo dục, sinh viên Nhật Bản có thể giúp thúc đẩy tính gắn kết giữa hai láng giềng trên phương diện con người với con người, qua đó tăng cường hiểu biết và tầm nhìn phát triển quan hệ của chính phủ Nhật Bản và Đài Loan.
Tóm lại, thúc đẩy hợp tác an ninh truyền thống và phi truyền thống với Đài Loan giúp Nhật Bản có cách tiếp cận toàn diện hơn đối với Đài Loan ở nhiều lĩnh vực, xa hơn là giúp Nhật Bản phối hợp với Đài Loan (và Mỹ) dựng nên một bức tường dân chủ ở phía Tây Thái Bình Dương, qua đó củng cố các giá trị dân chủ, thượng tôn pháp luật, hợp tác bình đẳng và ứng phó kịp thời trước các hành động phiêu lưu quân sự của Trung Quốc.
Nước Mỹ đang "lùi hay tiến " ở mặt trận Thái Bình Dương
America’s ‘Great Retreat’ is well underway
The US is rapidly lowering its military profile and backing away from commitments to allies in the Middle East and Asia
06/8/2021
Song ngữ Việt Anh
Bình luận trên “Asia Times” ngày 29/7, TS. Stephen Bryen cho rằng Mỹ đang tiến hành cuộc “Đại Thoái lui” ở Châu Á và Trung Đông. Xu hướng này thể hiện qua việc Mỹ điều chuyển HKMH duy nhất ở Thái Bình Dương tới Biển Ả Rập để hỗ trợ rút quân; thiếu tập trung vào năng lực phòng thủ, ngân sách quốc phòng chưa tương xứng với thách thức, đặc biệt khi Trung Quốc phát triển nhanh…Những luận điểm này có phản ảnh một bức tranh đầy đủ?
(i) Lợi ích của Mỹ gắn bó mật thiết với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Các Tổng thống Barack Obama (2011), Donald Trump (2017) nhiều lần khẳng định Mỹ là “một công dân” ở mái nhà chung Thái Bình Dương. Gần nhất tại cuộc họp Thượng đỉnh Quad tháng 3/2021, Tổng thống Joe Biden tuyên bố khu vực này gắn bó chặt chẽ với tương lai của các nước. Khó hình dung kịch bản Mỹ “thoái lui” khỏi khu vực, phương hại chính lợi ích quốc gia của Mỹ;
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét