Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2021

Bản tin ngày Chủ nhật 15 tháng 8 năm 2021

 


Liệu quan hệ Việt-Mỹ sẽ được nâng cấp sang đối tác chiến lược trong chuyến công du của PTT Harris?

Giang Nguyễn/ RFA

12/8/2021

https://docs.google.com/document/d/1HkLtOxIFpVTgE14nVVkP29FpW0-ONTc2/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris và Tổng thống Joe Biden ở Washington DC hôm 10/8/2021 .AP

Derek Grossman: Vâng, sự thật mích lòng: Tại Việt Nam tình hình nhân quyền đang trở nên tồi tệ hơn chứ không hề cải thiện. Có những người cho rằng Việt Nam chỉ là một chế độ độc tài vừa phải, hay đại loại như thế. Điều này hoàn toàn không đúng, ít nhất là đối với người dân Việt Nam. Tôi nghĩ chính quyền Biden sẽ đặt vấn đề nhân quyền nhưng câu hỏi là nó sẽ được gói ghém trong thông điệp ‘giá trị chung’ của chính quyền Biden như thế nào. Việc này không đơn giản khi Hoa Kỳ muốn tạo ra sự đồng thuận dựa trên lợi ích quốc gia.

Việt Nam và Hoa Kỳ đồng ý rằng Trung Quốc là một mối quan tâm, đó là lợi ích quốc gia chung. Thế nhưng Hoa Kỳ và Việt Nam có chia sẻ những giá trị chung không? Xin thưa là không. Vì vậy Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ phải khắc phục được điểm này và tôi nghĩ cách để làm được điều đó là thông qua các mối quan hệ giữa con người với con người và qua việc giải quyết các vấn đề di sản chiến tranh, như Bộ trưởng Austin đã làm trong chuyến công du vào tháng trước. Những loại hợp tác này theo tôi sẽ giúp quan hệ song phương về lâu dài.

Thư gửi Phó Tổng Thống Kamala Harris về các nhà báo của Hội NBĐLVN đang bị giam cầm

15/8/2021

https://docs.google.com/document/d/1HiPTQYHgs1FDE0IXXBCWtbCUrOxJdXTR/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngày 10 tháng 8 năm 2021

Kính gửi bà Phó Tổng Thống,

Chúng tôi là Lê Hoài Tâm, Nguyễn Thị Trình, Nguyễn Gia Quốc và Ngô Thái Văn – những công dân Mỹ gốc Việt sống tại các tiểu bang California, Maryland và Minnesota.

Chúng tôi viết thư này để chào mừng và ủng hộ chuyến thăm của bà tới quê hương Việt Nam của chúng tôi.

Lý do chúng tôi chào mừng và ủng hộ là chính quyền của bà và ngài Biden đã làm mọi cách để nước Mỹ luôn giữ vai trò lãnh đạo và làm gương cho các nước khác. Vì vậy mặc dù tình hình nhân quyền và chính trị ở Việt Nam còn rất nhiều điều cần phải cải thiện nhưng Hoa Kỳ vẫn tạo những cơ hội mới cho Việt Nam nhận thức và thay đổi trong tương lai.

Đông Nam Á quay lưng với vắc-xin Trung Quốc?

Bài dịch của Nguyễn Mạnh Cường theo Washington Post

13/8/2021

https://docs.google.com/document/d/1GvknJXd6KfLJY7dp26q-fmMIv_1kHKpP/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Việt Nam tranh cãi về vắc-xin Trung Quốc

Trong lúc tình hình Đại dịch COVID-19 với biến chủng Delta đang lan rộng, tỉ lệ tử vong ngày càng tăng, vắc-xin được coi là giải pháp bền vững hơn so với các biện pháp “dập dịch” trước đây. Tuy nhiên, bên cạnh bài toán thiếu nguồn cung, việc tiêm vắc-xin tại Việt Nam đang gây ra nhiều tranh cãi, đặc biệt với việc sử dụng vắc-xin từ Trung Quốc.

Ngày 13/8, báo chí Việt Nam cho biết Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai một triệu liều vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc đến các điểm tiêm cho người dân trong thành phố. Tuy nhiên, một video được lan truyền trên mạng xã hội Facebook trong cùng ngày cho thấy nhiều người dân khi nghe được tiêm vắc-xin Trung Quốc đã phản đối và bỏ về. Giới chức thành phố cũng thừa nhận có hiện tượng này.

Trân Văn - Trí thức biết… nhục không có chỗ dung thân?

Thiên Hạ Luận 

15/8/2021

https://docs.google.com/document/d/1ex3KhE5OfZYsewme6vQan0nB7wV68cu4/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ông Thái Hạo, người nhiều lần bày tỏ sự bất bình, thất vọng về giáo dục, hệ thống giáo dục Việt Nam, tâm tình như thế này trước sự kiện một đồng nghiệp bị sa thải vì... biết nhục: Tôi thấy mình bị sỉ nhục! Có lẽ nhiều bạn thắc mắc rằng tại sao tôi lại quan tâm nhiều đến vụ “xử” nữ giảng viên Đại học Duy Tân như thế. Đơn giản, với tôi việc ấy là hệ trọng, nếu không nói là hệ trọng nhất. Dịch bệnh cùng lắm chỉ làm chết thân xác nhưng sự đàn áp tư tưởng và bọp nghẹt tiếng nói sẽ giết chết linh hồn con người. Dịch bệnh rồi sẽ qua đi, có thể một năm, có thể hai năm nhưng phải mất hàng trăm năm để cởi được những sợi xích nô lệ. Dịch bệnh chỉ làm chết những cá thể, sự nô dịch đối với một người sẽ đồng với nô dịch tất cả. Khi dịch bệnh làm chết một người, tôi thương cảm nhưng khi một người bị bịt mồm tôi thấy đau đớn. Chà đạp và tước đi quyền con người là sự sỉ nhục đối với chính tôi, vì tôi cũng là con người. Sa thải một người thầy vì những lời nói bình thường, đó là sự đe dọa và dằn mặt đối với mọi người thầy. Tôi thấy mình đã bị tát thẳng vào mặt. Tôi đang bị sỉ nhục (6)!

Vũ Tường  - Đảng chống lại dân: chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc ở Việt Nam hiện tại (Phần 2)

13/8/2021

Bản gốc: Tuong Vu, “The Party v. the People: The Rise of Anti-China Nationalism in Contemporary Vietnam,” Journal of Vietnamese Studies 9:4 (Fall 2014), 33-66

Người dịch: Nguyễn Tiến Trung

https://docs.google.com/document/d/1ItwH0VNdYVZ-yx0IhsTaavRRJGotm76r/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Phần 1: https://www.baoquocdan.org/2021/07/vu-tuong-ang-va-dan-chu-nghia-dan-toc.html

Quan hệ lịch sử giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ nghĩa Dân tộc

Thành lập vào năm 1930, ĐCSVN đã luôn luôn theo đuổi hai sứ mạng: giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Các nghiên cứu học thuật trước đây nhìn những lãnh đạo cộng sản Việt Nam đầu tiên như là những người yêu nước, thứ hai mới là những người cộng sản. Như William Duiker lập luận, “những người cộng sản, như những nhóm quốc gia khác… trên tất cả, đã muốn tìm ra một giải pháp cho vấn đề quốc gia [chữ in nghiêng trong bản gốc]…  Chủ nghĩa Mác, như dân chủ hay chủ nghĩa phát xít, là một công cụ trong quá trình này.”³ 

Mặc cho có nhiều sự khác nhau giữa những cá nhân lãnh đạo cộng sản, thái độ và chính sách của họ như là một nhóm đối với chủ nghĩa dân tộc phức tạp hơn rất nhiều và liên quan đến ba hình mẫu tổng quát có thể phân biệt rõ. 

Hải Đăng - Chuyện đời sống Hà Nội, 1979

( Nhật ký hậu chiến)

14/8/2021

https://docs.google.com/document/d/1fVuXqyEoCSfVpR88VSUmRkuyekDMUbPP/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Lời dẫn

Mấy năm 1979-1982 quả là đặc biệt trong đời sống xã hội, nên mặc dù chỉ quen ghi chép về các sinh hoạt trong giới văn học, trong năm ấy, tôi cũng thường rải rác “vào sổ” các sự kiện hàng ngày được nghe được biết trong sổ tay, ghi một cách thật gọn và không kèm theo bình luận. Còn chính xác đến đâu thì quả thật không biét và đến nay lại càng không biết. Nhưng tôi chỉ lấy sự thành tâm làm niềm tin của mình.

 Lọc lại một số đoạn ghi năm ấy như bạn đọc sẽ đọc dưới đây, tôi hiểu mình thực ra vẫn chỉ làm việc theo hướng suy nghĩ lâu nay, --  mong  từ cái nhỏ hiểu ra cái lớn và lấy quá khứ để giải thích hiện tại. 

Tin tức thế giới ngày Chủ nhật 15 tháng 8 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1eFMRbijRZ9xWiAMOXNpVBDCwuEBr0Jrw/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tổng hợp tin tức chiến sự  ở Afghanistan

15/8/2021

- Afghanistan, Sài Gòn của Biden ?

- Mỹ tăng quân ở Afghanistan khi Kabul sắp thất thủ

- Không cần giao tranh khi quân đội bỏ chạy, Taliban chiếm thành phố lớn và chỉ còn cách Kabul hơn 10km

- Tổng thư kí LHQ kêu gọi Taliban dừng tiến công ngay lập tức

https://docs.google.com/document/d/1KqQK8rzBnFNzestVfSnVthjoxumtAjl6/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tình hình sôi bỏng ở Afghanistan được tất cả các tuần báo Pháp chú ý. L’Express nhắc lại hình ảnh vẫn luôn ám ảnh người Mỹ : khi quân cộng sản Bắc Việt tiến vào Sài Gòn, một chiếc trực thăng đậu trên nóc tòa đại sứ di tản những công dân Mỹ cuối cùng, ngày 30/04/1975. Ngoài khơi, những chiếc trực thăng được vất xuống biển từ hàng không mẫu hạm để lấy chỗ cho các máy bay chở người di tản. 

Chuẩn bị di tản như Sài Gòn ngày 30 tháng Tư 1975

Bốn mươi sáu năm sau khi Sài Gòn thất thủ, số phận Kabul đang như chỉ mành treo chuông. Loan báo triệt thoái của Joe Biden hồi tháng Tư đã làm quân Hồi giáo phấn chấn.

Sau khi Herat và Kandahar, hai thành phố lớn chỉ sau thủ đô bị rơi vào tay Taliban hôm 12/08, Lầu Năm Góc loan báo điều khẩn cấp 3.000 quân nhân đến để di tản hầu hết các nhà ngoại giao Mỹ vẫn còn tại Kabul, công dân Mỹ và những người Afghanistan đã được hứa sẽ bốc đi. Nhân viên sứ quán chuẩn bị đốt bỏ tài liệu, thủy quân lục chiến sắp được gởi đến giữ an ninh phi trường quốc tế Hamid Karzai, một lữ đoàn bộ binh tới Koweit để có thể sang Afghanistan nếu cần, 1.000 nhân viên dân sự lẫn quân sự đến Qatar nhằm trợ giúp hậu cần.

Rút quân khỏi Afghanistan: Quyết định lớn nhất - liệu có phải là bước đi thảm họa nhất của Biden?

Jon Sopel Biên tập viên Bắc Mỹ/BBC News

15/8/2021

https://docs.google.com/document/d/1BZGOCqdnuV04Gn2DcEytQmtH24WyLFFC/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nếu bạn thích đường nét gọn gàng, ngăn nắp và ngưỡng mộ sự cân xứng, thì có gì không thích khi Joe Biden quyết định rút binh lính Mỹ ra khỏi Afghanistan vào ngày 11/9/2021 - đúng 20 năm sau sự kiện 11/9?

Ở Mỹ ngày nay, người ta thường cảm thấy rằng mọi con đường đều dẫn đến vụ 11/9; một sự kiện mang tính định hình nhất - và để lại vết thương sâu nhất - kể từ trận Trân Châu Cảng: cuộc tấn công bất ngờ của quân Nhật vào hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, mà sau rốt đã kéo Mỹ vào Thế chiến II.

Và tương tự, vụ 11/9 đã dẫn đến cuộc chạm trán quân sự dài hơi nhất của nước này. Cuộc tấn công vào Tòa tháp đôi, chiếc máy bay lao vào Lầu Năm Góc và chiếc rơi xuống cánh đồng ở Shanksville, Pennsylvania, ban đầu là động lực thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc của Mỹ dâng cao. Nhiều người trẻ - thực tế là mọi người ở mọi lứa tuổi - đã đến các văn phòng tuyển quân của lực lượng vũ trang với mong muốn đăng ký nhập ngũ. Nước Mỹ đã bị tấn công; những người yêu nước này muốn chiến đấu để bảo vệ tổ quốc nơi là "vùng đất của tự do", và tìm cách trả thù những kẻ sẽ gây hại cho nước Mỹ.

Báo Quốc Dân : https://www.baoquocdan.org/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét